Sử Hội nghị Yalta (2/1945)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Hoàn cảnh
- Hồng quân Liên Xô đánh thắng quân phát xít tại vòng cung Kursk và Stalingrad, bắt đầu tiến như vũ bão vào lãnh thổ các nước Đông Âu bị Đức chiếm đóng
- Đồng thời, quân đồng minh Anh - Mĩ giành được những thắng lợi quan trọng ở mặt trận Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương
=> Vấn đề thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh được đặt ra, khi mà lực lượng chống phát xít biết rằng sự thất bại của phát xít Đức chỉ còn là vấn đề thời gian.
Chính trong bối cảnh này, các hội nghị quốc tế được triệu tập như hội nghị Moskwa (10/1943), hội nghị Teheran (11/1943), hội nghị Yalta (2/1945), hội nghị San Francisco (6/1945) và cuối cùng là hội nghị Potsdam (7/1945 - 8/1945) để bàn về sự thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Trong đó, hội nghị Yalta được xem là một hội nghị chính, mở đầu cho việc thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh
Trên tinh thần đó, từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại thành phố Yalta (nay thuộc bán đảo Crimea, Nga) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tam cường Xô - Anh - Mĩ với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô J. Stalin, Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mĩ Roosevelt cùng các phụ tá thân cận của họ

lich-su-lop-12-bai-1-hinh-2.JPG

Yalta-summit-1945.jpg


U.S._delegation_at_the_Yalta_Conference-5c7c00c0c9e77c0001e98e93.jpg

Hội nghị Yalta, trái sang phải: Bộ trưởng Ngoại giao Edward Stettinius, Tướng LS Kuter Thiếu tá, Đô đốc EJ King, Tướng George C. Marshall, Đại sứ Averell Harriman, Đô đốc William Leahy, và Tổng thống FD Roosevelt.. Livadia Palace, Crimea, Nga. Nguồn: Thư viện của Quốc hội Mĩ

13584179_ru427.jpg
Hình ảnh ba lãnh đạo của Hội nghị Yalta trên tem. Nguồn: sưu tầm
B. Tiến trình diễn ra Hội nghị
Hội nghị đã diễn ra trong 1 tuần và các lãnh đạo cường quốc tranh cãi nhiều vấn đề quan trọng. Đơn cử:

1. Vấn đề Đức: số phận nước Đức thất bại đã được định đoạt. Sau khi Hitler thất bại, nước Đức sẽ bị đồng minh chiếm đóng. Theo đó, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần Đông Đức; Anh chiếm đóng vùng Tây - Bắc và Mĩ chiếm đóng vùng Tây Nam nước Đức. Người Pháp với tư cách thuộc Đồng minh cũng yêu cầu có một vùng chiếm đóng ở Đức và yêu cầu của Pháp nhanh chóng được Stalin chấp nhận (Stalin sau đó buộc Pháp phải chia sẻ vùng chiếm đóng của mình với Anh và Mĩ).

3. Vấn đề Viễn Đông: quân Mĩ rất bận ở mặt trận Thái Bình Dương, những nỗ lực đánh bom Tokyo và Okinawa chưa được thực hiện. Trước tình hình đó, Mĩ tiến hành một thỏa thuận bí mật với Liên Xô và Anh; theo thỏa thuận này, Mĩ đòi hỏi Liên Xô phải tham chiến chống phát xít Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương. Stalin đồng ý và hứa sẽ tham chiến sau 90 ngày kể từ khi chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Âu, nhưng kèm theo đó là Anh - Mĩ phải thỏa mãn các điều kiện do Liên Xô đặt ra. Sự kiện Liên xô tham chiến chống Nhật đánh dấu xung đột Nga - Nhật bùng nổ và theo ý kiến của McWilliam, đây cơ hội để họ san bằng tỉ số trong quá khứ và lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất.

4. Sự thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc: Roosevelt nỗ lực tìm kiếm một cơ cấu tổ chức quốc tế mới để cả Anh, Liên Xô và nhân dân Mĩ chấp thuận. Một điểm mới là Roosevelt đề xuất quyền phủ quyết vô điều kiện của các cường quốc lớn đối với bất kỳ hành động nào mà Liên Hiệp Quốc phản đối, vì hồi năm 1919, khi Wilson mở đường vào Hội Quốc liên thì các đối thủ của ông cho rằng nếu Mĩ vào Hội Quốc liên, chính sách đối ngoại của Mĩ sẽ bị Hội Quốc liên chi phối. Roosevelt đề nghị, bất cứ nước nào trong "năm nước lớn" (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc) đều có quyền phủ quyết đối với hành động của Liên Hiệp Quốc (đề phòng việc tổ chức này bị lợi dụng để chống lại lợi ích của năm nước lớn). Liên Hiệp Quốc chỉ hành động khi được 5 nước này đồng thuận

