ADN khó hiểu

  • Thread starter nguyenthiquyenbmt
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 1,121

T

taysobavuong_leviathan

Em thử đọc xem

DNA (viết tắt của tiếng Anh deoxyribonucleic acid) là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinhtrưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eukaryote), DNA nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các prokaryote khác (archae), DNA không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử DNA đặcthù.
DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Mỗi phân tử DNA bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, và những vùng không mang chứcnăng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk DNA;
Cấu trúc phân tử DNA được cấu thành gồm 2 chuỗi có thành phần bổsung cho nhau từ đầu đến cuối. Hai chuỗi này được giữ vững cấu trúcbằng những liên kết hoá học. Các liên kết này khi bị cắt sẽ làm phân tử DNA tách tời 2 chuỗi tương tự như khita kéo chiếc phéc mơ tuya;
Về mặt hoá học, các DNA được cấu thành từ những viên gạch, gọi là nucleotide,viết tắt là Nu.Do các Nu chi khác nhau ở base (1Nu = 1 Desoxyribose + 1 phosphate + 1 base),nên tên gọi của Nu cũng là tên của basemà nó mang.Chỉ có 4 loại gạch cơ bản là A, T, C, và G;
Mỗi base trên 1 chuỗi chỉ có thể bắt cặp với 1 loại base nhất định trênchuỗi kia theo một quy luật chung cho mọi sinhvật. VD theo quy luật, một "A" ở chuỗi của phân tử DNA sợi kép sẽ chỉ liên kết đúng với một "T" ở chuỗi kia.(Nguyên tắc bổ sung)
Trật tự các base dọc theo chiều dài của chuỗi DNA gọi là trình tự, trình tự này rất quantrọng vì nó chính là mậtmã nói lên đặc điểm hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, vì mỗi loại base chỉ có khả năng kết hợp với 1 loại base trên sợi kia, cho nên chỉcần trình tự base của 1 chuỗi là đã đại diện chocả phân tử DNA.
Khi DNA tự nhân đôi, 2 chuỗi của DNA mạch kép trước tiên được tách đôi nhờ sự hỗ trợ của một số protein chuyên trách. Mỗi chuỗiDNA sau khi tách ra sẽ thực hiện việc tái tạo một chuỗi đơn mới phùhợp bằng cách mỗi base trên chuỗi gốc sẽ chọn loại base tương ứng (đang nằm tự do trong môi trường xung quanh) theo quy luật như trên. Do đó, sau khinhân đôi, 2 phân tử DNA mới (mỗi phân tử chứa một chuỗi cũ và một chuỗi mới) đều giống hệt trình tự nhaunếu như không có đột biến xảy ra.
Đột biến hiểu đơn giản là hậu quả của những sai sót hoá học trong quá trình nhân đôi. Bằng cách nào đó, một base đã bị bỏ qua, chènthêm, bị sao chép nhầmhay có thể chuỗi DNA bịđứt gẫy hoặc gắn với chuỗi DNA khác. Về mặt cơ bản, sự xuất hiện những đột biến này là ngẫu nhiên và xác suất rất thấp
 
Top Bottom