Hóa 9 PHA CHẾ DUNG DỊCH

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
28
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho sẵn
Để pha chế một dung dịch, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
* Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM):
Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V(ml) dung dịch A nồng độ CM.
Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế: n = CM.V
Bước 2: Tính khối lượng chất cần lấy để pha chế: từ số mol suy ra khối lượng.
Bước 3:
- Thể tích/ khối lượng chất tan cần lấy để pha chế.
- Thể tích dung môi (nước) cần thêm vào.
Kết luận:
VD 1: Hãy tính toán và pha chế 50 gam dung dịch NaCl có nồng độ 8%.
- Phần tính toán:
Khối lượng NaCl cần dùng là: 50.8/100 = 4 gam
Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 4 = 46 gam.
- Phần pha chế:
Cân 4 gam NaCl khan cho vào cốc có dung dịch 100 ml, cho 46 gam nước và khuấy đều ta thu được dung dịch NaCl 15%.
* Pha dung dịch nồng độ phần trăm(C%):
Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.
Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế: m1 = mct = mdd.C%/100
Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:
mdung dịch = mdung môi + mchất tan
⇒ m2 = mH2O = mdung dịch - mchất tan
Kết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.
VD: Hãy tính toán và pha chế 200 gam dung dịch KOH 10%
- Phần tính toán: mct = 200.10/100 = 20 gam
mH2O = 200 – 20 = 180 gam
- Phần pha chế: Cân 20 gam KOH khan, sau đó cho vào cốc 250 ml. Cho thêm 180 gam nước và khuấy đều ta sẽ thu được 200 gam dung dịch KOH 10%
II. Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước
a. Đặc điểm:
- Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc dung dịch thì nồng độ dung dịch tăng.
- Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất ta luôn luôn không thay đổi.
b. Cách làm:
- Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên:
+ Đối với bài tập nồng độ %: mdd(1).C%(1) = mdd(2).C%(2)
+ Đối với bài tập nồng độ mol: Vdd(1).CM(1) = Vdd(2).CM(2)
Một số cách tính toán khác đối với dạng bài này, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này của mình: https://diendan.hocmai.vn/threads/a...g-cheo-cho-bai-toan-pha-che-dung-dich.753892/
Tổng quát: Pha V2(ml) dung dịch A có nồng độ CM2(M) từ dung dịch A có nồng độ CM1(M).
Bước 1: Tính toán
- Tìm số mol chất tan có trong V2(ml) dung dịch A có nồng độ CM2(M):
n = CM2.V2
- Vì pha loãng dung dịch là thêm nước cất ⇒ số mol chất tan là không thay đổi.
- Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1(M):
V1 = n/CM1
⇒ Thể tích nước cần thêm là VH2O = V2 – V1
Bước 2: Pha chế dung dịch
VD: Hãy tính toán và pha chế 100 ml H2SO4 0,5M từ dung dịch H2SO4 1M.
- Phần tính toán: CM1.V1 = CM2.V2 ⇒ V1.1 = 100.0,5 ⇒ V1 = 50 ml
- Phần pha chế:
Dùng buret lấy 50ml dung dich H2SO4 1M, sau đó cho vào bình định mức 100ml. Cho nước từ từ cho tới vạch và lắc đều thì thu được 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M.
 
Top Bottom