Sử 10 Trung Quốc thời phong kiến

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.1.1. Trung Quốc thời Tần - Hán
+ Tổ chức chính quyền:
- Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN, xưng là Hoàng đế có quyền hành tuyệt đối. Giúp việc cho Hoàng đế là hệ thống quan lại với Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ. Hoàng đế lập ra quân đội để tiện duy trì trật tự xã hội, đàn áp khởi nghĩa nông dân và gây chiến tranh xâm lược. Đến thời Hán, triều đình cho phép tiến cử cả con em của địa chủ tham gia chính quyền
- Hoàng đế chia đất nước thành quận (đứng đầu là Thái thú) và huyện (đứng đầu là Huyện lệnh). Các quan lại đều phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp nhà nước
- Về chính sách đối ngoại: từ đất gốc Trung Hoa, các Hoàng đế thời Tần - Hán thi hành chính sách xâm lược ra bên ngoài. Trung Quốc lấy các đất ở sông Hoàng, sông Trường Giang, lấn sang Triều Tiên và nước Việt cổ. Ở nước Việt cổ, quân ta đánh bại quân Tần xâm lược và lập ra nước Âu Lạc. Âu Lạc bị triều Hán đô hộ, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra (40 - 43) làm rung chuyển bộ máy chính quyền đô hộ của nhà Hán
+ Kinh tế: nhà Tần thống nhất tiền tệ và đo lường, chữ viết. Đến thời Hán, kinh tế được phục hồi mạnh: thủy lợi được chú trọng nên nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công truyền thống (dệt vải, làm giấy) và khai mỏ sớm phát triển và có nhiều thành tựu. Kinh đô Trường An và các thành thị Lạc Dương, Thành Đô… buôn bán sầm uất. Để phát triển hơn nữa thương nghiệp, nhà Hán phát triển “con đường tơ lụa” để buôn bán với các nước xung quanh và phương Tây.
+ Xã hội: các giai cấp được hình thành. Quan lại có nhiều ruộng đất thì trở thành địa chủ. Nông dân bị phân hóa thành: (1) nông dân giàu có trở thành giai cấp bóc lột; (2) nông dân tự canh có ruộng đất để cày cấy; (3) nông dân lĩnh canh không có ruộng đất phải làm trên đất của địa chủ. Nông dân nhận ruộng và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Đến thời Tần - Hán thì quan hệ phong kiến chính thức được xác lập, đó là quan hệ giữa địa chủ với nông dân công xã.

1.1.2. Trung Quốc thời Đường
- Chính trị: vua Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung uong đến mức hoàn chỉnh:
+ Hoàng đế cử người thân tín đi cai quản các địa phương; đặt chức Tiết độ sứ (do những người thân tộc nắm giữ) để quản lý biên cương. Đến thời Tống thì chức Tiết độ sứ bị bãi bỏ, các quan lại trực tiếp cai quản các quận, huyện
+ Mở khoa thi để tuyển chọn (thành phần tham gia: con em của giới quý tộc, con em của địa chủ) người đỗ đạt cao ra làm quan. Ý nghĩa: tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến tham gia quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đến thời Tống thì tiếp thu duy trì khoa thi, bãi bỏ tiến cử nhân tài
- Đối ngoại: Nhà Đường (sau này là nhà Tống) mở rộng xâm lược ra xung quanh (Nội Mông, Tây Vực và Triều Tiên, An Nam) và đặt các phủ đô hộ tại nơi xâm lược. Ở Việt Nam, nhà Đường đặt cơ quan “An Nam đô hộ phủ” và cai trị rất tàn bạo; dẫn tới khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỷ VIII), khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791). Chế độ cai trị tàn bạo của nhà Đường bị kết liễu bởi khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905). Thời Tống, quân Tống xâm lược nước ta hai lần (981, 1075 - 1077) nhưng đều bị quân ta đánh bại.
- Kinh tế:
+ Thiết lập chế độ quân điền: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân cày cấy. Nông dân nhận ruộng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Ruộng tư nhân cũng phát triển mạnh.
+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ đó, sản lượng lúa tăng vọt
+ Thủ công nghiệp phát triển mạnh với nhiều xưởng thủ công lớn như xưởng dệt Hàng Châu; nghề làm gốm sứ đạt đến trình độ kĩ thuật cao. Thời Đường cũng đã xuất hiện các phường hội (thợ cả, thợ thủ công và thợ học việc)
+ Ngoại thương phát triển cực thịnh trên con đường tơ lụa (trên bộ và trên biển). Lái buôn nước ngoài đưa mặt hàng ngà voi, sừng tê, thủy tinh… và mua về vàng, bạc và hương liệu, gia vị mới

