Ai giúp tôi với mai kiểm tra rồi

D

depvazoi

(Các số liệu năm 2000)
- Rừng phòng hộ (gồm rừng đầu nguồn sông, rừng chắn cát, rừng ngập mặn ven biển...) chiếm 46,6% diện tích rừng cả nước, điều đó cho ta thấy rừng nước ta cóys nghĩa quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất chiếm 40,9% diện tích rừng cả nước, chiếm tỉ trọng khá cao, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phát triển kinh tế.
- Rừng đặc dụng (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên...) chiếm 12,5% diện tích rừng cả nước, dự trữ và bảo vệ một lượng lớn các loài sinh vật rừng trên khắp đất nước.
 
Q

quynhchungbk@gmail.com

vai trò của rừng

vai trò của rừng:
Cung cấp oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất .
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
 
H

hocgioi2013

Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho
môi trường. Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì
được độ ẩm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng
cách đồng hoá carbon và cung cấp oxi. Tuy nhiên, với tình trạng rừng ngày càng suy
giảm thì thiên tai như hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng tăng
gây ra nhưng thiệt hại nghiêm trọng. Dọc theo chiều dài đất nước từ Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai đến Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, Cà
Mau...thiệt hại vật chất là 11.600 tỉ đồng, chết và mất tích 415 người (2007). Năm
2008, chỉ 6 tháng đầu năm thiệt hại là 814 tỉ, riêng thủ đô Hà Nội với trận lụt lịch sử
tháng 11 “ngập chìm trong nước” thiệt hại vật chất đã hơn 3.000 tỷ đồng, 20 người
chết.
Trước thực trạng đó vấn đề nhóm đặt ra là Rừng và tầm quan trọng của rừng để
giúp con người có cái nhìn đúng đắng về vai trò của rừng và những lợi ích mà rừng
đem lại.
5
I-Khái niệm và phân loại.
1.Khái niệm
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã
sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần
trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn
cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Hình 1. Rừng tự nhiên (Ảnh minh họa)
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối
liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi
quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa
lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn
nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
2.Phân loại
2.1. Theo chức năng
2.1.1. Rừng sản xuất
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản, đặc sản
6
Hình 2. Rừng cao su Xuân Sơn.
Nguồn:http://www.panoramio.com/photo/26812237
2.1.2. Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du
lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
2.1.3. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi
trường.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo
thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụ,
chống xói mòn, bảo vệ đất.

đây chỉ là một số thông tin nếu muốn biết rõ hon bạn nên tra google thông tin sẽ đầy đủ
 
Top Bottom