andehit-xeton hóa thầy sơn

H

hocmai.hoahoc

Câu 15:
Thế tích của H2 phản ứng là 2V => nX: nH2 = 1: 2 => X có 2 liên kết pi
Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng nên Y là anđehit 2 chức
Câu 26:
Số mol CO2 và H2O lần lượt là 0,0195 và 0,0195 mol
=> X có một liên kết pi => X là CH3COCH3 hoặc C2H5CHO
X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng => X là C2H5CHO
Câu 27:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mH2 = mAncol - mAnđehit = 1 gam => nH2 = 0,5 mol
Vì hỗn hợp là hai anđehit no đơn chức mạch hở => nAnđehit = nH2 = 0,5 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C => Số Ctb = 1,4
Vậy hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO
Gọi số mol mỗi chất là x và y ta sẽ tính được đáp án
Câu 28:
Gọi công thức chung của hai anđehit là CnH2nO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng => mH2 = 1 gam
Vậy nH2 = nanđehit = 0,5 mol
CnH2nO + O2 → CO2 + H2O
0,5-----------0,8-----x-------x
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố O => x = 0,7 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng là => m = 17,8 gam
Câu 29:
Ta có phương trình phản ứng
RtbCH2OH + CuO → RtbCHO + Cu + H2O
Vì số mol của RtbCHO và H2O là như nhau theo công thức trung bình ta có
Rtb + 29+ 18 = 27,5*2 => Rtb = 8 => Hai anđêhit đó là CH3CHO và HCHO
Quan sát thấy Rtb = 8 = (15+1)/2. Khi Rtb là trung bình cộng thì số mol hai chất như nhau
Gọi số mol mỗi chất là x => 2x+ 4x = 0,6 mol => x = 0,1 mol
Vậy khối lượng hai ancol là: m = 0,1*32+ 0,1*46 =7,8 gam
Câu 30:
Số mol của X là 0,2 mol => Số mol của Y là 0,2 mol
Theo bài ta có nY : nAg = 0,2: 0,5 = 2,5 => Hỗn hợp có HCHO
=> 2 anđehit là HCHO và CH3CHO
Gọi số mol mỗi chất là x và y => x+ y = 0,2
4x+ 2y = 0,5 => x = 0,05 và y = 0,15
=> m = 0,05*32+ 0,15*46 = 8,5 gam
 
J

jangzz

Hocmai ơi, câu 29 em vẫn không hiểu cách giải, có thể giải thích rõ hơn không ạ? Còn câu 27, em cũng đặt x,y, tìm được HCHO và CH3CHO nhưng không tính xy được, Hocmai giải rõ giùm luôn đi ạ!

Giúp em câu 19 luôn ạ!
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 19: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.
nCO2 = 0,65 mol, 0,35 mol
Đốt cháy Y cũng là đốt cháy X
Gọi nHCHO =x, nH2 = y
Áp dụng ĐLBTNT: nC= nHCHO =x= 0,35 , nH = 2x + 2y = 2nH2O = > y= 0,65-0,35 = 0,3 mol
=>%VH2 = 0,3/0,65*100 = 46,15%.
Câu 27: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là
A. HCHO và 50,56%. B. CH3CHO và 67,16%.
C. CH3CHO và 49,44%. D. HCHO và 32,44%.
Câu 27:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mH2 = mAncol - mAnđehit = 1 gam => nH2 = 0,5 mol
Vì hỗn hợp là hai anđehit no đơn chức mạch hở => nAnđehit = nH2 = 0,5 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C => Số Ctb = 1,4
Vậy hỗn hợp gồm HCHO và CH3CHO
Gọi số mol HCHO và CH3CHO là x và y
x + y = 0,5 (1)
Số Ctb = 1,4 => x+ 2y= 1,4*0,5 (2)
=>y = 0,2, x = 0,03
Câu 29: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Ta có phương trình phản ứng
RtbCH2OH + CuO → RtbCHO + Cu + H2O
Hỗn hợp Y gồm: 2 anđêhit và H2O
Theo phương trình phản ứng nRtbCHO =nH2O
Theo công thức trung bình ta có
Rtb + 29+ 18 = 27,5*2 => Rtb = 8 => Hai anđêhit đó là CH3CHO và HCHO
Quan sát thấy Rtb = 8 = (15+1)/2. Khi Rtb là trung bình cộng thì số mol hai chất như nhau
Gọi số mol mỗi chất là x => 2x+ 4x = 0,6 mol => x = 0,1 mol
Vậy khối lượng hai ancol là: m = 0,1*32+ 0,1*46 =7,8 gam
 
Top Bottom