Sử Mẩu chuyện về đêm trước Đổi mới Việt Nam: cứu đói cho 3 triệu người dân Sài Gòn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Giờ người dân đói khổ lắm rồi. Đến cái cột đèn cũng muốn ra đi! "
Đó là câu nói của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng với ông Nguyễn Văn Linh vào năm 1979 – người sau này là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau thống nhất đất nước, Sài Gòn một thời được ví là Hòn Ngọc Viễn Đông mà những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước dự trữ gạo của thành phố chỉ đủ dùng vài ngày, người dân phải ăn cơm độn khoai, sắn, củ mì.
Trước năm 1975, lương thực của Sài Gòn hoàn toàn do thị trường tự do cung cấp với các mạng lưới bao gồm các chủ chành, chủ vựa gạo ở miền Tây. Họ mua gom lúa của các điền chủ, xay xát, vận chuyển lên thành phố theo một mạng lưới được đặt tại các chợ.
Tuy nhiên, sau năm 1975, Nhà nước đã đặt vấn đề cải tạo tư bản tư doanh ở miền Nam, độc quyền khâu bán buôn. Điều đó có nghĩa là phải xóa bỏ toàn bộ khâu bán buôn lúa gạo ở miền Nam, thay bằng mậu dịch quốc doanh với các công ty lương thực. Như vậy, Nhà nước phải lãnh nhiệm vụ cung cấp gạo hằng ngày cho mấy triệu dân thành phố.
Tết Bính Thìn 1976, tức là chỉ sau hơn 6 tháng kết thúc chiến tranh ở miền Nam, hơn 80 trí thức Việt kiều khắp năm châu được Chính phủ mời về nước ăn tết. Nhận được thư mời, ông Nguyễn Đăng Hưng, học bổng sang Bỉ du học ngành ngành vật lý hàng không và không gian ở Đại học Liege mừng khôn xiết bởi đây là cơ hội để thăm dò tình hình trước khi về hẳn với quê hương với mong muốn phục vụ lâu dài.
GS Hưng nhớ lại: “Ngay khi đặt chân xuống Hà Nội, nhóm Việt kiều đề nghị gặp lãnh đạo chính quyền và cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật để nắm tình hình, chính sách, đề đạt nguyện vọng để từ đó có hướng giúp đỡ đất nước. Chúng tôi không phải về để đi chơi”.
Nhưng rồi những yêu cầu đó không được phía cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật đáp ứng. Trong cuộc gặp mặt này, đại diện quản lý khoa học không hỏi nhiều về môi trường phát triển khoa học, về tâm tư của anh em trí thức, mà chỉ yêu cầu mọi người cung cấp nhiều catalog các mặt hàng với mục đích để mua chứ không phải để nghiên cứu khoa học hay kỹ thuật.
Đáng buồn thay, số sách khoa học mà Việt kiều đưa về nhiều năm sau, nằm nguyên ở các viện mà không được chuyển tới tay nhà khoa học.
Sau vài ngày ở Hà Nội, ngày 29 Tết, GS Hưng trở về Sài Gòn. Chiều 30 Tết, GS Hưng và người cháu thăm thú đường hoa Nguyễn Huệ. Thấy cảnh vật trữ tình nên thơ, GS Hưng lấy máy ảnh bấm một vài kiểu. Ai dè một trong số bức ảnh dính phải người công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường hoa. Từ đây rắc rối ập đến với chú cháu GS Hưng. Dù cố gắng lí giải đó chỉ là vô tình nhưng rồi cuối cùng GS Hưng và người cháu bị mời về đồn công an gần đó.
“Hai chú cháu tôi bị giữ từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng hôm sau mới được cho về. Buồn và thất vọng tràn trề vì phải đón giao thừa đầu tiên sau 16 năm xa quê hương ở đồn công an. Nhưng khi đó tôi vẫn cảm thông vì nghĩ đất nước mới hòa bình còn có nhiều khó khăn. Niềm vui quá lớn vì sau nhiều năm xa cách nay được về đã lấn át hết những sự cố liên quan đến mình”, GS Hưng kể lại.
Hè năm 1977, GS Hưng được mời về giảng dạy lần hai và được tiếp rước rất ân cần, Nhà nước lo cho ăn ở rất đầy đủ, tiêu chuẩn. Nhưng cũng chính lúc này ông lại tỉnh táo quan sát kĩ hơn cuộc sống ở Việt Nam lúc này. Đầu tiên hàng hóa cái gì cũng thiếu thốn. Mang tiếng là Việt kiều về thăm quê, có chút tiền nhưng hỏi mua chút quà về cho gia đình đều không có. Sản phẩm hàng hóa làm ra chỉ chưng làm kiểng, ngắm cho vui qua cửa kính thôi.
Hè năm 1979, GS Hưng lại về Việt Nam nối tiếp công tác cũ. Lần này ông nhận thấy sự thiếu thốn của đời sống người dân đã đi đến mức trầm trọng rõ rệt. Ông thấy đặt ra những vấn đề khoa học tính toán cao siêu vào lúc này không đâu vào đâu nữa. Khoa học đã trở thành một thứ xa xỉ, vô vị trong một khung cảnh xã hội chưa giải quyết được miếng ăn, manh áo… Việt Nam lúc này đang là ốc đảo nghèo đói trong lúc các nước Đông Á – Thái Bình Dương phát triển nhảy vọt trên con đường thịnh vượng giàu sang.
Những ngày ở Sài Gòn trước khi bay về Bỉ, lúc rảnh rỗi GS Hưng thường đi xích lô ngắm phố phường giải khuây. Một bữa, nhìn mặt người đạp xích lô sáng sủa, ăn nói lời lẽ rành mạch, tầm hiểu biết khá sâu và cao, GS Hưng lấy làm lạ. Chú ý nhìn mãi mới nhớ ra: “Trời! Có phải anh là Cẩn không? Cẩn học trường Pants bên Paris về nước năm 67?”, “Vâng, phải Hưng không? Hưng đi Bỉ năm 59 phải không?”, người này hỏi. Thì ra người đạp xích lô kiếm ăn qua ngày chính là anh bạn học xuất sắc mà GS Hưng từng thán phục ngày nào.
GS Hưng kể đêm trước hôm ra đi, ông Nguyễn Văn Linh có tổ chức bữa tiệc nhỏ để tiễn anh em Việt kiều. Khi tiệc sắp tàn, còn lại một vài người, GS Hưng rút hết gan ruột tâm sự với ông Nguyễn Văn Linh – người sau này là Tổng bí thư sau Đại hội Đảng lần thứ 6: “Em lấy vé máy bay mai đi rồi. Từ đây em không bao giờ về Việt Nam nữa nếu đất nước không có sự đổi thay. Giờ người dân đói khổ lắm rồi. Đến cái cột đèn cũng muốn ra đi”. Ông Nguyễn Văn Linh nghe xong không nói gì nhưng gương mặt rất buồn.

Nguồn: thanhnien.vn
 
Top Bottom