Sử 10 Vương quốc Campuchia thời phong kiến

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thời vương quốc Chân Lạp
Vương quốc này khởi phát từ vua Bhavavarman I (550-598) - ông này có lẽ là một hoàng tử (cháu của vua Phù Nam) Phù Nam chạy sang Chân Lạp sau khi đế quốc Phù Nam suy sụp do cuộc tranh ngôi vị giữa hai con trai khi tiên vương Phù Nam là Jayavarman vừa tạ thế ít lâu. Khi con trai là Citrasena (tên gọi khi trị vì là Mahendravarman, thực tế cầm quyền từ năm 590) đã tiếp tục công việc xâm chiếm Phù Nam. Ishanavarman, con trai của Citrasena, đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm vương quốc Phù Nam trong giai đoạn 612-628.
Chân Lạp phát triển khá mạnh dưới thời Ishanavarman và Jayavarman I. Các vua cho xây dựng lại cung điện cùng nhiều đền đài, mở một số cuộc tấn công để trấn áp các cuộc nổi loạn của quý tộc địa phương. Quốc vương vĩ đại cuối cùng của Chân Lạp, vua Jayavarman I (trị vì 657-700) có những cố gắng để thống nhất đất nước và ông đã giành lại phần lớn phần lãnh thổ được vua Ishanavarman I cai trị trước đó. Nhưng sau khi ông mất, vợ ông lên kế vị thì Chân Lạp tan rã thành các tiểu quốc độc lập. Theo sử sách Trung Hoa, Chân Lạp bị chia thành hai tiểu quốc là Lục Chân Lạp (với trung tâm của Lục Chân Lạp khi đó là tỉnh Champasak ngày nay của Lào) và Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay). Tình hình này tạo điều kiện cho quân Java của nhà Sailendra (hậu duệ của vua Phù Nam) xâm lược vào cuối thế kỷ VIII.
2. Thời đế quốc Angkor
Vương quốc Campuchia bắt đầu phát triển mạnh từ thời vua Jayavarman II (802 - 850). Đến các triều vua Yasovarman I, Suryavarman I, Suryavarman II và đặc biệt là quốc vương Jayavarman VII; Campuchia phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một đế quốc thật sự vào các thế kỷ XI - XIII. Nghề nông phát triển nhanh với hàng loạt hồ nước có dung tích nước lớn được xây dựng, sản lượng lúa gạo không những đủ nuôi sống cho hơn 1 vạn dân Campuchia mà còn khá dư để buôn bán. Các nghề thủ công và buôn bán khá phát triển, nhưng có lẽ nổi bật nhất là nghề chạm khắc, làm đồ trang sức, dệt vải. Nghề buôn bán chưa phát triển mạnh.
Các vua Campuchia từ Jayavarman II đến hết Suryavarman I (802 - 1011) tiến hành nhiều cuộc tranh đấu trong hoàng tộc để củng cố và xây dựng chính quyền vững mạnh hơn. Thời kỳ Jayavarman II lên ngôi, do đất nước còn loạn lạc nên nhà vua phải dời kinh đô đến 4 lần (các kinh đô ban đầu ở trên vùng núi để an toàn cho hoàng gia Campuchia). Thời chắt của ông là Yasovarman I, nhà vua định đô ở thành Angkor (năm 900), xây dựng tới ba hồ chứa nước và cũng rất vất vả để ổn định quốc gia do các cuộc nổi loạn liên tiếp xảy ra, nhất là cuộc nổi loạn của ông chú Jayavarman IV chống lại nhà vua đang trị vì là Harshavarman I. Đến thời Rajendravarman II, việc nhà vua thống nhất dòng vua Mặt Trăng và Mặt Trời đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. Để tránh cho các quý tộc và hoàng thân tiếp tục nổi loạn chống chính quyền, vua Suryavarman I đặt ra hội thề năm 1011 nhằm buộc các quý tộc phải trung thành với mình, củng cố quốc gia. Một hậu duệ lừng danh của ông vua này là Suryavarman II (1113–1150) tiến hành các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ sang vùng đất mà ngày nay thuộc Thái Lan, Miến Điện (cụ thể: Ông đã xâm chiếm đến nơi hiện nay là cực Bắc Lào, phía Tây thôn tính được vương quốc Haripunjaya (nay là trung bộ Thái Lan) và một khu vực phía viễn Tây vốn thuộc vương quốc Pagan, phía Nam lấn đến vương quốc Grahi(nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), phía Đông lấn dần rồi đô hộ tất cả các tiểu quốc Champa) - ông vua này có hai lần tấn công Đại Việt nhưng đều thất bại. Dưới thời Suryavarman II, khu đền tháp Angkor Wat được khởi công xây dựng và hoàn thành khi nhà vua qua đời. Nhưng khi con trai là Dharanindravarman II lên ngôi, vương quốc Campuchia bắt đầu có dấu hiệu suy sụp mặc dù nhà vua mới này đã có có thành tựu lớn về kiến trúc, quân sự. Sự suy yếu của Campuchia đã tạo điều kiện cho quân Champa sang xâm lược và chiếm đóng trong thời gian ngắn (1177-1181)
Jayavarman VII được coi là "ông tổ trung hưng" của Campuchia sau tiền bối là Jayavarman II. Ông nhanh chóng đánh bại quân xâm lược và phục hưng đất nước, đưa Campuchia đến thời huy hoàng nhất trong lịch sử nước này. Ông xây dựng kinh đô mới là Angkor Thom, đền Bayon (với thêm 15 ngôi đền khác trong lãnh thổ Campuchia) cùng các hồ chứa nước, hệ thống giao thông và các bệnh viện. Nhưng khi Jayavarman VII vừa qua đời, đế quốc Campuchia bắt đầu suy yếu. Năng lực quản lý yếu kém của các ông vua kế nhiệm Indravarman II và Jayavarman VIII đã làm đế quốc này suy yếu và tạo điều kiện cho các nước phụ thuộc ly khai - nổi bật là vương quốc Sukhothai của người Thái đã chính thức thành lập năm 1238 sau khi ly khai với nhà nước Campuchia. Từ năm 1352 đến hết năm 1434, quân đội Thái của vương quốc Ayutthaya (một vương quốc mới nổi lên, đã đánh bại Sukhothai năm 1350) nhiều lần tấn công đế quốc Campuchia, đến năm 1431 thì phá hủy hoàn toàn kinh đô Angkor. Đế chế Angkor sụp đổ
Carte_Empire-Khmer.png

