ADN,ARN,prolipeptit

L

longvipro113

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập về đột biến ADN

Mới học qua đột biến gen nên có vài chỗ em không hiểu, mong anh em chỉ và giải giúp các bài tập dưới đây. Thanks nhiều!
1. Một gen có 3000 liên kết hidro và có số nucleotit loại guanin (G) bằng 2 lần sốt nucleotit loại adenin (A). Một đột biết xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 8,5 nm. Biết rằng trong sốt nucleotit bị mất có 5 nucleotit loại xitozin (X). Số nuclotit loại A và G của gen sau đột biến là nhiêu?

2. Một phân tử mARN có chiều dài 204 nm được tách ra từ vi khuyển E. coli có tiẻ lệ các loại nucleotit A, G , U và X lần lượt là 20 %, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm mạch khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là bao nhiêu?

3. Người ta sử dụng một chuỗi polinuclotit có TXAG = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinuclotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của khuôn đó. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này?

4. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit lại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạhc. Số nuclotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là bao nhiêu?

5. Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại nucleotit như sau: A:U:G:X = 1:2:3:4. Tính theo lý thuết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 A là?

6. Một phân tử ADN khi thự hiện tái bản 1 lần có 100 đoạn Okazaki và 120 đoạn mồi, biết kích thước của các đơn vị tái bản đều bằng 0,408 micromet. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit cho phân tử ADN trên tái bản 4 lần là bao nhiêu?
 
Last edited by a moderator:
S

suachua95

Sinh 12

Câu 1: Một gen cấu trúc có L = 0,408 micromet. Do đột biến thay thế 1 cặp nu nau=ỳ bặng 1 cặp nu khác tại vị trí nu thứ 363 , làm cho bộ 3 tại đây không quy định axit amin nào. hãy cho biết phân tử protein do gen đột biến tổng hợp có bao nhiêu axit amin
Câu 2 : Một gen có [TEX]M=45.10^4 dvC[/TEX], Có X-A =20% Cho biết dạng đột biến, số nu mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nu
a Sau đột biến số liên kết hidro tăng 1
b ........................................giảm 2
 
N

nhocbonmat96

Câu 1)N=2L/3,4=2400 nu
ở nu thứ 363 có:363/3=121 bộ ba
mà đột biến tại nu thứ 363 thì sẽ làm thay đổi bộ ba thứ 121, đột biến không mã hoá aa có lẽ là đột biến thành bộ ba kết thúc
-->số aa do gen đột biến mã hoá là:120 aa
câu 2)N=M/300=1500 nu
X-A=20% mà X+A=50%
-->X=35%=525; A=15%=225
-->H=2A+3X=2025
câu a) đột biến làm tăng 1 lk hidro là:
H=2A+3G=2026 mà 2A+2G=1500
--->A=224 và G=526
đột biến thay cập A-T bằng cặp G-X
câu b) đột biến giảm 2 lk hidro:
ta có:
2A+3G=2023 và 2A+2G=1500
-->A=227, G=523, thay hai cặp G-X bằng hai cặp A-T( ở đây chỉ liên quan đến 2 cặp nu là G-X bị đột biến nên thoả mãn đề bài)
- theo đề bài khi mất 2 lk hdro ta cũng dễ dàng suy ra là do đột biến mất 1 cặp A-T
 
Last edited by a moderator:
N

nhocbonmat96

Câu1)Ta có: H=2A+3G=3000
mà G=2A-->A=T=375, G=X=750
số nu bị mất do đột biến: (8,5*10)/3,4*2=50 nu
gen bị mất 5 nu loại X-->mất 5 nu loại G
-->số nu mỗi loại của gen sau đột biến:
G=X=755; A=T=375+(50-10)/2=385 nu
câu 2)số nu của mARN:N=L/3,4=600 nu
số nu mỗi loại của mARN:
rA=20%=120 nu, rG=15%=90
rU=40%=240,X=25%=150
số nu mỗi loại mt cung cấp:
Amt=rU=240, Tmt=rA=120
Gmt=rX=150, Xmt=rG=90
câu3)tXAG=0,25 là sao vậy bạn, mk không hiểu cái này lắm
câu4) ta có: H=2A+3G=3900 mà G=900-->A=600
-->N=2A+2G=3000 nu
số nu mỗi mạch là:N/2=1500
số nu mỗi loại trên mỗi mạch:
A1=T2=30%=450
-->A2=T1=A-A1=150
G1=X2=10%=150
-->G2=X1=G-G1=750
câu6)ta có
số đoạn mồi=số đọan okazaki+2*số đơn vị tái bản
-->số đơn vị tái bản là 1=
số nu trong 1 đơn vị là:N=2L/3,4=2400 nu
-->số nu mt cung cấp cho các ADN tái bản: Nmt=10*N*(2^k-1)=360000 nu
câu5) mk ra DA là 1/100 mà không biết đúng không nên không dám làm
 
