Hóa 9 Chất thử để nhận biết các chất vô cơ

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận biết dung dịch axít: Làm quỳ tím hoá đỏ
Dung dịch HCl: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl.
Dung dịch H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa BaSO4.
Dung dịch HNO3: Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu thoát ra của NO2.
Dung dịch H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa màu đen của PbS.
Dung dịch H3PO4: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag3PO4.

Nhận biết các dung dịch muối:
Muối clorua: Dùng dung dịch AgNO3.
Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2.
Muối cacbonat: Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4.
Muối sunfua: Dùng dung dịch Pb(NO3)2.
Muối phôtphat: Dùng dung dịch AgNO3 hoặc dùng dung dịch CaCl2, Ca(OH)2 làm xuất hiện kết tủa mùa trắng của Ca3(PO4)2.


Nhận biết chất khí:
Khí CO2: Dùng dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.
Khí SO2: Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc Làm mất màu dung dịch thuốc tím.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ---> 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
Khí NH3: Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hoá xanh.
Khí clo: Dùng dung dịch KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dung dịch từ màu trắng chuyển thành màu xanh.
Cl2 + KI ---> 2KCl + I2
Khí H2S: Có mùi trứng thối, dùng dung dịch Pb(NO3)2 để tạo thành PbS kết tủa màu đen.
Khí HCl: Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl.
Khí N2: Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt.
Khí NO ( không màu ): Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ.
Khí NO2 ( màu nâu đỏ ): Mùi hắc, làm quỳ tím tẩm ướt hoá đỏ.
4NO2 + 2H2O + O2 ---> 4HNO3.
Nhận biết các oxit của kim loại.
* Hỗn hợp oxit: hoà tan từng oxit vào nước (2 nhóm: tan trong nước và không tan)
Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2.
+ Nếu không có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm.
+ Nếu xuát hiện kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.
Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ.
+ Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Be, Al, Zn, Cr..
+ Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.

Nhận biết một số oxit:
- (Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước--> dd trong suốt, làm xanh quỳ tím.
- (ZnO; Al2O3) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.
- CuO tan trong dung dịch axit tạo thành đung dịch có màu xanh đặc trưng.
- P2O5 cho tác dụng với nước --> dd làm quỳ tím hoá đỏ.
- MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện.
- SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH hoặc dd HF.


Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm): Làm quỳ tím hoá xanh.
Nhận biết Ca(OH)2:
Dùng CO2 sục vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.
Dùng Na2CO3 để tạo thành kết tủa màu trắng của CaCO3
Nhận biết Ba(OH)2:
Dùng dung dịch H2SO4 để tạo thành kết tủa màu trắng của BaSO4.
 
Top Bottom