Hóa 9 Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của kim loại

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tính chất vật lí chung

  • Tính dẻo:
Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ rát mỏng và dễ kéo sợi.
Nguyên nhân vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau. Mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động kết dính chúng với nhau.
Tính dẻo Au > Ag > Al > Cu…
Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác nhau.
Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Sn,...
  • Tính dẫn điện:
Khi đặt một hiệu điện thế và hai đầu dây kim loại. Những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
Ở nhiệt độ cao thì tính dẫn điện của kim loại ngày càng giảm.
Nhờ có tính dẫn điện mà một sô kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe,...
Tính dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe…
  • Tính dẫn nhiệt:
Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
Tính dẫn nhiệt: Ag > Cu > Au > Al…
  • Ánh kim:
Hầu hết kim loại có ánh kim vì các electron tự do trong kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.
Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức, như vàng, bạc,
Tính chất vật lí riêng:

Những kim loại khác nhau có tính chất vật lí khác nhau:
  • Khối lượng riêng:
Nhỏ nhất: Li (0,5 g/cm3)
Lớn nhất: Os (22,6 g/ cm3)
  • Nhiệt độ nóng chảy:
Thấp nhất: Hg ( – 39 độ C)
Cao nhất: W (3410 độ C).
  • Tính cứng:
Mềm nhất: Cs
Cứng nhất: Cr
Về tính chất hóa học của kim loại

Về tác dụng với phi kim:

  • Tác dụng với clo: Hầu hết kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua.
  • Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại (trừ Au, Ag, Pt) đều có thể khử trực tiếp oxi tạo ra oxit.
  • Tác dụng với lưu huỳnh: Nhiều kim loại khử được lưu huỳnh tạo ra muối sunfua.
Tác dụng với dung dịch axit:

  • Với dung dịch HCl, H₂SO₄ loãng: Kim loại trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng được với ion H+ giải phóng khí H₂.
  • Với dung dịch HNO₃, H₂SO₄ đặc: Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) thì đề phản ứng với dung dịch này.
Tác dụng với nước:

  • Ở nhiệt độ thường: Kim loại có tính khử mạnh (Nhóm IA, IIA, trừ Be, Mg) phản ứng với H₂O.
  • Ở nhiệt độ cao: Kim loại có tính khử rất yếu không phản ứng với H₂O cả ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.
Tác dụng với muối:

Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
 
Top Bottom