9 dạng thắc mắc của thí sinh trong tuyển sinh 2007

M

Moderator

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

9 dạng thắc mắc của thí sinh trong tuyển sinh 200

Mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 có nhiều điểm mới. Vì thế sẽ phát sinh nhiều thắc mắc từ phía thí sinh. Theo tổng hợp sơ bộ của Vụ ĐH và SĐH, tính đến thời điểm này, đã có khoảng 9 dạng thắc mắc của thí sinh về kỳ tuyển sinh năm nay.

1. Đề thi năm 2007 có gì khác?

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, điểm khác biệt nhất trong đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay là trong phần câu hỏi tự chọn của đề thi. Thí sinh chỉ được làm 1 lựa chọn. Nếu làm cả 2 lựa chọn (dù làm hết hay không làm hết) bài làm coi như phạm quy và không được chấm điểm.

Về đề thi tuyển sinh năm 2007, Bộ GD-ĐT tổ chức ra đề thi chung cho các trường ĐH. Các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học ra theo phương pháp trắc nghiệm; các môn còn lại ra theo phương pháp tự luận. Các môn thi năng khiếu các trường ĐH tự ra đề thi.

Bộ GD-ĐT cũng ra đề thi cho các trường CĐ có tổ chức thi theo phương pháp trắc nghiệm 4 môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Các môn còn lại các trường CĐ tự ra đề thi.

Ngoài khác biệt này thì về cơ bản đề thi tự luận năm nay sẽ không có nhiều thay đổi so với mùa tuyển sinh năm 2006. Đề thi vẫn bám sát chương trình khung của SGK. Tuy nhiên phần lý thuyết sẽ được chú trọng hơn so với các năm trước đây.

Riêng với các môn thi Ngoại Ngữ, Hoá học, Vật Lý, Sinh học sẽ tổ chức thi trắc nghiệm khách quan. Cấu trúc đề thi theo dạng chọn đáp án có sẵn, những câu hỏi lý thuyết sẽ biến đổi theo kiểu tư duy logic để tránh học tủ, học vẹt...

2. Hồ sơ đăng kí dự thi năm nay có gì đổi mới? Mức lệ phí đang kí hồ sơ?

Hồ sơ dự thi năm nay gần như không thay đổi so với năm 2006. Khi thí sinh làm hồ sơ dự thi cần đặc biệt chú ý tới mục 2 và mục 3.

Tại mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả thí sinh có nguyện vọng (NV) 1 đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường ĐH mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH (thí sinh này phải nộp thêm 1 bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1), phải khai hồ sơ như sau:

Mục 2: Ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành).

Mục 3: Ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH mà thí sinh có NV học (NV1).

Năm nay, Bộ GD-ĐT quy định lệ phí đăng kí hồ sơ, lệ phí dự thi sẽ được thu chung một lúc khi thí sinh nộp hồ sơ dự thi. Tổng số tiền thí sinh phải nộp khi đăng kí dự thi sẽ là 60.000 (tính cho một bộ hồ sơ) bao gồm 40.000 lệ phí hồ sơ và 20.000 lệ phí dự thi.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường năm nay có thay đổi như thế nào?
Chỉ tiêu tuyển sinh năm nay sẽ do từng trường ĐH, CĐ đề xuất với Bộ GD-ĐT và sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 10/3.

Theo xu hướng chung, phần lớn các trường sẽ giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2006 hoặc thay đổi không đáng kể, thậm chí có trường sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Nếu tăng thì mức chỉ tiêu tăng so với năm 2006 ở mỗi trường chỉ dao động trong khoảng từ 100 đến 300 chỉ tiêu.

4. Khi nào thì phát hành hồ sơ đăng kí dự thi? Thời gian nộp hồ sơ? Hạn nộp hồ sơ?

Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 sẽ được các Sở GD-ĐT trong cả nước phát hành vào tuần đầu tháng 3/2007.

Ngay sau khi phát hành hồ sơ thí sinh có thể làm hồ sơ để nộp ngay tại các cơ sở giáo dục tại địa phương mình. Với thí sinh đang học lớp 12 thì nộp hồ sơ theo đơn vị của trường mình. Các đối tượng còn lại nộp hồ sơ tại các phòng Giáo dục, Sở giáo dục địa phương hoặc có thể nộp trực tiếp cho trường mình dự thi.

