Sử Cựu Tổng thống Gorbachev từng mê mẩn sách của Lermontov

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cựu Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô và Tổng thống duy nhất của Liên Xô Mikhail Gorbachev kể lại, thời thanh niên, ông bị mê hoặc bởi chủ nghĩa lãng mạn của nhà văn Lermontov.

  • Lê Tiên Long
Khi có nhà báo hỏi ai là người có ảnh hưởng nhất đối với mình, Mikhail Gorbachev thường có những câu trả lời khác nhau trong những tình huống khác nhau. Một lần, ông đã bất ngờ đưa ra câu trả lời: Văn học Nga. Sau khi suy nghĩ lại, ông vẫn tin là đúng như vậy.
Nhà lãnh đạo kể lại trong cuốn hồi ký Đời tôi – Hồi tưởng & Suy ngẫm, chính mẹ ông là người đầu tiên giúp ông lấy lại cảm hứng trong việc học, và bắt đầu bằng việc đọc sách.
MikhailGorbachev.jpg
Như rất nhiều người Nga, Mikhail Gorbachev say mê Pushkin, Lermontov, Gogol... Ảnh: History.
[TBODY] [/TBODY]
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, sau hai năm phải nghỉ học do làng ông bị phát xít Đức chiếm đóng, đến cuối năm 1944, ông mới quay trở lại trường. Chú bé Mikhail đến lớp buổi đầu tiên mà chẳng hiểu gì trong lời thầy giảng. Trở về nhà, cậu vứt cuốn sách duy nhất xuống đất và nói với mẹ rằng sẽ không đến trường nữa.
Mẹ ông đã khóc, nhặt nhạnh mấy thứ rồi đi ra ngoài. Buổi tối bà về nhà, không mang theo những thứ đã nhặt nhạnh, nhưng lại có một chồng sách. Mikhail bắt đầu nhìn những cuốn sách đó, sau đó đọc chúng rồi thấy thích. Khi mẹ ông đã lên giường ngủ, nhưng ông vẫn ngồi đọc mãi.
“Tôi nghĩ có gì đó đã xảy ra trong đầu mình tối hôm đó. Dẫu sao thì đến sáng tôi thức dậy và đến trường. Tôi kết thúc năm học đó và những năm tiếp theo toàn điểm A”, vị cựu tổng thống tự hào viết.
Ông kể, hồi còn nhỏ, sống ở Privolnoye, ông đã mượn bộ Belinsky toàn tập mới từ thư viện làng. “Đọc sách, tôi đã bị chấn động tinh thần”, Gorbachev nhớ lại.
Với bộ sách của Belinsky, Gorbachev đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Khi trúng tuyển đại học và chuẩn bị lên Moscow để học, thư viện làng đã tặng ông cuốn sách, vì ông là người đầu tiên trong làng được vào đại học Moscow.
“Cuốn sách đó giờ đang nằm trước mặt tôi, trang cuối ghi: Duyệt in ngày 28/12/1946. Số bản in: 100.000 bản. Tôi nhìn những ghi chú của mình khi còn học lớp 7 và lớp 8. Khi đó tôi tầm 16 tuổi. Tôi thấy điều gì thú vị. Từ những ghi chú, tôi thấy mình đặc biệt bị thu hút bởi những đánh giá triết học của nhà phê bình. Lời kêu gọi dũng cảm đối diện với thực tế của Belinsky trong bài báo Đau khổ vì trí tuệ đã hằn sâu vào ký ức tôi.
“Và tất nhiên, như mọi người Nga, tôi đọc Pushkin, Lermontov, Gogol và sau đó là Tolstoy, Dostoyevsky và Turgenev. Thời thanh niên, tôi bị mê hoặc bởi chủ nghĩa lãng mạn của Lermontov. Sau đó, tôi đọc Mayakovsky và Yesenin”, Gorbachev kể về các nhà văn ưa thích của ông.
Ông bày tỏ băn khoăn: “Tôi vẫn không ngừng ngạc nhiên sao những người thanh niên còn rất trẻ này lại có thể có được sự hiểu biết sâu sắc đến thế về con người trong những tác phẩm của mình”.
Trong hồi ký của mình, cựu tổng thống cũng khẳng định: “Như tôi đã nói, tôi thích toán, lý, lịch sử và văn học…”.
Mikhail Gorbachev từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Liên bang CHXHCN Xô viết từ năm 1985 đến năm 1991. Sự nghiệp của ông gắn liền với những sóng gió của đất nước từng là siêu cường có diện tích lớn nhất thế giới này, cũng như quá trình sụp đổ của Liên xô, do đó tên tuổi của ông cũng gắn với những đánh giá trái chiều.
Tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tổng hợp Moscow mang tên Lomonosov năm 1955, Gorbachev trở về quê hương Stavropol và tham gia làm lãnh đạo Đoàn Komsomol rồi dần dần thăng tiến lên Bí thư Đảng ủy thành phố.
Ông được bầu làm Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Liên xô năm 1971 và Ủy viên Bộ chính trị năm 1979.
Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên xô tháng 3/1985, sau khi Tổng bí thư Konstantin Chernenko qua đời. Ở cương vị cao nhất đất nước, ông khởi xướng phong trào Cải tổ (Perestroika) nhằm khắc phục tình trạng trì trệ ở Liên xô. Năm 1990, ông được bầu làm Tổng thống đầu tiên Liên xô, tuy nhiên, ông chỉ giữ chức này đến ngày 25/12/1991 thì từ chức, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Nguồn: zing.vn
 
Top Bottom