Hóa 12 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Khái niệm
Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
M → Mn+ +ne

II. Các dạng ăn mòn kim loại
1. Ăn mòn hóa học

Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp các chất trong môi trường.
2. Ăn mòn điện hóa học
Ăn mòn điện hoá hoc là quá trình oxi hoá - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương
Ví dụ: Nhúng thanh kẽm và đồng vào dung dịch H2SO4 loãng , nối thanh kẽm với thanh đồng. Kẽm bị ăn mòn, bọt khí H2 thoát ra ở thanh Cu.
Cực âm (anot) Zn → Zn2+ + 2e
Cực dương (catot) 2H+ + 2e → H2↑
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá học:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

III. Chống ăn mòn kim loại

Phương pháp bảo vệ bề mặt: dùng dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,… hay bằng các kim loại hoạt động hơn.
Phương pháp bảo vệ điện hóa: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.

IV. Bài tập
Câu 1.
Cho các hợp kim sau: Al - Zn (1); Fe - Zn (2); Zn - Cu (3); Mg - Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 2. Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?
A. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl.
B. Đốt bột sắt trong khí clo.
C. Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Để đoạn dây thép trong không khí ẩm.

Câu 3.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng.
(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng.
(5) Để một vật bằng thép ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.


Câu 4. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 1. Đáp án A
Để Zn bị an mòn điện hóa thì kim loại tạo hợp kim với Zn phải có tính khử yếu hơn Zn

Câu 2. Đáp án D

Đáp án D là ăn mòn điện hóa học vì 2 điện cực là Fe là C tiếp xúc trực tiếp với dung dịch chất điện li là không khí ẩm.

Câu 3. Đáp án D
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa gồm: (1), (4) và (5)

Câu 4. Đáp án D
(1) Thỏa mãn: ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
(2) Không thỏa vì Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.
(3) Thỏa mãn vì Mg + Cl2
clip_image002.png
MgCl2.
(4) Thỏa mãn vì Fe bị ăn mòn điện hóa.
⇒ chỉ có (2) không thỏa ⇒ chọn D.
clip_image004.png

Chú ý: đề yêu cầu ăn mòn kim loại chứ không phải ăn mòn điện hóa.
(ăn mòn kim loại = ăn mòn hóa học + ăn mòn điện hóa)!.
 
  • Like
Reactions: Dai大
Top Bottom