ai yêu hoá thì vô đây

O

oridavichi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Nung 8.08 gam một muối A thu được các sản phẩm khí và 1.6 gam một chất rắn B không tan trong nước. Ở một điều kiện thích hợp, cho tất cả các sản phẩm khí vào một bình có chứa sẵn 200 gam dd NaOH dư 1.2% thì thấy phản ứng vừa đủ và thu được dd chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2.47%. Xác định công thức phân tử của muối A, biết rằng khi nung muối A thì kim loại trong A không thay đổi số oxi hoá.
Bài 2:
a) Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 46. Số hạt mang điện trong nguyên tử gấp 1.875 lần số hạt không mang điện. Xác định R. So sánh tính phi kim của kim loại của R và N (Nitơ) và giải thích.
b) Đốt cháy hoàn toàn 6.2 gam đơn chất R thu được chất rắn A. Hòa tan A trong 300ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng của muối sinh ra
@};-
 
T

thupham22011998

bài 2:

a,Gọi số notron của R là X (hạt)

-->số hạt mang điện là 1,875X (hạt)

Ta có pt: X+1,875X=46

\Leftrightarrow X=16

-->p=e=46-16/2=15

Vậy R là P

Trong 1 nhóm ,theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,tính pk giảm.Mà N đứng trước P
-->N có tính pk mạnh hơn P

b,
[TEX]4P+5O_2-t*->2P_2O_5[/TEX]

Ta có:n P=6,2/31=0,2 mol

-->n $P_2O_5$=0,1 mol-->n $H_3PO_4$=0,2 mol

Lại có: n NaOH=0,3 mol

Bạn đưa ra tỉ lệ giữa NaOH và $H_3PO_4$ rồi tính tiếp nha!!1
 
Top Bottom