Tân vương Ponhea Yat (1421 - 1462) chạy khỏi kinh đô Angkor và dời đô qua Tuol Basan (ngày nay là Srey Santhor) và cuối cùng là Chaktomuk (ngày nay là một phần của Phnôm Pênh). Tại kinh thành mới này, ông tập hợp quần thân và quân đội để hợp sức chống quân xâm lược Ayutthaya. Nhà vua nổi tiếng của thời suy tàn Campuchia là Ang Chan I (1516-1566) nhiều lần đánh bại quân Ayutthaya, có lần đánh tan giặc đến tận biên giới - để kỷ niệm, nhà vua xây dựng thị trấn Xiêm Riệp vào năm 1549 sau khi đánh tan giặc ở đây. Trước sức tấn công vũ bão của giặc, Ang Chan I lại phải dời đô về thành Longvek (La Bích). Năm 1595, vua Chey Chetta I đã phải rời bỏ Longvek sau khi kinh thành này bị quân Ayutthaya xâm chiếm. Đến đầu thế kỷ XVII, tân vương Chey Chetta II lên ngôi (1618-1627) đã định đô ở thành Oudong năm 1618. Để tránh bị quân Ayutthaya có thể xâm lăng, nhà vua thiết lập quan hệ với chúa Nguyễn bằng cách xin cưới công chúa Ngọc Vạn của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); đổi lại ông cho phép người Việt lập trạm thu thuế ở Sài Gòn và Bến Nghé (nay thuộc Tp. Hồ Chí Minh). Từ đó về sau, Campuchia càng suy yếu hơn do các hoàng thân tranh giành kế vị quá nhiều dưới ảnh hưởng của Ayutthaya và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lãnh thổ bị thu hẹp dần. Đầu thế kỷ XIX, Campuchia càng suy sụp hơn và bị Pháp xâm lược năm 1863
 
Top Bottom