Sử TRIỀU NGUYỄN TỪNG CÓ Ý ĐỊNH ĐẶT QUỐC HIỆU LÀ ĐẠI HÓA

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Quốc hiệu là tên gọi của một nước, là danh xưng chính thống của quốc gia trong các hoạt động đối ngoại với quốc tế. Quốc hiệu ngoài việc biểu thị tính chính danh của một thể chế chính trị còn mang ý nghĩa pháp lý, chủ quyền và là niềm tự hào của mỗi dân tộc.
Nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử đã có nhiều lần thay đổi tên gọi như Văn Lang, Âu Lạc, Lĩnh Nam, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam và đến nay là Việt Nam. Tại mỗi giai đoạn, các nhà nước cầm quyền đều mong muốn đặt tên nước theo một ý chí nhất định và đều được bàn bạc cân nhắc một cách cẩn trọng. Vì vậy mỗi lần thay đổi quốc hiệu là đánh dấu một mốc trọng đại trong lịch sử của mỗi quốc gia.
Dưới triều Nguyễn, sau khi chính thức lên ngôi và sắp đặt chính trị ổn định, năm 1804 vua Gia Long đã sai Lê Quang Định cùng các sứ thần sang nước Thanh cầu phong và đề nghị công nhận quốc hiệu Nam Việt với ý nghĩa “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng lớn, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay đã vỗ yên được toàn cõi Việt, nên cho khôi phục hiệu cũ để chính danh tốt”. Nhưng vua nước Thanh cho rằng chữ Nam Việt dễ bị nhầm lẫn bao gồm cả Đông Tây Việt [1] nên không muốn cho. Vua Gia Long hai ba lần phục thư biện giải, lại nói nếu không cho thì không thụ phong. Vua nhà Thanh ngại mất lòng nước ta, mới cho dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước [2].
Khi vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820, với bản tính của một người biết nhìn xa trông rộng ham đổi mới, ông đã đề nghị nhà Thanh cho đổi tên nước là Đại Nam với ngụ ý là một nước lớn ở phương Nam nhưng vua nhà Thanh không chấp thuận. Tuy nhiên, đến năm 1838 (tức Minh Mệnh năm thứ 19) không cần sự cho phép của vua nhà Thanh ông chính thức đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam. Châu bản triều Nguyễn ngày 27 tháng 3 năm Minh Mệnh 19 (1838) ghi chép việc Bộ Lễ truyền Sắc Dụ rằng: Từ nay về sau quốc hiệu đổi gọi là Đại Nam, tất cả các văn tự và xưng hô đều theo đó mà thực hiện. Lại truyền xuống cho quan lại, thứ dân từ sau nếu dùng quốc hiệu để khắc bia, đúc chuông, viết giấy tờ đều xưng là nước Đại Nam [3]. Quốc hiệu Đại Nam chính thức được sử dụng từ đó cho đến hết triều Nguyễn năm 1945.
Tuy nhiên ít ai biết rằng dưới triều Nguyễn có một quốc hiệu khác cũng từng được đưa ra bàn bạc dưới thời vua Tự Đức và dự kiến đặt tên là Đại Hóa.
Châu bản triều Nguyễn năm Tự Đức 30 (1877) bản Tấu của Cơ Mật viện trình rằng: Gần đây, phụng Châu phê giao cho xem xét việc thay đổi quốc hiệu, chúng thần đã cùng Đình thần bàn bạc dâng phiến phúc trình... Trộm xét, khoảng năm Minh Mệnh kính vâng Thánh dụ đã đổi (quốc hiệu) làm Đại Nam nghĩ rằng chữ ấy cũng khá đẹp, xứng đáng mà không thể mai một, nhưng xét chữ ấy vẫn chưa làm rõ được gốc tích. Nay chuẩn xin cải đổi làm Đại Hoá để không quên nguồn gốc... Vả lại Thanh Hoá là nơi nước ta phát tích điềm lành, Thuận Hoá là nơi mở ra cơ nghiệp thì chữ Hoá mang được cả hai nghĩa. Việc gọi Đại Hoá cũng như từ Việt Nam mà gọi Đại Nam văn nghĩa cũng không cách xa nhau, tưởng cũng ổn thỏa. Đó là ý kiến thô thiển của chúng thần không dám im lặng, xin do Cơ Mật viện phúc trình, việc nên như vậy hay không cúi chờ định đoạt. Bản Tấu được vua Tự Đức Châu phê rằng: Truyền đợi (các nơi được hỏi) đều có phúc trình xem thế nào sẽ bàn tiếp [4]. Tuy nhiên, sau đó việc này không thấy được nhắc lại và quốc hiệu Đại Hóa mới dừng ở việc bàn bạc chứ chưa từng được thực hiện./.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
---------------
Chú thích:
[1] Tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Hoa.
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002, trang 580.
[3] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I/Châu bản triều Nguyễn, Minh Mệnh, 87, 106.
[4] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I/Châu bản triều Nguyễn, Tự Đức, 316, 28.

inbound7032101981113836073.jpg inbound7934741043964986871.jpg

Nguồn: Sách Việt
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Chỉ có một lần duy nhất Thanh Hoá là kinh đô. Đó là thời nhà Hồ. Vậy không biết có nên nói Thanh Hoá là cố đô không nhỉ, hay chỉ có Huế với Ninh Bình mới là cố đô? Với lại, sao Thanh Hoá lại là nơi nước ta phát tích điềm lành ạ? Anh trả lời giúp em nhé (tại hiểu biết của em hơi nông cạn :D).

Ps: Đã có trả lời ở topic kế tiếp. Em xem nhé
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom