Sử 10 Ấn Độ

Huỳnh Thành Đạt

Học sinh
Thành viên
17 Tháng ba 2018
182
39
36
An Giang
THCS An Châu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì:
A. vương triều Gúp ta
B. vương triều Mô gôn
C. vương triều Magada
D. vương triều Hồi giáo Đêli
Câu 2: Chữ viết cổ của Ấn Độ là:
A. Brahmi
B. Phạn
C. tượng ý
D. tượng hình
Câu 3: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc ảnh hưởng tôn giáo:
A. Hinđu giáo
B. Hồi giáo
C. Phật giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ:
A. Phật giáo và Hinđu giáo
B. Chữ Brahmi và chữ Phạn
C. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa
D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái
Câu 5: Vì sao dưới thời Gúp ta nhiều chùa hang được xây dựng?
A. Do người dân có lòng tôn sùng đạo phật
B. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi trong nhân dân
C. Do người dân bắt đầu suy nghĩ đến tín ngưỡng
D. Do sự phát triển rộng rãi của tôn giáo trong nhân dân.
Câu 6: Chữ phạn ở Ấn Độ ra đời có ý nghĩa gì?
A. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn độ
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân
C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn độ
D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài
Câu 7: Những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời ở Ấn Độ có giá trị như thế nào theo thời gian?
A. Vĩnh cửu, xuyên suốt
B. Sức lan tỏa rộng
C. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc
D. Giá trị thời gian dài
Câu 8: Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của ấn độ?
A. Hồi giáo
B. Phật giáo
C. Đạo giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây được xem là nét nổi bật nhất trong nền văn hóa Ấn Độ?
A. Công trình kiến trúc chùa hoang
B. Từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn
C. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo
D. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo
Câu 10: Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những khu vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, điêu khắc
B. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết
C. Chữ viết, lễ hội, nghệ thuật
D. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc
Câu 11: Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế xã hội
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Câu 1: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được hình thành và phát triển dưới thời kì:
A. vương triều Gúp ta
B. vương triều Mô gôn
C. vương triều Magada
D. vương triều Hồi giáo Đêli
Câu 2: Chữ viết cổ của Ấn Độ là:
A. Brahmi
B. Phạn
C. tượng ý
D. tượng hình
Câu 3: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là công trình kiến trúc ảnh hưởng tôn giáo:
A. Hinđu giáo
B. Hồi giáo
C. Phật giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ:
A. Phật giáo và Hinđu giáo
B. Chữ Brahmi và chữ Phạn
C. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa
D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái
Câu 5: Vì sao dưới thời Gúp ta nhiều chùa hang được xây dựng?
A. Do người dân có lòng tôn sùng đạo phật
B. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi trong nhân dân
C. Do người dân bắt đầu suy nghĩ đến tín ngưỡng
D. Do sự phát triển rộng rãi của tôn giáo trong nhân dân.
Câu 6: Chữ phạn ở Ấn Độ ra đời có ý nghĩa gì?
A. Tạo điều kiện truyền bá tôn giáo Ấn độ
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hóa trong nhân dân
C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn độ
D. Tạo điều kiện truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài
Câu 7: Những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời ở Ấn Độ có giá trị như thế nào theo thời gian?
A. Vĩnh cửu, xuyên suốt
B. Sức lan tỏa rộng
C. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc
D. Giá trị thời gian dài
Câu 8: Tôn giáo nào bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của ấn độ?
A. Hồi giáo
B. Phật giáo
C. Đạo giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây được xem là nét nổi bật nhất trong nền văn hóa Ấn Độ?
A. Công trình kiến trúc chùa hoang
B. Từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn
C. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo
D. Hình thành ra 2 tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo
Câu 10: Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những khu vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, điêu khắc
B. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết
C. Chữ viết, lễ hội, nghệ thuật
D. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc
Câu 11: Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế xã hội
  1. A
  2. A
  3. A
  4. B
  5. A
  6. D
  7. C
Mình làm không biết có đúng hay không. Bạn tham khảo nhé!
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
  1. A. Giải thích: văn hóa Ấn Độ được định hình vào thời Gúp-ta; phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài vào thời Hậu Gúp-ta và các nước Pallava, Chola. Vương triều Delhi là đưa Hồi giáo vào giao thoa với Ấn Độ giáo. Vương quốc Magadha là nơi phát tích của Phật giáo. Vương triều Mô-gôn là dung hòa mâu thuẫn Hồi giáo với Ấn Độ giáo
  2. A. Giải thích: chữ cổ đầu tiên ở Ấn Độ là những con dấu ở thời Harappa - Mohenjo Daro (3.000 năm trước đây); chữ viết đầu tiên là chữ Brahmi và một kiểu nữa là chữ Kharosthi. Chữ Phạn (Sankrit) xuất hiện khoảng thế kỷ V TCN và tồn tại song song với chữ Brahmi và Kharosthi. Hai kiểu còn lại là chữ tượng hình của Lưỡng Hà, Ai Cập (chữ trên con dấu ở Ấn Độ là một dạng khác của chữ tượng hình). Chữ Phạn về sau được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta
  3. C. Giải thích: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ là chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Chùa hang được xây dựng ở cao nguyên Dekkan, gồm 30 hang động có điêu khắc và vẽ khoảng 500 bức họa hình Phật
  4. D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ gồm tôn giáo, chữ viết và kiến trúc là còn hiện hữu. Lễ hội thỉnh thoảng có ở Ấn Độ - nhất là lễ hội cầu mùa (mùa gặt hái) chủ yếu xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan.....
  5. B. Giải thích: đạo Phật được truyền bá mạnh vào thời Ashoka. Thời vương triều Gúp-ta là cực thịnh của Phật giáo với nhiều chùa chiền được xây và khá nhiều nhà sư khiến sư Huyền Trang (Trung Hoa) đến đây vào nửa đầu thế kỷ VII cũng phải ca ngợi sự phồn vinh của Phật giáo Ấn Độ thời vua Harsha (606 - 647). Đạo Phật thời đó chỉ được giới quý tộc tôn sùng, còn nhân dân chưa tôn sùng gì mấy vì đạo Bà-la-môn vẫn còn ăn sâu trong tâm thức người dân
  6. C. Giải thích: chữ viết là điều kiện để truyền bá văn học (các bộ sử thi, tác phẩm văn học) và văn hóa Ấn Độ. Chữ viết và tôn giáo là công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài - chủ yếu là các nước Đông Nam Á
  7. B. Phân tích một chút: văn học và kiến trúc không bền vững theo thời gian vì công trình kiến trúc thế nào cũng bị phai mờ theo thời gian - văn học chưa chắc gì bền vững vì truyền qua nhiều người nên có dị bản. Mức độ ảnh hưởng không sâu sắc, vì văn hóa Ấn Độ có hiện tượng giao thoa với văn hóa bản địa. Nó cũng chưa vĩnh cửu hoàn toàn vì có tác động của nhiều yếu tố bên ngoài
  8. D. Giải thích: Ấn Độ giáo (Bà-la-môn giáo, Hin-đu giáo) có gốc từ tín ngưỡng xa xưa, đó là tín ngưỡng thờ đa thần (Ấn Độ xưa kia thờ tới 2 triệu vị thần). Ấn Độ giáo thờ ba thần chính là Brahma - Visnu - Shiva (tam vị nhất thể), cùng Indra. Trong số đó, chỉ có Visnu và Shiva được thờ phụng nhiều
  9. D. Giải thích: đây là nét nổi bật của đất nước này. Ấn Độ hình thành hai tôn giáo lớn là Bà-la-môn giáo (thiên niên kỷ II TCN) và Phật giáo; riêng vùng Tây Á là nơi hình thành Do Thái giáo, Công giáo và Hồi giáo
  10. D. Giải thích: nước Champa ở miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ qua chữ viết (chữ Chăm, thế kỷ IV), tôn giáo (Bà-la-môn, Phật giáo và Hồi giáo) và kiến trúc (hệ thống đền tháp, 70 - 80 tháp Chăm); ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ qua kiến trúc, tôn giáo (đạo Phật Tiểu thừa) do một bộ phận người Ấn Độ và người Khmer đưa sang
  11. B. Giải thích: văn hóa Ấn Độ hình thành sớm và định hình thời Gúp-ta, phát triển và ảnh hưởng mạnh ra bên ngoài từ thế kỷ III TCN - thế kỷ VII, trước khi Hồi giáo xâm nhập. Thành tựu văn hóa Ấn Độ rất phong phú, được duy trì đến hiện nay
 
Top Bottom