1.1.3. Trung Quốc thời Minh - Thanh
- Chính trị: các Hoàng đế thời Minh - Thanh bắt đầu củng cố chính quyền chuyên chế cao độ. Để chấm dứt hỗn chiến và mưu phản, vua Minh Thái Tổ (1368 - 1398) bãi bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, đặt ra 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và cử thượng thư quản lý các bộ. Các bộ quản lý các quan lại địa phương. Hoàng đế quản lý các bộ, quản lý cả quân đội. Để tạo chỗ dựa cho mình, Hoàng đế cho cho con cháu hoàng tộc giữ các chức vụ cao trong triều đình, ban cấp đất đai cho họ. Đến thời nhà Thanh, các Hoàng đế cho người Hán tham gia chính quyền, nhưng quyền hành chủ yếu do các quan lại người Mãn nắm.
- Đối ngoại: các Hoàng đế Minh - Thanh thi hành chính sách mở rộng lãnh thổ. Vua Minh củng cố Vạn Lí Trường Thành, gây chiến tranh với người Mông Cổ và đồng thời cử sứ giả sang các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô trương sức mạnh. Kế tục nhà Minh, các Hoàng đế Thanh tích cực mở rộng lãnh thổ, đến thời vua Càn Long thì diện tích Trung Quốc là 11 triệu km2. Cả nhà Minh và Thanh từng đem quân xâm lược nước ta, nhưng bị quân dân Đại Việt đánh tan bằng khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) và khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1802, đánh tan quân Thanh năm 1789)
- Kinh tế: nông nghiệp có nhiều tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng và đạt nhiều thành tựu. Thời Minh - Thanh, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh. Về thủ công nghiệp, xuất hiện nhiều xưởng thủ công chuyên nghề dệt, làm giấy, đồ sứ; lớn nhất là xưởng gốm Cảnh Đức ở Giang Tây với 3.000 lò sứ. Lúc bây giờ, đã xuất hiện các chủ giao nguyên liệu và thu về sản phẩm ở các hộ làm nghề thủ công; các thương nhân bao mua đã đem sản phẩm đi buôn bán trong nước và ngoài nước. Sản phẩm phong phú tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển mạnh mẽ. Vào thế kỷ XVI, thương nhân châu Âu sang Trung Quốc buôn bán (đến thời Thanh thì bị hạn chế ngoại thương do chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình)

B. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
- Tư tưởng:
+ Tư tưởng đóng vai trò xuyên suốt thời phong kiến ở Trung Quốc là Nho giáo. Nho giáo là một học thuyết tư tưởng do Khổng Tử sáng lập vào thế kỷ VI TCN, trờ thành một hệ tư tưởng chính (công cụ tinh thần) của nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới thời Hán Vũ đế (140 - 86 TCN). Về nội dung, Nho giáo nhấn mạnh trật tự xã hội (vua - tôi, cha - con, chồng - vợ) và kêu gọi con người phải tu dưỡng đạo đức, con người có bổn phận với quốc gia (tôn quân). Về sau, Nho giáo ngày càng bảo thủ và cản trở sự phát triển của xã hội
+ Phật giáo: được truyền bá vào Trung Quốc thời Tây Hán (206 TCN - 8 CN). Các nhà sư Ấn Độ truyền bá vào trong nhân dân, lập các chùa chiền. Đến thời Đường, Phật giáo phát triển thịnh hành. Các nhà sư Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh tìm sang Ấn Độ học đạo; ngược lại các nhà sư Ấn Độ, Phù Nam sang Trung Quốc truyền đạo. Đến thời Tống, Phật giáo lại càng phát triển mạnh hơn với hàng loạt chùa chiền, tạc tượng và in kinh Phật rất nhiều.
- Sử học: bắt đầu có từ thời Tây Hán với bộ Sử kí của sử gia Tư Mã Thiên. Bộ sử của ông có giá trị về mặt tư liệu, tư tưởng. Sau Sử kí Tư Mã Thiên còn có Hán thư (Tiền Hán thư và Hậu Hán thư) của Ban Cố (thế kỷ I SCN), Tam quốc chí, Đường thư (Cựu Đường thư và Tân Đường thư), Tống thư, Minh sử…. Vào thời Đường, cơ quan Sử quán được thành lập
- Văn học: mở đầu là thể thơ phú vào thời Tây Hán. Đến thời Đường, bên cạnh kinh Phật thì thơ Đường phát triển đỉnh cao với các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ… Đến thời Nguyên, thể loại tiểu thuyết chương hồi đã hình thành trên những mầm mống đã có thời Nam - Bắc triều (420 - 589), phát triển mạnh mẽ dưới thời Minh - Thanh. Vốn xuất thân là những người chuyên kể chuyện lịch sử, các tác giả Thi Nại Am (1296 - 1370), La Quán Trung (1330 - 1400), Tào Tuyết Cần (1724? - 1763)… viết lên các tiểu thuyết chương hồi như Thủy hử của Thi Nại Am (120 hồi), Tây du ký của Ngô Thừa Ân (100 hồi), Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (khoảng 120 hồi), Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần (80 hồi, về sau Cao Ngạc viết thêm 40 hồi nữa). Ngoài tiểu thuyết, thời Minh - Thanh còn biên soạn các quyển từ điển như Vĩnh Lạc đại điển (11.095 tập - nay còn hơn 300 tập, được biên soạn thời Minh Thành Tổ). Thời Khang Hi (1662 - 1722) của nhà Thanh đã xuất bản bộ Khang Hi tự điển (12 tập, 47.035 chữ) và Cổ kim đồ thư tâp thành (10.000 chương); đến thời Càn Long thì có bộ sách Tứ khố toàn thư (36.000 tập).
- Khoa học kĩ thuật:
+ Khoa học: Thời Tần - Hán, người Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết khí để người nông dân căn cứ vào đó để biết thời vụ sản xuất. Trương Hành[ Trương Hành còn vẽ bản đồ bầu trời với 11.520 ngôi sao, biết quỹ đạo của Trái Đất có hình elip. Ông cũng là người đầu tiên vẽ bản đồ và xác định được hệ thống kinh - vĩ tuyến] (78 - 139) thời Đông Hán đã phát minh ra địa động nghi để đo động đất. Cuối thời Đông Hán, thầy thuốc Hoa Đà (145 - 208) dùng phẫu thuật để trị bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân là quyển bách khoa toàn thư về y học rất có giá trị
+ Kỹ thuật: Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng là giấy (thế kỷ I), thuốc súng (thế kỷ I TCN), la bàn (thế kỷ XI TCN) và kỹ thuật in (thế kỷ III TCN). Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với văn minh nhân loại.
- Kiến trúc: Vạn Lý trường thành, cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.
 
Top Bottom