- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 27
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
DẠNG TOÁN XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ DỰA VÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Xác định 1 nguyên tố dựa vào tính chấtVí dụ 1 : Khi cho 3,33 g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48 g hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó.
Giải: Đặt kim loại kiềm là R, ta có: 2R + 2H2O → 2ROH + H2
Ta có: nH2 = 0,24 mol ⇒ nR = 0,48 mol
MR = mR/nR ≈ 7 (gam/mol)
Vậy R là Li
Ví dụ 2 : Cho 0,72 (g) một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.
Giải: 2M + 2xHCl → 2MClx + xH2
Ta có: nH2 = 0,03 mol ⇒ nM = 0,06/x (mol)
MM = mM/nM = 12.x
Với x = 2; MM = 24 ⇒ Vậy M là Mg
Vận dụng:
Câu 1 : Hòa tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2M. Để trung hòa lượng axit dư cần 100 ml dung dịch NaOH 3M. Xác định tên kim loại trên.
Câu 2 : Để hòa tan hoàn toàn 1,16 (g) một hiđroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 (g) HCl.
a) Xác định tên kim loại R, công thức hiđroxit.
b) Viết cấu hình e của R biết R có số proton bằng số nơtron.
Câu 3 : Khi cho 5,1 (g) oxit kim loại M nhóm IIIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 6,675(g) muối clorua.
a) Xác định tên kim loại M. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 3,68 (g) một kim loại kiềm A vào 200 (g) nước thì thu được dung dịch X và một lượng khí H2. Nếu cho lượng khí này qua CuO dư ở nhiệt độ cao thì sinh ra 5,12 (g) Cu.
a) Xác định tên kim loại A. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Câu 5: Khi cho 3,33 gam một kim loại tác dụng với nước thì thấy khối lượng dung dịch sau pư tăng 2,82 gam. Hãy cho biết tên kim loại đó?
Câu 6 : Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,17%. Tìm công thức của oxit kim loại đó?
2. Xác định 2 nguyên tố ở 2 chu kì liên tiếp hoặc thuộc cùng 1 chu kì qua phản ứng hóa học.
Ví dụ 1: Cho 2 nguyên tố kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Biết rằng 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Xác định tên hai kim loại đó ?
Giải: Đặt R là công thức của 2 kim loại cần tìm
R + 2HCl → RCl2 + H2↑
Ta có : nH2 = 0,15 mol ⇒ nR = 0,15 mol
MR = mR/nR = 29,33
Giả sử 2 nguyên tố cần tìm là A và B, ta có : MA < MtbR < MB
⇒ MA < 29,33 < MB
2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp, đều thuộc nhóm IIA nên ta có : A là Mg và B là Ca.
Vận dụng:
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít kí ở đktc. Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
a) Tìm tên hai kim loại. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.
Câu 3: Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng?
Câu 4: Hòa tan 28,4 gam hai muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở đktc và dung dịch A.
a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch A?
b) Xác định hai kim loại, biết chúng ở hai chu kì liên tiếp nhau trong nhóm IIA?
c) Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?