Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
NGUYÊN TỬ
A – CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp.
1. Cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm 2 phần:
- Vỏ nguyên tử: gồm các electron (e) chuyển động rất nhanh:
+ me = 9,1094.10-31kg;
+ qe = -1,602.10-19C.
- Hạt nhân nguyên tử: hầu hết đều được tạo thành từ proton và nơtron (trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron).
+ Proton (p): mp = 1,6726.10-27kg; qp = 1,602.10-19 C.
+ Nơtron (n): mn = 1,6748.10-27kg; qn = 0.
2. Kích thước và khối lượng của nguyên tử
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.
- Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân (vì khối lượng của e rất nhỏ bé). Do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng của hạt nhân.
3. Mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử
- Vì nguyên tử trung hòa về điện nên trong mọi nguyên tử luôn có: số p = số e.
- Với nguyên tử bền: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (các nguyên tử có số p ≥ 82 thì không bền là những chất phóng xạ).
4. Các đại lượng đặc trưng của nguyên tử và cách kí hiệu nguyên tử
- Nguyên tử có 2 đại lượng đặc trưng là số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) và số khối (A).
- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = số proton (P) = số hiêu nguyên tử.
- Số khối (A) = Z + N (số nơtron).
Cách kí hiệu đầy đủ của nguyên tử X: ZAX.
5. Nguyên tố hóa học và đông vị
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
- Số khối: A = Z + N.
- Số khối A và số proton (số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử) Z là 2 đại lượng đặc trưng cho nguyên tử.
B – CẤU HÌNH ELECTRON
1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
Electron chuyển động rất nhanh trong khu vực quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
2. Lớp và phân lớp electron
- Chia e thành các lớp và các phân lớp dựa theo mức năng lượng của e.
- Từ sát hạt nhân trở ra, năng lượng của các e tăng dần.
a. Lớp e
- Lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Từ sát hạt nhân trở ra ta có số thứ tự các lớp e và tên của các lớp tương ứng là:
n = 1, 2, 3, 4, 5… → Tên lớp tương ứng : K, L, M, N, O
b. Phân lớp e
- Phân lớp e gồm các e có mức năng lượng bằng nhau.
- Các phân lớp được kí hiệu là: s, p, d, f.
- Số phân lớp e trong 1 lớp bằng số thứ tự của lớp theo thứ tự xuất hiện s → p → d → f.
3. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
- Số e tối đa trong các phân lớp: s (2), p (6), d (10), f (14).
- Số e tối đa trên lớp thứ n là 2n2.
4. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Cách nhớ: Sáng sớm phải son phấn sau đó phi sang đá PS (1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s)
5. Cấu hình e nguyên tử
- Cấu hình e nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
- Cách viết cấu hình e:
+ Xác định số e có trong nguyên tử.
+ Điền e vào các phân lớp theo trật tự tăng dần mức năng lượng và bão hòa e vào phân lớp có mức năng lượng thấp mới điền tiếp ra phân lớp có mức năng lượng cao hơn.
+ Nếu đã có phân lớp 3d thì phải đảo lại vị trí các phân lớp theo đúng thứ tự của các lớp:
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s …
+ Nếu cấu hình dạng (n – 1)d4ns2 → (n – 1)d5ns1; (n – 1)d9ns2 → (n – 1)d10ns1.
6. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng
- Lớp e ngoài cùng có tối đa 8e.
- Đặc điểm:
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 1 đến 3e: nguyên tử của nguyên tố kim loại (- H, He).
+ Nếu lớp e ngoài cùng có từ 5 đến 7e: nguyên tử của nguyên tố phi kim.
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 8e: nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (+ He).
+ Nếu lớp e ngoài cùng có 4e: nguyên tố là kim loại nếu có 4 lớp e trở lên còn lại là phi kim.
C – ĐỒNG VỊ
1. Khái niệm đồng vị
- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
Đồng vị của nguyên tố Hidro
- Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị.
- Công thức tính khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị:
A = (M1.x1 + M2.x2 + ...)/(x1 + x2 + ...)
Trong đó:
+ M1, M2,... Mn là số khối của các đồng vị.
+ x1, x2,... xn là số mol, % số mol; số nguyên tử; % số nguyên tử; thể tích; % thể tích của khí).
2. Các dạng bài tập cơ bản về đồng vị
Bài tập về đồng vị thường có các dạng cơ bản sau:
- Xác định số phân tử chất được tạo thành từ các đồng vị.
- Tính phần trăm (%) số nguyên tử của mỗi loại đồng vị.
- Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.
- Tính số khối của đồng vị chưa biết.
- Tính % khối lượng của 1 đồng vị trong 1 hợp chất.