Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hơn 100 năm trước, nhân loại gặp rất nhiều khó khăn trong việc khám phá Nam Cực và thường mọi người đều phải bỏ mạng tại vùng cực lạnh lẽo này, nhưng điều đó cũng không thể ngăn được bước chân của những người dũng cảm.
Năm 1911, Mawson, Ninnis và Mertz từ Úc đến Nam Cực trên một chiếc thuyền cỡ trung. Không giống như những nhà thám hiểm khác, cả ba đều mang theo một đàn chó kéo xe và xe trượt tuyết để vận chuyển những thiết bị của họ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những con chó kéo xe được đặt chân tới Nam Cực.
Khi họ rời căn cứ để thực hiện một cuộc thám hiểm, đột nhiên Ninnis và chiếc xe trượt tuyết của anh rơi xuống vết nứt trên sông băng và biến mất không một dấu vết.
Còn Mawson và Mertz lúc đó buộc phải quay trở lại theo chỉ đạo của căn cứ. Do Ninnis và chiếc xe trượt tuyết gặp nạn, họ mất đi nguồn cung cấp lương thực, không có thức ăn trong khi hai người phải đi quãng đường dài 480 km. Trong tuyệt vọng, cả hai đã phải giết thịt những con chó còn lại để lấp đầy cơn đói. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt chó, cơ thể Mertz trở nên yếu hơn và bắt đầu không được minh mẫn.
Mawson tin rằng gan của con chó là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và có thể tăng sức mạnh thể chất, vì vậy anh ta đã chia phần lớn gan chó cho Mertz.
Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ, Mertz sau khi ăn hết phần gan chó đó, anh ta đã sớm ngã xuống và chết. Sau đó, Mawson đã phải cố gắng sống sót một mình và trở về căn cứ.
Trong một thời gian dài, mọi người nghĩ rằng Mertz chết không phải là đói mà cái chết của anh là do khí hậu khắc nghiệt và giá lạnh của Nam Cực.
Cho đến năm 1961 có hai nhà nghiên cứu cho rằng có một sự thật khác về cái chết của Mertz. Rất có thể anh ta đã chết vì đã hấp thụ quá nhiều vitamin A do tiêu thụ một lượng lớn gan chó. Bạn không nhìn nhầm đâu, khi nồng độ vitamin A của cơ thể chúng ta quá cao, chúng ta có thể phải đối mặt với cái chết.
Trên thực tế, những người sống ở vùng cực có triệu chứng ngộ sau khi ăn gan gấu bắc cực, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, buồn nôn và ói mửa, mờ mắt và không thể ngồi hoặc đứng do chóng mặt.
Cấu trúc của retinol, dạng phổ biến nhất của vitamin A trong thực phẩm
Chúng ta biết rằng gan động vật rất giàu vitamin A, đặc biệt là gan của các loài như gấu bắc cực và hải cẩu. Ví dụ, một miếng gan gấu bắc cực có kích thước bằng nắm tay có thể chứa 9 triệu đơn vị vitamin A.Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy một người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày. Theo bảng phân tích thực phẩm, hàm lượng gan cừu và gan bò là khoảng 20.000 đơn vị trên 100 gram và gan lợn, gan vịt và gan ngỗng có trung bình 50 nghìn đơn vị. Đây là lý do tại sao khi tiêu thụ gan động vật với số lượng lớn sẽ bị nhiễm độc.
Về việc tại hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây độc cho cơ thể, trên thực tế có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, có thể chia thành hai loại: tan trong nước và tan trong chất béo (A, D, E).
Trong số đó, các vitamin tan trong nước dễ hòa tan trong nước và đào thải ra khỏi cơ thể, các vitamin tan trong chất béo được hấp thụ qua ruột với sự trợ giúp của chất béo và được chuyển hóa chậm trong cơ thể.
Sau khi ăn quá mức, chúng được lưu trữ trong gan dưới dạng retinol, có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. Có bằng chứng cho thấy, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A, nguy cơ gây quái thai ở thai nhi sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài ngộ độc vitamin A cấp tính thì ngộ độc tích lũy mãn tính phổ biến hơn trong cuộc sống của chúng ta. Các triệu chứng của nó bao gồm tóc xơ và mỏng, da khô, loét và bong da, chán ăn, tiêu chảy, đau cơ, chóng mặt, mờ mắt,...
Không chỉ vitamin A, mà việc hấp thụ quá mức các loại vitamin khác cũng có thể gây hại. Ví dụ, khi chúng ta dùng vitamin C, có vẻ như chúng hoàn toàn "vô hại", nhưng thực tế đã chứng mình điều đó hoàn toàn có tác dụng phụ.
Nghiên cứu cho thấy rằng lượng vitamin C an toàn hàng ngày cho người lớn là 2000 miligam. Uống quá nhiều có thể gây mất ngủ, co giật, đau đầu và các triệu chứng bất lợi khác, ở trẻ sơ sinh sẽ bị phát ban.
Nó thậm chí có thể gây ra bệnh scurvy (bệnh scorbut) là một chứng bệnh ít người biết đến. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thiếu vitamin C liên tục trong nhiều ngày.