Thời gian nộp hồ sơ kéo dài đến cuối tháng 3/2007. Sau thưòi gian này, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho trường mình dự thi thì đến hết ngày 10/4/2007.

5. Thời gian làm bài thi có gì thay đổi?

Đề thi tự luận vẫn có thời gian làm bài 180 phút. Đối với các môn thi trắc nghiệm, thời gian làm bài sẽ là 90 phút. Tất cả các câu trắc nghiệm trong đề thi của cả bốn môn đều theo mẫu có bốn lựa chọn: A, B, C, D. Trong đó, chỉ có một câu trả lời đúng. Các câu hỏi sẽ được máy tính tự động xáo trộn thành những mã đề thi khác nhau, bảo đảm các thí sinh ngồi cạnh nhau không có phiên bản đề thi giống nhau để hạn chế tình trạng gian lận, quay cóp.

6. Thang điểm chấm bài thi trắc nghiệm?

Các đề thi trắc nghiệm có thang điểm chuẩn là 100. Sau khi chấm, máy tính sẽ tự động qui đổi từ thang điểm 100 sang thang điểm 10, tính điểm lẻ đến 0,25 cho từng bài thi.

Điểm sàn, điểm chuẩn trúng tuyển, điểm nhận hồ sơ xét tuyển… mà bộ và các trường công bố đều tính theo thang điểm 10 đối với tất cả các môn thi, kể cả trắc nghiệm và tự luận.

7. Điểm sàn năm nay có cao hơn năm 2006?

Năm 2006, điểm sàn quy định cho hệ ĐH: Khối A, D là 13 điểm; Khối B, C là 14 điểm.Nói chung điểm sàn năm nay sẽ không có gì thay đổi so với năm 2006.

Điểm sàn được quy định là tổng điểm 3 môn thi của thí sinh tham dự một khối thi nào đó ( không tính nhân hệ số). Điểm sàn cao hay thấp là phụ thuộc vào kết quả làm bài của các thí sinh tham dự kì thi.

Ví dụ: Thí sinh dự thi khối D thường khi tính tổng số điểm so với điểm sàn thì môn ngoại ngữ chỉ được phép tính hệ số 1

8. Loại máy tính nào được sử dụng trong kì thi?

Những mùa tuyển sinh trước đây việc những loại máy tính nào được phép sử dụng trong phòng thi đã gây tâm lý lo lắng cho nhiều thí sinh tham dự kì thi. Năm nay, Bộ GD- ĐT đã quy định rõ ràng là các máy tính thí sinh dùng phải không có bộ nhớ trong.

Bên cạnh đó, do thị trường máy tính hiện nay khá đa dạng nên Bộ GD-ĐT giao cho Trung tâm tin học kiểm tra và sẽ có những thông báo chính thức đến thí sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng vào trước tháng 6/2007.

Ngoài ra, năm 2007 Bộ GD-ĐT cũng sẽ cử các chuyên viên công nghệ xuống từng trường để túc trực trong suốt mùa thi để kiểm tra các máy tính chưa có trong danh mục liệt kê được sử dụng nhằm tránh những dao động không đáng có xảy ra cho thí sinh.

9. Đang học một trường ĐH, CĐ muốn dự thi lại thì làm như thế nào?

Về nguyên tắc các đối tượng đang học một trường ĐH, CĐ nào đó muốn dự thi lại thì phải được đồng ý của ban giám hiệu trường mình đang học.

Tuy nhiên, thí sinh là đối tượng sinh viên vẫn có thể dự kỳ thi vào ĐH, CĐ nếu còn giữ bằng tốt nghiệp THPT. Hiện nay, chỉ có khối các trường Sư phạm mới thu bằng tốt nghiệp gốc, các trường còn lại chỉ thu bằng tốt nghiệp sao nên các đối tượng không bị thu bằng tốt nghiệp gốc hoàn toàn có thể tham dự lại kì thi ĐH, CĐ.

(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
 
Top Bottom