Sinh 12 ADN Polymerase

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là những ý mình chắt lọc ra nhưng có đôi chút bất đồng nên mình cần sự giúp đỡ:
- Để bảo toàn thông tin sinh học , trình tự của các base trong mỗi bản sao là trình tự bổ sung chính xác cho trình tự base trong mạch khuôn mẫu. Nhiều DNA polymerase có hoạt tính đọc và sửa sai (proofreading). Ở đây, polymerase nhận ra các lỗi thường xuất hiện trong phản ứng tổng hợp do sự thiếu đi những base ghép cặp giữa các nucleotide không khớp với nhau. Nếu polymerase phát hiện một sự không ăn khớp, hoạt tính exonuclease 3'-5′ được kích hoạt và base không khớp nào được phát hiện sẽ bị cắt bỏ. ( Sự bắt đôi nhầm giữa các nucleotide )
- Phức hệ ADN polymeraz gồm 1 hay nhiều enzim đọc kiểm chứng mỗi baz và nhặt ra những khuyết điểm. Kế đến, các enzim khác trong phức hệ polymeraz thay thế baz bổ sung trong mã đó, phức hệ tiếp tục di chuyển mà không cần kiểm tra lại lần thứ hai. ( Mất cặp Nu và Thêm cặp Nu)
Cho mình hỏi rằng là việc mất cặp nu hay thêm cặp nu trong quá trình nhân đôi thì exonuclease sẽ thực hiện chức năng bổ sung và cắt bỏ phần nu bị mất và được thêm đúng không? Hay exonuclease chỉ có chức năng là cắt bỏ , nếu là cắt bỏ vậy việc mất nu là do enzyme nào thực hiện? Mình cảm ơn trước.
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
Đây là những ý mình chắt lọc ra nhưng có đôi chút bất đồng nên mình cần sự giúp đỡ:
- Để bảo toàn thông tin sinh học , trình tự của các base trong mỗi bản sao là trình tự bổ sung chính xác cho trình tự base trong mạch khuôn mẫu. Nhiều DNA polymerase có hoạt tính đọc và sửa sai (proofreading). Ở đây, polymerase nhận ra các lỗi thường xuất hiện trong phản ứng tổng hợp do sự thiếu đi những base ghép cặp giữa các nucleotide không khớp với nhau. Nếu polymerase phát hiện một sự không ăn khớp, hoạt tính exonuclease 3'-5′ được kích hoạt và base không khớp nào được phát hiện sẽ bị cắt bỏ. ( Sự bắt đôi nhầm giữa các nucleotide )
- Phức hệ ADN polymeraz gồm 1 hay nhiều enzim đọc kiểm chứng mỗi baz và nhặt ra những khuyết điểm. Kế đến, các enzim khác trong phức hệ polymeraz thay thế baz bổ sung trong mã đó, phức hệ tiếp tục di chuyển mà không cần kiểm tra lại lần thứ hai. ( Mất cặp Nu và Thêm cặp Nu)
Cho mình hỏi rằng là việc mất cặp nu hay thêm cặp nu trong quá trình nhân đôi thì exonuclease sẽ thực hiện chức năng bổ sung và cắt bỏ phần nu bị mất và được thêm đúng không? Hay exonuclease chỉ có chức năng là cắt bỏ , nếu là cắt bỏ vậy việc mất nu là do enzyme nào thực hiện? Mình cảm ơn trước.
Không chị ạ, trên đường di chuyển để tổng hợp mạch mới, nếu gặp chỗ nucleotide vừa lắp sai vị trí DNA polymerase sẽ sử dụng hoạt tính exonuclease cắt lùi lại để bỏ nucleotit sai và lắp cái đúng vào rồi tiếp tục tái bản. (chính exonuclease mang hoạt tính enzim để thực hiện cắt bỏ nu sai luôn)
 