Nghe có vẻ cực kì mâu thuẫn, nhưng việc hấp thụ quá nhiều vitamin C ngoài phần lớn được bài tiết qua nước tiểu, thì phần còn lại sẽ được hấp thụ bởi các enzyme trong cơ thể.
Sau khi ngừng tiêu thụ quá nhiều vitamin C, các enzyme trong cơ thể vẫn hoạt động với cường độ cao và dẫn đến việc thiếu vitamin C và bệnh scurvy.
Nguồn : Tri thức trẻ
Năm 1911, Mawson, Ninnis và Mertz từ Úc đến Nam Cực trên một chiếc thuyền cỡ trung. Không giống như những nhà thám hiểm khác, cả ba đều mang theo một đàn chó kéo xe và xe trượt tuyết để vận chuyển những thiết bị của họ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những con chó kéo xe được đặt chân tới Nam Cực.
Khi họ rời căn cứ để thực hiện một cuộc thám hiểm, đột nhiên Ninnis và chiếc xe trượt tuyết của anh rơi xuống vết nứt trên sông băng và biến mất không một dấu vết.
Mawson tin rằng gan của con chó là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và có thể tăng sức mạnh thể chất, vì vậy anh ta đã chia phần lớn gan chó cho Mertz.
Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ, Mertz sau khi ăn hết phần gan chó đó, anh ta đã sớm ngã xuống và chết. Sau đó, Mawson đã phải cố gắng sống sót một mình và trở về căn cứ.
Trong một thời gian dài, mọi người nghĩ rằng Mertz chết không phải là đói mà cái chết của anh là do khí hậu khắc nghiệt và giá lạnh của Nam Cực.
Cho đến năm 1961 có hai nhà nghiên cứu cho rằng có một sự thật khác về cái chết của Mertz. Rất có thể anh ta đã chết vì đã hấp thụ quá nhiều vitamin A do tiêu thụ một lượng lớn gan chó. Bạn không nhìn nhầm đâu, khi nồng độ vitamin A của cơ thể chúng ta quá cao, chúng ta có thể phải đối mặt với cái chết.
Trên thực tế, những người sống ở vùng cực có triệu chứng ngộ sau khi ăn gan gấu bắc cực, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, buồn nôn và ói mửa, mờ mắt và không thể ngồi hoặc đứng do chóng mặt.
Cấu trúc của retinol, dạng phổ biến nhất của vitamin A trong thực phẩm
Chúng ta biết rằng gan động vật rất giàu vitamin A, đặc biệt là gan của các loài như gấu bắc cực và hải cẩu. Ví dụ, một miếng gan gấu bắc cực có kích thước bằng nắm tay có thể chứa 9 triệu đơn vị vitamin A.
Về việc tại hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây độc cho cơ thể, trên thực tế có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, có thể chia thành hai loại: tan trong nước và tan trong chất béo (A, D, E).
Trong số đó, các vitamin tan trong nước dễ hòa tan trong nước và đào thải ra khỏi cơ thể, các vitamin tan trong chất béo được hấp thụ qua ruột với sự trợ giúp của chất béo và được chuyển hóa chậm trong cơ thể.
Sau khi ăn quá mức, chúng được lưu trữ trong gan dưới dạng retinol, có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em. Có bằng chứng cho thấy, nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều vitamin A, nguy cơ gây quái thai ở thai nhi sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài ngộ độc vitamin A cấp tính thì ngộ độc tích lũy mãn tính phổ biến hơn trong cuộc sống của chúng ta. Các triệu chứng của nó bao gồm tóc xơ và mỏng, da khô, loét và bong da, chán ăn, tiêu chảy, đau cơ, chóng mặt, mờ mắt,...
Không chỉ vitamin A, mà việc hấp thụ quá mức các loại vitamin khác cũng có thể gây hại. Ví dụ, khi chúng ta dùng vitamin C, có vẻ như chúng hoàn toàn "vô hại", nhưng thực tế đã chứng mình điều đó hoàn toàn có tác dụng phụ.
Nghiên cứu cho thấy rằng lượng vitamin C an toàn hàng ngày cho người lớn là 2000 miligam. Uống quá nhiều có thể gây mất ngủ, co giật, đau đầu và các triệu chứng bất lợi khác, ở trẻ sơ sinh sẽ bị phát ban.
Nó thậm chí có thể gây ra bệnh scurvy (bệnh scorbut) là một chứng bệnh ít người biết đến. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thiếu vitamin C liên tục trong nhiều ngày.
Nghe có vẻ cực kì mâu thuẫn, nhưng việc hấp thụ quá nhiều vitamin C ngoài phần lớn được bài tiết qua nước tiểu, thì phần còn lại sẽ được hấp thụ bởi các enzyme trong cơ thể.
Sau khi ngừng tiêu thụ quá nhiều vitamin C, các enzyme trong cơ thể vẫn hoạt động với cường độ cao và dẫn đến việc thiếu vitamin C và bệnh scurvy.
Nguồn : Tri thức trẻ