aminoaxit

S

saobang910

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

11.CD08Câu 49: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A.4. B. 2. C. 3. D. 5.
12.Cd07Câu 10: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23)
A. CH2=CHCOONH4. B. H2NCOO-CH2CH3. C. H2NCH2COO-CH3. D. H2NC2H4COOH.
13.Cd11Câu 31: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A.3. B. 4. C. 2. D. 5.
14.11a Câu 11: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
15.10a Câu 29: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A.0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55.
16.10a Câu 41: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A.7 và 1,0. B. 8 và 1,5. C. 8 và 1,0. D. 7 và 1,5.
17.09a Câu 14: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A.C5H9O4N. B. C4H10O2N2. C. C5H11O2N. D. C4H8O4N2.
18.09a Câu 23: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A.anilin. B. phenol. C. axit acrylic. D. metyl axetat.
19.09a Câu 34: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A.5. B. 6. C. 3. D. 4.
20.09a Câu 48: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.10,8. B. 9,4. C. 8,2. D. 9,6.
21
 
D

dhbk2013

11.CD08Câu 49: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A.4. B. 2. C. 3. D. 5.

Gợi ý :
Có 3 chất gồm : $C_6H_5NH_2 ; H_2NCH_2COOH; CH_3CH_2CH_2NH_2$


12.Cd07Câu 10: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23)
A. CH2=CHCOONH4. B. H2NCOO-CH2CH3. C. H2NCH2COO-CH3. D. H2NC2H4COOH.

Gợi ý : Theo đề ta có tỉ lệ :
$n_C : n_H : n_O : n_N = 3 : 7 : 2 : 1$ => CTPT = CTĐG : $C_3H_7O_2N$
Tăng giảm khối lượng : 23 - R = 8 => R : $CH_3$ => C


13.Cd11Câu 31: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A.3. B. 4. C. 2. D. 5.

Gợi ý : Gồm có 2 dung dịch đó là : $CH_3NH_2 ; NaOH$

14.11a Câu 11: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.

Gợi ý : Đồng phân aminoaxit có 1 chất đó là Glyxin

15.10a Câu 29: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A.0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55.

Gợi ý : n(NaOH) = 0,15.2 + 0,35 = 0,65 (mol)
Cho gì mà nhiều kinh !! Thôi mấy câu còn lại bạn tự giải nhé !!
 
Top Bottom