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Không chị ạ, trên đường di chuyển để tổng hợp mạch mới, nếu gặp chỗ nucleotide vừa lắp sai vị trí DNA polymerase sẽ sử dụng hoạt tính exonuclease cắt lùi lại để bỏ nucleotit sai và lắp cái đúng vào rồi tiếp tục tái bản. (chính exonuclease mang hoạt tính enzim để thực hiện cắt bỏ nu sai luôn)
. Chị phải tường thuật lại thế này : Trong quá trình nhân đôi DNA , khi polymerasa ghép đôi các nucleotide hình thành nên mạch bổ sung thì theo như em biết trên một mạch có rất nhiều Nu nên việc ghép cặp nhầm là điều khó tránh khỏi và khi ấy polymerasa hầu như nhận ra lỗi hoạt tính exonuclease 3'-5' được kích hoạt và base không khớp sẽ được cắt bỏ rồi thay thế chúng bằng loại Nu đúng . Nhưng sẽ có một số trường hợp hiếm gặp polymerasa không nhận ra lỗi thì ngay sau đó sẽ các protein sẽ đi kiểm tra lại ( Phần này chị bổ sung : Có 3 loại Protein : MutH , MutS , MutL . Protein MutL, MutS nhận dạng được sai hỏng ghép đôi và protein MutH nhận dạng đoạn ADN không chứa Methyl và việc cắt bỏ được thực hiện . Kế tiếp ADN Polymerasa sẽ tìm cách lắp đầy đoạn bị cắt và tiếp đến DNA Ligase sẽ hàn lại ) . Và đây gọi là cơ chế sữa sai ghép đôi nhầm ( Mismatch Repair ). Thế nên việc có sản phẩm sau quá trình nhân đôi bị sai sót thì khá bất khả thi xảy ra mà nếu xảy ra thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt xung quanh nó . Chưa chắc là sản phẩm khi phiên mã ra mARN sẽ bị thay đổi Nu. Và nó với đột biến là khác nhau nhé , đừng nhầm lẫn.
( Đây là phần hoàn thiện phần trên chị hỏi và về phần exonuclease cảm ơn em nhé , em tham khảo phần chị viết trên thử xem )
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
. Chị phải tường thuật lại thế này : Trong quá trình nhân đôi DNA , khi polymerasa ghép đôi các nucleotide hình thành nên mạch bổ sung thì theo như em biết trên một mạch có rất nhiều Nu nên việc ghép cặp nhầm là điều khó tránh khỏi và khi ấy polymerasa hầu như nhận ra lỗi hoạt tính exonuclease 3'-5' được kích hoạt và base không khớp sẽ được cắt bỏ rồi thay thế chúng bằng loại Nu đúng . Nhưng sẽ có một số trường hợp hiếm gặp polymerasa không nhận ra lỗi thì ngay sau đó sẽ các protein sẽ đi kiểm tra lại ( Phần này chị bổ sung : Có 3 loại Protein : MutH , MutS , MutL . Protein MutL, MutS nhận dạng được sai hỏng ghép đôi và protein MutH nhận dạng đoạn ADN không chứa Methyl và việc cắt bỏ được thực hiện . Kế tiếp ADN Polymerasa sẽ tìm cách lắp đầy đoạn bị cắt và tiếp đến DNA Ligase sẽ hàn lại ) . Và đây gọi là cơ chế sữa sai ghép đôi nhầm ( Mismatch Repair ). Thế nên việc có sản phẩm sau quá trình nhân đôi bị sai sót thì khá bất khả thi xảy ra mà nếu xảy ra thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt xung quanh nó . Chưa chắc là sản phẩm khi phiên mã ra mARN sẽ bị thay đổi Nu. Và nó với đột biến là khác nhau nhé , đừng nhầm lẫn.
( Đây là phần hoàn thiện phần trên chị hỏi và về phần exonuclease cảm ơn em nhé , em tham khảo phần chị viết trên thử xem )
Sao nó cũng gây sai khác nu trong việc di truyền thông tin, đột biến cũng gây sai khác nu trong việc di truyền thông tin , sao không xếp nó vào đột biến ?
(mang tính chất thảo luận thôi chị ạ , không phải hỏi đáp do thắc mắc )
 
