ai gt dc không

H

hunganhdo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lấy một ít vôi cho vào trong cốc thuỷ tinh, thêm nước lạnh, khuấy trộn, để lắng rồi gạn lấy phần dung dịch trong, không màu vào một chiếc cốc. Bạn cắm một đầu ống hút vào cốc, một đầu ống hút thì ngậm trong miệng mà thổi hơi vào cốc đựng nước vôi. Chỉ một lát, bạn sẽ thấy nước vôi đang trong, không màu trở nên đục, vẩn.
Nhưng tiếp tục thổi, bạn sẽ thấy dung dịch trong cốc biến trở lại thành trong suốt.
ai bít tại sao nào:)
 
N

ngoisaotim

Câu này dễ quá :)
Nước vôi trong chính là dung dịch Ca(OH)2, khi thổi hơi vào cốc (mà trong hơi có CO2 đó!), thì xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 + H2O
Nhưng nếu tiếp tục thổi thì CaCO3 sẽ phản ứng với CO2 và H2O, tạo ra dung dịch CaHCO3 không màu.
CaCO3 + H2O + CO2 = Ca(HCO3)2
Còn gì nữa hem bạn :D
 
H

hunganhdo

hi hi, bạn giải thích gần đúng rồi đấy
thế này nhé:
Nước vôi chứa trong cốc khi gặp phải khí cacbonic có trong hơi bạn thở ra sẽ phản ứng tạo ra canxi cacbonat. Canxi cacbonat là những hạt rất nhỏ, không dễ lắng, kết tủa nên lơ lửng trong nước, cho nên bạn thấy nước trở nên vẩn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào trong cốc thì do canxi cacbonic phản ứng với nó tạo ra canxihydro cacbonat là chất tan trong nước nên chất lỏng trong cốc lại biến thành trong suốt.
 
H

hunganhdo

thêm bài này nữa nè
Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na2CO3) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị.
Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy.
 
T

truongdaiduong2007

Theo tớ thì có thể giải thích hiện tượng trên như thế này: Do khối lượng riêng của long não lớn hơn giấm nên long não chìm xuống. Khi cho muối Na2CO3 vào thì giấm (có thành phần gồm CH3COOH) sẽ tác dụng với Na2CO3 giải phóng các phân tử khí CO2. Các phân tử khí này bám vào viên long não khiến nó nổi lên, khi nổi đến mặt thoáng, khí CO2 bay hết thì long não chỉ còn một mình đành "chốn cũ ta về" và ở "chốn cũ" nó lại bị CO2 rủ rê lôi kéo đi lên. Cứ như thế cho đến khi ... long não mỏi chân :D .
 
H

hunganhdo

không hẳn là như vậy
nhn nhá
Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO2). Bọt khí cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên long não được nâng lên. Khi chất khí trong bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao" đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.
 
Top Bottom