C. Kết quả

1. Vấn đề nước Đức: Sau khi Hitler thất bại, nước Đức sẽ bị đồng minh chiếm đóng. Theo đó, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần Đông Đức; Anh chiếm đóng vùng Tây - Bắc và Mĩ chiếm đóng vùng Tây Nam nước Đức. Để thực thi các quyết định của hội nghị, một Ủy ban kiểm soát Trung ương được thành lập ở Berlin với tư cách là chính quyền tối cao của nước Đức (về sau đổi thành "Hội đồng kiểm soát của đồng minh) do bốn cường quốc cùng tham gia. Cũng tại hội nghị này, Mĩ và Anh đòi chia cắt nước Đức với âm mưu "tiêu diệt nhân dân - dân tộc Đức", nhưng bị Stalin phản đối vì ông muốn nước Đức được dân chủ hóa
Vấn đề bồi thường chiến tranh của nước Đức lại được đặt ra tại Hội nghị. Theo đó, Liên Xô yêu cầu bồi thường 20 tỉ USD, nhưng riêng nước Liên Xô chỉ nhận 10 tỉ thôi vì Stalin ý thức khoản bồi thường này không đủ để bù đắp những thiệt hại do Thế chiến gây ra lên tới 128 tỉ USD (tức là 679 tỉ rúp). Mĩ chấp nhận mức bồi thường này, nhưng bất ngờ Churchill phản đối kịch liệt nên việc phân chia mức tiền bồi thường sẽ giao cho "Ủy ban Liên Đồng minh" phụ trách

2. Vấn đề phân chia ảnh hưởng ở châu Âu: mặt dù ba cường quốc thông qua "Tuyên ngôn về châu Âu giải phóng" nhằm giải giáp quân phát xít, giúp các nước châu Âu xây dựng chế độ hòa bình, nhưng họ lại phân chia ảnh hưởng tại châu Âu. Theo đó, Trung và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; Tây và Nam Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, Mĩ và Pháp. Áo và Phần Lan là trung lập. Với vấn đề Ba Lan, ba cường quốc tranh luận căng thẳng: việc "chính phủ Ba Lan lưu vong" ở London đang muốn trở về lãnh đạo nước Ba Lan hợp pháp, nên trong 7/8 phiên họp thì Anh và Mĩ đồng ý rằng Ba Lan nên lập một chính phủ của riêng mình. Riêng Liên Xô quyết định phản đối Anh - Mĩ vì các lý do: "chính phủ Ba Lan lưu vong" chống nhà nước Liên Xô và hiếu chiến, có thể đe dọa an ninh Liên Xô, mặt khác "chính phủ lưu vong" này vẫn còn nguyên sự thù địch với Liên Xô trong quá khứ. Về vấn đề biên giới Ba Lan, Stalin thông qua ảnh hưởng của minh đã buộc Anh - Mĩ phải nới rộng biên giới phía tây Ba Lan vào sâu lãnh thổ nước Đức thêm 75 dặm, đến dọc sông Oder và sông Tây Neisser.

3. Vấn đề Viễn Đông: quân Mĩ rất bận ở mặt trận Thái Bình Dương, những nỗ lực đánh bom Tokyo và Okinawa chưa được thực hiện. Trước tình hình đó, Mĩ tiến hành một thỏa thuận bí mật với Liên Xô và Anh; theo thỏa thuận này, Mĩ đòi hỏi Liên Xô phải tham chiến chống phát xít Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương. Stalin đồng ý và hứa sẽ tham chiến sau 90 ngày kể từ khi chiến tranh thế giới kết thúc ở châu Âu, nhưng kèm theo đó là Anh - Mĩ phải thỏa mãn các điều kiện do Liên Xô đặt ra (điều kiện đặt ra của Liên Xô: duy trì nguyên trạng nền độc lập của Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô những quyền lợi mà Nga bị mất do chiến tranh Nga - Nhật gây ra hồi 1904 - 1905). Sự kiện Liên xô tham chiến chống Nhật đánh dấu xung đột Nga - Nhật bùng nổ và theo ý kiến của McWilliam, đây cơ hội để họ san bằng tỉ số trong quá khứ và lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất.
Sau khi Nhật đầu hàng, quân Mĩ sẽ nhân danh đồng minh chiếm đóng nước Nhật. Ở Triều Tiên, nước này sẽ là quốc gia độc lập và thống nhất khi quân Liên Xô giải giáp quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 38, Mĩ sẽ làm nhiệm vụ này ở nam vĩ tuyến 38. Trung Quốc sẽ lập chính phủ liên hiệp thống nhất giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng, các đế quốc khác vẫn còn quyền lợi ở Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước thực dân phương Tây

4. Về tổ chức Liên Hiệp Quốc: các nhà lãnh đạo Liên Xô, Anh và Mĩ khẳng định kết quả của hội nghị Dumbarton Oak (9/1944 - 10/1944) và nguyên tắc biểu quyết của các lãnh đạo tại hội nghị Yalta tại phần thảo luận trong hội nghị này. Ba nhà lãnh đạo đồng thời thể hiện rõ ý định thành lập "một tổ chức quốc tế chung nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh, có sứ mạng xóa bỏ các nguyên nhân chính trị, kinh tế và xã hội đưa đến chiến tranh". Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc sẽ được tổ chức tại San Francisco (Mĩ, 25/4/1945)

lich-su-lop-12-bai-1-hinh-3.JPG


D. Hậu quả:
Các cường quốc tham gia hội nghị khá hài lòng với những gì họ mong muốn. Nhưng thực tế cho thấy, những việc mà hội nghị Yalta làm được rất ít. Các vấn đề Đức, biên giới Ba Lan, Hồng quân Liên Xô tham chiến trở thành ngòi nổ của tranh chấp Đông - Tây sau này

Tài liệu tham khảo:
1. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế 1917 - 1945, Nxb Giáo dục, 2003
2. Trần Nam Tiến (và những người khác), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), Nxb Giáo dục, 2008
3. Wayne C. McWilliam, H. Piotrowski, The World Since 1945 - A History of International Relation, Lynne Rienner Publisher, USA, 1993
 
Top Bottom