  • Like
Reactions: Deathheart

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Sao nó cũng gây sai khác nu trong việc di truyền thông tin, đột biến cũng gây sai khác nu trong việc di truyền thông tin , sao không xếp nó vào đột biến ?
(mang tính chất thảo luận thôi chị ạ , không phải hỏi đáp do thắc mắc )
Em phải hiểu rằng đây là sự sai sót xảy ra trong quá trình nhân đôi. Nó không thể nào trong quá trình lắp ráp các Nu mà xảy ra đột biến được , chỉ có là lắp nhầm Nu thôi, để cho em dễ hiểu hơn chị sẽ lấy một ví dụ thực tế , ví dụ một bạn nhờ em sắp các cục xúc sắc đầu có 6 chấm thành một dãy dài hay một hình thù nào đó và vì số lượng nhiều nên việc em để lộn đầu số chấm khác là việc hiển nhiên ngay lập tức em sửa lại đúng không? Hoặc nhiều khi em không chú ý để đầu bị sai mà tiếp tục sắp xếp các cục còn lại , em chẳng thể nào mà trong quá trình đang sắp thì cục xúc sắc tự động biến mất hay thêm vào , em hiểu chị nói chứ?. Đột biến mất hay thêm là nó diễn ra ngay trên cái gen trước khi nó nhân đôi do các tác nhân , nhân đôi là em chỉ dựa theo nguyên tắc bổ sung đúng với cái số lượng Nu mà gen có , chứ không thể nào mà nhân đôi khiến gen mất nu hay thêm nu được. Chị nói hơi khó hiểu vì chị diễn đạt không giỏi nhưng em chưa hiểu thì chị mong em hãy nói bởi vì chị không muốn em hiểu nửa vời một điều tuyệt vời như thế này trong sinh học đâu.
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
Em phải hiểu rằng đây là sự sai sót xảy ra trong quá trình nhân đôi. Nó không thể nào trong quá trình lắp ráp các Nu mà xảy ra đột biến được , chỉ có là lắp nhầm Nu thôi, để cho em dễ hiểu hơn chị sẽ lấy một ví dụ thực tế , ví dụ một bạn nhờ em sắp các cục xúc sắc đầu có 6 chấm thành một dãy dài hay một hình thù nào đó và vì số lượng nhiều nên việc em để lộn đầu số chấm khác là việc hiển nhiên ngay lập tức em sửa lại đúng không? Hoặc nhiều khi em không chú ý để đầu bị sai mà tiếp tục sắp xếp các cục còn lại , em chẳng thể nào mà trong quá trình đang sắp thì cục xúc sắc tự động biến mất hay thêm vào , em hiểu chị nói chứ?. Đột biến mất hay thêm là nó diễn ra ngay trên cái gen trước khi nó nhân đôi do các tác nhân , nhân đôi là em chỉ dựa theo nguyên tắc bổ sung đúng với cái số lượng Nu mà gen có , chứ không thể nào mà nhân đôi khiến gen mất nu hay thêm nu được. Chị nói hơi khó hiểu vì chị diễn đạt không giỏi nhưng em chưa hiểu thì chị mong em hãy nói bởi vì chị không muốn em hiểu nửa vời một điều tuyệt vời như thế này trong sinh học đâu.
Em đặt câu hỏi để thêm tài liệu tham khảo cho người khác vào topic đọc chị ạ (thảo luận), chứ không phải vấn đề mà em thắc mắc .
Em chỉ hóng một câu trả lời có hệ thống ý để so sánh thôi
 

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Em đặt câu hỏi để thêm tài liệu tham khảo cho người khác vào topic đọc chị ạ (thảo luận), chứ không phải vấn đề mà em thắc mắc .
Em chỉ hóng một câu trả lời có hệ thống ý để so sánh thôi
Chị tưởng em không hiểu chứ . Nhưng vậy cũng được sẵn tiện chị cũng sẽ kiếm được thêm vài kiến thức mới , à mà còn các Protein MutH , MutL , Muts nếu em muốn tham khảo thì hãy tra Paul Modric nhé , các lỗi sửa sai này là do ông phát hiện ra và được công bố vào 2015 , ông nhận giải Nobel là về vấn đề này đấy . Hơi phức tạp một tý nếu em đọc trong Wiki nhưng chị nghĩ sẽ ổn.
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling
Top Bottom