Hóa 9 [Al,Fe] + [Cu(NO3)2 , AgNO3]

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 4,15 gam hỗn hợp X gồm [Al, Fe] vào 0,5 lít dung dịch A chúa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl và dung dịch C không còn màu xanh. Tính khối lượng chất rắn B và % Al trong hỗn hỗn hợp X.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Cho 4,15 gam hỗn hợp X gồm [Al, Fe] vào 0,5 lít dung dịch A chúa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl và dung dịch C không còn màu xanh. Tính khối lượng chất rắn B và % Al trong hỗn hỗn hợp X.
PTHH xảy ra theo thứ tự sau :
Al + 3AgNO3 -> Al(NO3)3 + 3Ag
a ------- 3a ------------------------- 3a (mol)
2Al + 3Cu(NO3)2 -> 2Al(NO3)3 + 3Cu
2b ------- 3b ------------------------------- 3b (mol)
Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
c ------- 2c -------------------------- 2c (mol)
Fe + Cu(NO3)2 -> Fe(NO3)2 + Cu
d -------- d ----------------------------- d (mol)


Vì chất rắn B hoàn toàn không tan trong dd HCl => B : Cu, Ag => Al, Fe tan hết

Vì dd C không còn màu xanh => Cu(NO3)2 phản ứng hết => AgNO3 phản ứng hết

nAl = a (mol) ; nFe = b (mol)
=> 27(a+2b) + 56(c+d) = 4,15 (1)

nAgNO3 = 0,05 mol => 3a + 2c = 0,05
nCu(NO3)2 = 0,1 mol => 3b + d = 0,1

27a + 54b + 56c + 56d = 4,15
=> 9(3a+2c) + 18(3b+d) + 38d + 38c = 4,15
=> c + d = 0,05
=> mAl = 27(a + 2b) = 4,15 - 0,05 . 56 = 1,35 g
=> %Al

mB = mCu + mAg = 64.0,1 + 108.0,05 = 11,8 (g)
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
PTHH xảy ra theo thứ tự sau :
Al + 3AgNO3 -> Al(NO3)3 + 3Ag
a ------- 3a ------------------------- 3a (mol)
2Al + 3Cu(NO3)2 -> 2Al(NO3)3 + 3Cu
2b ------- 3b ------------------------------- 3b (mol)
Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
c ------- 2c -------------------------- 2c (mol)
Fe + Cu(NO3)2 -> Fe(NO3)2 + Cu
d -------- d ----------------------------- d (mol)


Vì chất rắn B hoàn toàn không tan trong dd HCl => B : Cu, Ag => Al, Fe tan hết

Vì dd C không còn màu xanh => Cu(NO3)2 phản ứng hết => AgNO3 phản ứng hết

nAl = a (mol) ; nFe = b (mol)
=> 27(a+2b) + 56(c+d) = 4,15 (1)

nAgNO3 = 0,05 mol => 3a + 2c = 0,05
nCu(NO3)2 = 0,1 mol => 3b + d = 0,1

27a + 54b + 56c + 56d = 4,15
=> 9(3a+2c) + 18(3b+d) + 38d + 38c = 4,15
=> c + d = 0,05
=> mAl = 27(a + 2b) = 4,15 - 0,05 . 56 = 1,35 g
=> %Al

mB = mCu + mAg = 64.0,1 + 108.0,05 = 11,8 (g)

Đúng nhưng quá dài


Gọi a, b là mol Al, Fe => 27a + 56b = 4,15
Mol AgNO3 0,05 và mol Cu(NO3)2 0,1
Rắn B không tan trong dd HCl => B chỉ có Ag, Cu => mB = 108*0,05 + 64*0,1 = 11,8
và dd C không còn màu xanh => Cu(NO3)2 hết => dd C: Al(NO3)3 a mol, Fe(NO3)2 b mol
Bảo toàn mol NO3-: 3a + 2b = 0,05 + 2*0,1 = 0,25 => a = b = 0,05
mAl = 27a = 1,35 => %mAl
 

giah1664

Học sinh
Thành viên
12 Tháng một 2021
195
141
46
18
Đồng Nai
THCS Bình Đa
nAgNO3 = 0,05 mol => 3a + 2c = 0,05
nCu(NO3)2 = 0,1 mol => 3b + d = 0,1
Sao mình suy ra được số mol của AgNO3 với Cu(NO3)2 vậy ạ? Có phải là lấy thể tích dung dịch A nhân với nồng độ mol của từng chất không ạ? Mà 0,5 lít dung dịch A đâu phải thể tích dung dịch của mỗi chất đó đâu ạ?

Mol AgNO3 0,05 và mol Cu(NO3)2 0,1
Sao mình lấy 0,5 lít dung dịch A nhân với nồng độ mol mỗi chất ạ? 0,5 lít dung dịch A đâu phải là thể tích dung dịch mỗi chất đâu ạ?
 
Last edited by a moderator:

Bách Lý Thiên Song

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng chín 2020
889
680
111
Sao mình suy ra được số mol của AgNO3 với Cu(NO3)2 vậy ạ? Có phải là lấy thể tích dung dịch A nhân với nồng độ mol của từng chất không ạ? Mà 0,5 lít dung dịch A đâu phải thể tích dung dịch của mỗi chất đó đâu ạ?
vì ta có công thức CM =n/V
=>nCu(NO3)2=CM * V =0,2 *0,5=0,1(mol)
=>nAgNO3=CM * V =0,1 *0,5=0,05(mol)

Sao mình lấy 0,5 lít dung dịch A nhân với nồng độ mol mỗi chất ạ? 0,5 lít dung dịch A đâu phải là thể tích dung dịch mỗi chất đâu ạ?
dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 mà bạn
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Sao mình suy ra được số mol của AgNO3 với Cu(NO3)2 vậy ạ? Có phải là lấy thể tích dung dịch A nhân với nồng độ mol của từng chất không ạ? Mà 0,5 lít dung dịch A đâu phải thể tích dung dịch của mỗi chất đó đâu ạ?
Sao mình lấy 0,5 lít dung dịch A nhân với nồng độ mol mỗi chất ạ? 0,5 lít dung dịch A đâu phải là thể tích dung dịch mỗi chất đâu ạ?

0,5 lít dd A là đồng nhất dd Cu(NO3)2 và AgNO3 rồi
-> Ta coi dd Cu(NO3)2 và AgNO3 có cùng một thể tích là 0,5 lít nhé!
 
Top Bottom