N

nangbanmai360

Mọi người giúp tớ so sánh nucleotit trong gen , trong mARN, trong polipeptit.
 
H

hoan1793

Ý bạn muốn hỏi gì nhỉ

hay bạn muốn hỏi thành phần nu

Thế này nhé

Trong ADN gồm A - T - G -X

Trong ARN gồm A - U -G - X :)
 
Y

yenkhac

Bài tập về gen

1,1 PHÂN TỬ ADN CỦA VI KHUẨN ECOLI CHỈ CHỨA NITƠ 15 (NITƠ PHÓNG XẠ) NẾU CHUYỂN NHỮNG VI KHUẨN NÀY VÀO MÔI TRƯỜNG CHỈ CÓ NITƠ 14 THÌ SAU 5 LẦN NHÂN ĐÔI SẼ TẠO RA BAO NHIÊU PHÂN TỬ ADN CHỈ CHỨA NITƠ 14
2,TRÊN 1 MẠCH ĐƠN CỦA GEN CÓ 1O% T,30%A
a,KHI GEN TỰ NHÂN ĐÔI TỈ LỆ % TỪNG NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CẦN CUNG CẤP LÀ
b,NẾU GEN NÓI TRÊN DÀI 153 nm THÌ SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CẦN CUNG CẤP LÀ
c,ĐỂ TỔNG HỢP 1 PHÂN TỬ ADN NHÂN TẠO CHỈ VỚI 2 LOẠI NUCLEOTIT LÀ A VÀ G THÌ SỐ KIỂU BỘ 3 GỐC VÀ SỐ THÀNH PHẦN BỘ 3 LÀ
3,1 GEN TÁI SINH 1 SỐ LẦN ĐÃ SỬ DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG 21000 NUCLEOTIT CÁC LOẠI SỐ NUcleotit LOẠI A=4200 BIẾT TỔNG SỐ MẠCH ĐƠN TRONG GEN CON GẤP 8 LẦN SỐ MẠCH ĐƠN CỦA GEN MẸ BAN ĐẦU
a, TÍNH SỐ LẦN NHÂN ĐÔI CỦA GEN
b, số lượng từng loại nucleotit của gen
 
H

hoan1793

[Sinh 12] Protein

Cho mình hỏi khi nào thì sự thay đổi các aa đẫn đến sự ảnh hưởng protein :)
 
C

canhcutndk16a.

Khi các aa bị mất ( thêm vào) làm mất cân bằng cấu trúc+ chức năng của chuỗi pp đó, hoặc gấy sai lệhc về các cầu nối S-S trong cấu trúc b2. Nếu xảy ra sự thay thế các aa thì aa được thay thế phải có câấ trúc không gian và ct hoá học ko quá sai khác so vs aa bị thay thế trước đó :0
 
H

hongruby

1,1 PHÂN TỬ ADN CỦA VI KHUẨN ECOLI CHỈ CHỨA NITƠ 15 (NITƠ PHÓNG XẠ) NẾU CHUYỂN NHỮNG VI KHUẨN NÀY VÀO MÔI TRƯỜNG CHỈ CÓ NITƠ 14 THÌ SAU 5 LẦN NHÂN ĐÔI SẼ TẠO RA BAO NHIÊU PHÂN TỬ ADN CHỈ CHỨA NITƠ 14
.
nhân đôi 5 lần tạo ra 32 gen con .Mà ADN nhân đôi có 2 mạch chứa N15 => số ptu ADN chỉ chứa N14 là 30
.

2,TRÊN 1 MẠCH ĐƠN CỦA GEN CÓ 1O% T,30%A
a,KHI GEN TỰ NHÂN ĐÔI TỈ LỆ % TỪNG NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CẦN CUNG CẤP LÀ
b,NẾU GEN NÓI TRÊN DÀI 153 nm THÌ SỐ LƯỢNG TỪNG LOẠI NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CẦN CUNG CẤP LÀ
c,ĐỂ TỔNG HỢP 1 PHÂN TỬ ADN NHÂN TẠO CHỈ VỚI 2 LOẠI NUCLEOTIT LÀ A VÀ G THÌ SỐ KIỂU BỘ 3 GỐC VÀ SỐ THÀNH PHẦN BỘ 3 LÀ
.
%A= 20%= %T
=> %G=%X=30%
L=153nm => N=900 => A=T=180
G=X=270
=> Amt=Tmt=540
Gmt=Xmt=810
+)

3,1 GEN TÁI SINH 1 SỐ LẦN ĐÃ SỬ DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG 21000 NUCLEOTIT CÁC LOẠI SỐ NUcleotit LOẠI A=4200 BIẾT TỔNG SỐ MẠCH ĐƠN TRONG GEN CON GẤP 8 LẦN SỐ MẠCH ĐƠN CỦA GEN MẸ BAN ĐẦU
a, TÍNH SỐ LẦN NHÂN ĐÔI CỦA GEN
b, số lượng từng loại nucleotit của gen
.
K là số lần nhân đôi .
do số mạch dơn trog gen con= 8 lần số mạch dơn của mẹ bban đầu => k=4

.
N=21000:15=1400
A=T=4200:15=280
G=X=420
 
C

consoinho_96

Protein

1.đặc điểm giống và khác cơ bản về cấu trúc của ADN& protein.
2.mối quan hệ giữa ADN & Protein trong cấu trúc và di truyền các yếu tố quy định tính đặc trưng của protein.
3. vai trò của protein trong cơ chế di truyền.
 
V

vitconxauxi_vodoi

1.đặc điểm giống và khác cơ bản về cấu trúc của ADN& protein.
2.mối quan hệ giữa ADN & Protein trong cấu trúc và di truyền các yếu tố quy định tính đặc trưng của protein.
3. vai trò của protein trong cơ chế di truyền.
3.Vai trò của protein trong cơ chế di truyền:
+ Protein sau khi được tổng hợp chúng tương tác với môi trường để hình thành tính trạng

2
- ADN làm mạch khuôn để tổng hợp mARN (Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN)

- mARN làm mạch khuôn để tổng hợp nên chuỗi axit amin (Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi)
- Protêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cơ thể
- Tính đặc trưng của protêin là về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong cấu trúc bậc 1. Ngoài ra còn thể hiện ở cấu trúc bậc 3 (cấu trúc bậc 2 cuộn xếp thành kiểu đặc trưng cho từng loại protein) và cấu trúc bậc 4 (số lượng, số loại chuỗi axit amin)
1.
Với ADN:

+ Cấu trúc:

ADN có cấu trúc đa phân mà đơn phân là 1 nuclêôtit
Nuclêotit có 3 thành phần: đườg pantôzơ, nhóm photphat và bazơ nitơ. Bazơ nitơ có 4 loại: A (ađêmin), G (guanin), X (xitin), T (timin)

Cũng có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. Các nuclêôtit này liên kết với nhau = liên kết photpho đieste thành chuỗi poli nuclêôtit. Trên 2 mạch các nu này đứng đối diện với nhau theo nguyên tắc bổ sug.
A - T: 2 liên kết hidro
G - X: 3 liên kết hidro

Phân tử ADN có 2 chuỗi poli nuclêotit sog sog xoắn đều
Với protêin:

+ Cấu trúc:

Theo cấu trúc đa phân mà đơn phân là một axit amin.

Có 4 bậc cấu trúc:

Bậc 1: các axit amin liên kết thành chuỗi polipeptit mạch thẳg
Bậc 2: chuỗi này co xoắn
Bậc 3: cấu trúc bậc 2 co xoắn cực đại thành khôg gian 3 chiều
Bậc 4: nhiều chuỗi này tập hợp lại trog nhiều phân tử protêin
Mình sưu tầm được ở trên mạng,mong là giúp được bạn!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom