Sử 10 MẠC ĐĂNG DUNG VÀ ĐOẠN KẾT NHÀ LÊ SƠ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. LÊ TỒN TRỊNH TẠI…
Người ta vẫn hay cho rằng câu nói trên chỉ mối quan hệ khăng khít giữa vua Lê và chúa Trịnh trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh sau này, nhưng thật ra, hai hô lê – Trịnh có nhân duyên xa xôi hơn thế. Ngay từ thời Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong số 19 huynh đệ theo ông từ buổi đầu đã có hai tướng đắc lực họ Trịnh theo phò tá là Trịnh Khả và Trịnh Khắc Phục. Sau bao nhiêu năm chinh chiến, cả hai ông Trịnh đều lập nên công lao hạng mã, được ban thưởng hậu hĩnh, leo đến tột đỉnh quyền lực. Và cũng là trò đùa số phận, khi thái hậu Nguyễn Thị Anh ra chấp chính thì cả hai ông đều … lên thớt, ngày 26 tháng 7, năm Tân Mùi (1451), niên hiệu Thái Hòa thứ 9, Trịnh Khắc Phục cùng con là Phò mã đô úy Trịnh Bá Nhai; Thái úy Trịnh Khả cùng con là Trịnh Quát bị Nguyễn thái hậu xử tử, đương thời cho rằng những người này bị oan. Năm 1453, Nhân Tông hoàng đế bắt đầu đích thân trông coi chính sự, minh oan cho hai ông và cấp cho con cháu máy chục mẫu quan điền.
Thế nhưng mối “duyên” họ Lê – họ Trịnh chưa kết thúc ở đó, năm 1516, nhà Lê điêu đứng vì vua quỷ Lê Tương Dực xa hoa cực độ, lại càn rỡ ngông cuồng, Trịnh Duy Sản – cháu nội Trịnh Khắc Phục, vốn là tướng tâm phúc của Tương Dực, nhân dẹp loạn bị thua lại bị Tương Dực ba máu sáu cơn xử đánh roi trước mặt ba quân tướng sĩ nên Sản quê. Đêm 6 tháng 4 năm 1516, Sản làm binh biến xiên chết Tương Dực rồi thiêu xác ra tro, lập vua mới lên ngôi chính là Lê Chiêu Tông. Lê Chiêu Tông lên ngôi trong lúc quyền bính thuộc về tay Trịnh Duy Sản cùng bè đảng. Nhưng cũng không cần chờ lâu, tháng 10 cùng năm, trong một lần đi đánh dẹp loạn quân Trần Cảo, Duy Sản chợt nổi cơn … húng chó, nghe quân giặc thách đánh bèn tự mình xông lên trước, rơi ngay vào chỗ phục binh, chưa đầy 1 phút, Sản bị tên cắm như lông nhím, quân triều đình từ thế đang ăn bỗng nhiên dính quả lật kèo phút 89 thành ra tan vỡ…
Được đà dấn tới, quân Trần Cảo đánh ngược trở về kinh thành, nhưng rất đen cho chúng, con nuôi Trịnh Duy Sản là Trần Chân (not Tinh Võ Môn) kịp thời tập hợp lại lực lượng họ Trịnh và đánh một trận quyết tử, lần này Trần Cảo lại thua.... Sau cú này, Trần Cảo bỗng cạo đầu làm sư rồi biệt tích giang hồ, loạn Trần Cảo chấm dứt. Thế nhưng các tướng ngày trước nhân danh phò vua đã trót khởi binh, giờ bảo giải giáp thì họ tiếc, tiếc vì chưa đánh đã tay, chưa cướp được của cải để khấu trừ chi phí, hehe. Thế là chúng quay sang đánh lẫn nhau. Trong số đó có hai phe nổi nhất là phe Trịnh Tuy (vâng, lại họ Trịnh) và phe Nguyễn Hoằng Dụ.
Nguyễn Hoằng Dụ là con Nguyễn Văn Lang, đồng liêu với Trịnh Duy Sản dưới triều Lê Uy Mục ngày xưa, còn Trịnh Tuy là cháu họ Trịnh Duy Sản, cả 2 đều là dạng có gốc và đều biết nhau từ lâu. Tháng 7 năm 1517, hai phe kéo quân về giành Thăng Long đánh nhau ba lần bất phân thắng bại, tới lần thứ tư thì Trịnh Tuy yếu thế, phải tạm rút. Trong thời gian hai ông giời con đánh nhau, ông con giời chính hiệu, tức thiên tử, Lê Chiêu Tông muốn giảng hòa nên đem chuyện Lạn Tương Như và Liêm Pha thời chiến quốc ra kể, cơ mà hai bố dí buồi vào điển mí lị tích, cứ đánh trước nói sau, hehe. Nguyễn Hoằng Dụ đuổi được Trịnh Tuy chưa kịp mừng thì Trần Chân lại bất ngờ mang quân đánh úp, không kịp phòng bị nên Dụ thua, cũng chạy nốt, thành ra Trần Chân tự nhiên nắm được vua Lê Chiêu Tông cùng toàn triều đình.
Ngày vui ngắn chả tày gang, đến tháng 11 năm 1517, quần thần nhiều người tâu lên Trần Chân ngạo mạn, khinh thường nhà vua, Chiêu Tông bèn xài độc kế, cho gọi Chân vào cung rồi sai võ sĩ giết đi. Thủ hạ của Chân nghe tin bèn cất quân báo thù cho chủ, đêm rằm tháng 7 năm đó, vua không cúng cô hồn mà chạy vất vưởng sang Gia Lâm tìm nhà nghỉ, à quên, tìm hành dinh ở tạm vì kinh thành khói lửa tơi bời. Chiêu Tông bèn tìm cách chiêu an bọn thuộc hạ cũ của Chân, chúng đòi xin thủ cấp của mấy kẻ “bơm đểu” nhà vua khi trước thì mới bãi binh. Vua nghe lời, chặt ba cái thủ cấp đem đến nhưng Nguyễn Kính lại càng hoành hành, nuốt lời, không rút quân. Kính sau đó lại theo về với Trịnh Tuy, Trịnh Tuy lại lập hai tông thất khác nhà Lê lên, rồi lấy danh nghĩa phò trợ mà công khai ra mặt chống triều đình, mưu đồ phế Lê Chiêu Tông.
Lê Chiêu Tông lúc này ban chiếu Cần Vương, lại mời Nguyễn Hoằng Dụ đem binh về giúp. Nguyễn Hoằng Dụ đem quân về hợp với Mạc Đăng Dung, lúc này Mạc Đăng Dung đã lập được vài chiến công và đang “có số má”, tuy nhiên Nguyễn Hoằng Dụ chưa kịp hợp binh với Dung thì đã bị đánh bại, đành bỏ chạy, để lại một mình Mạc Đăng Dung chống đỡ. QUân Trịnh Tuy đánh được Nguyễn Hoằng Dụ bèn đâm ra kiêu căng, bắc cầu phao qua sông Hồng tiến vào kinh thành. Mạc Đăng Dung nhân lúc quân địch qua được giữa sông thì đem quân lại đánh, quân Trịnh Tuy bị đứt cầu, chết chìm khá nhiều phải rút về, Mạc Đăng Dung lại thừa thế truy kích, Trịnh Tuy đang đêm phải nhổ trại rút chạy. Tháng 7 năm 1519, Mạc Đang Dung đại phá được quân phản loạn, các cánh quân đều ra hàng, chỉ mỗi Trịnh Tuy chạy về Thanh Hoa.
2. MẠC ĐĂNG DUNG
Mạc Đăng Dung xuất thân con nhà chai lưới, sinh dưới thời Lê Thánh Tông, ở làng Cổ Trai, Nghi Dương ngày nay là Kiến Thụy – Hải Phòng. Tuổi trẻ có sức khỏe, võ nghệ nên dự thi tuyển võ sĩ cho triều đình dưới triều Lê Uy Mục và thi đỗ, được vào cung sung vào đội quân Túc Vệ cầm dù theo vua. Do tính tình ngay thẳng, sức khỏe hơn người, năm 1508, Mạc Đăng Dung được phong làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ. Năm 1511, Đăng Dung được thăng làm Vũ Xuyên bá, bây giờ các thuật sĩ, hào kiệt nói với vua Lê Tương Dực rằng “Tử khí Đông lai” – nghĩa là phương đông có sắc khí thiên tử, tử khí ở đây là khí màu tím, not khí của tử thi. Vua Lê Tương Dực sai đại thần Nguyễn Văn Lang đem thuật sĩ ra Đồ Sơn, Hải Phòng, tức quê của Mạc Đăng Dung trấn yểm. Đăng Dung cũng đi trong chuyến đó mà không ai để ý đấy là quê ông.
Nhắc tới Mạc Đăng Dung, xưa nay chúng ta vẫn có 2 lời đồn trong dân gian về gốc tích và chân mạng thiên tử của ông: Truyền thuyết thứ nhất, à, mà cũng không hẳn là truyền thuyết, Đại Việt Sử Ký toàn thư chép rằng ông là cháu 7 đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần, tuy nhiên quê gốc của Mạc Đĩnh Chi là ở Hải Dương, còn Mạc Đăng Dung là ở Hải Phòng, có sách nói rằng vì đời ông nội của Đăng Dung bị tội khinh mạn thiên tử (chơi đá cầu, thế méo nào trái cầu bay mẹ sang thuyền rồng, đập vào mặt Lê Thánh Tông, ông nội bị xử chém, cha và chú Đăng Dung thanh dã một mạch xuống Hải Phòng). Lại có sách truy sâu xa hơn, ông cố nội của Đăng Dung là Mạc Thúy từng cộng tác rất ăn ý với người Minh khi họ sang đánh nhà Hồ, thậm chí còn được sang Trung Hoa vào chầu vua Minh, nên khi Lê lợi đánh tan quân Minh thì họ này cũng .. thanh dã luôn. Nói tóm lại, nguồn gốc mỗi nơi kể một kiểu như thế nên chưa chắc thông tin hậu duệ 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là chính xác.
Truyền thuyết thứ 2, có đá nhẹ tới một nhân vật truyền kỳ trong lịch sử Việt, ấy là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tiến sỹ Nhữ Văn Lan, ông chỉ có 1 con gái duy nhất là bà Nhữ Thị Thục nên bao nhiêu kiến thức, chữ nghĩa ông truyền lại cho cô con gái. Bà này tinh thông nho, y, lý, số nên áp dụng vào việc … chọn chồng. Bà chỉ mong lấy được chồng như thế nào để sinh được con, con lại phải làm vua thiên hạ mới chịu. Tuy nhiên, chọn mãi chả có ai, rốt cuộc bà đành lấy anh giám sinh họ Mã, à nhầm, họ Nguyễn tên Văn Định và sinh ra Nguyễn Văn Đạt, người mà chúng ta gọi là Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Dân gian lại bảo rằng do mâu thuẫn trong cách dạy con, bà Nhữ Thị Thục bực quá bỏ lại hai cha con và tái giá với một người nữa, sinh ra Phùng Khắc Khoan sau này, nhưng cũng không đạt được ý nguyện. Buồn tình, đến một ngày bà đi Đồ Sơn tắm biển thì gặp một chàng thanh niên đang kéo lưới, chính là Mạc Đăng Dung, lúc này bà chỉ còn có thể thốt lên: Người này mới đúng thực chân mạng thiên tử, chỉ tiếc rằng ta đã luống tuổi quá rồi. Thật ra câu chuyện trên chỉ là nói cho vui, vì thực tế giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan cách nhau tận 37 tuổi, gần như không thể cùng một mẹ, đồng thời sau này Phùng Khắc Khoan còn là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Kể dài dòng tý về gốc gác và truyền kỳ về Mạc Đăng Dung như thế thôi, giờ đến phần chính là võ công của Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp được Trịnh Tuy rồi thì Mạc Đăng Dung bắt đầu thâu tóm quyền hành, được Chiêu Tông phong Mạc Đăng Dung làm Minh quận công. Năm 1521, Mạc Đăng Dung được phong làm thái phó, quyền thế có phần át cả Chiêu Tông. Chiêu Tông dĩ nhiên không muốn bị Đăng Dung khống chế, bí mật bàn cùng các nội thần định mời binh sĩ các địa phương đến đánh Đăng Dung. Trước hết, Chiêu Tông sai người đến Thanh Hóa mật dụ Trịnh Tuy tiếp đón cứu viện, bọn Trịnh Tuy lúc trước ra mặt chống Chiêu Tông nhưng nay lại được gọi về chống Mạc Đăng Dung thì không bỏ lỡ thời cơ, ok ngay. Đêm 27 tháng 7 năm 1522, Chiêu Tông cùng đám đệ tử thân tín bỏ trốn khỏi kinh thành. Sáng bảnh mắt Mạc Đăng Dung mới hay, lại không biết vua trốn đi đằng nào bèn lập 1 người em của Chiêu Tông lên ngôi là Lê Cung Hoàng để chấp chính.
Tất cả các thế lực làm loạn khi trước, có cả Nguyễn Kính, Nguyễn Áng là bộ hạ cũ của Trần Chân theo về, giờ lại đoàn kết, hợp binh cùng nhau đánh Mạc Đăng Dung. Liên quân thanh thế lớn quá, lại còn đông đảo, quân Mạc bị vây tận ba mặt, tình hình như cá nằm trên thớt. Chính lúc này Trịnh Tuy lại bóp team, Tuy tính toán rằng nếu dẹp loạn thành công thì các phe phái sẽ lại xâu xé lẫn nhau, chi bằng bắt Chiêu Tông trước để ra lệnh quần hùng. Thế là Trịnh Tuy bèn phát động binh biến, ngày 19 tháng 10 năm 1522, Trịnh Tuy tiến hành binh biến, mang quân đánh úp vào doanh trại của Chiêu Tông và bắt được vua, thanh dã luôn một mạch vào tận Thanh Hoa rồi từ đó ban chiếu hạ lệnh các nơi bãi binh. Anh em ghét Trịnh Tuy chơi trên đầu cha, một phần nhỏ chán ngán đếch muốn đánh nữa, một phần lớn chạy hết sang bên Mạc Đăng Dung, thế là Dung bất chiến tự nhiên thành, thanh thế lại càng lên cao.
Năm 1523, Mạc Đăng Dung sai thủ hạ là Mạc Quyết, Vũ Hộ, Vũ Như Quế đi đánh Trịnh Tuy ở Thanh Hóa, phá tan quân Tuy. Ông liền dời Chiêu Tông lên châu Lang Chánh. Năm 1524, Đăng Dung lại mang quân vào Thanh Hóa đánh Trịnh Tuy lần nữa, lần này Tuy tan vỡ toàn quân, chết trên đường trốn chạy. Tới đây thì quả là ứng với lời sấm truyền: Lê bại Trịnh vong... Không lâu sau (1525), vua Chiêu Tông cũng bị bắt đem giải về kinh giam lỏng. Tháng 12 năm 1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết Lê Chiêu Tông tại phường Đông Hà, đem chôn ở Vĩnh Hưng lăng, Thanh Đàm.
Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đăng Dung tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, giả cách lui về quê ở Cổ Trai (Hải Phòng) nhưng thực tế vẫn nắm triều đình. Tháng 4 năm 1527, Cung Hoàng sai người cầm cờ mao tiết, mũ áo ô lọng, đại ngọc, kiệu tía, quạt vẽ đến Cổ Trai phong Đăng Dung làm An Hưng vương. Cung Hoàng còn tặng ông ta bài thơ Chu Công giúp Thành vương, ý muốn ông này giúp hoàng đế và triều đình như Chu Công Đán giúp đỡ Chu Thành vương đời xưa. Nhưng Đăng Dung chưa mãn nguyện và không cam chịu làm tước vương. Ngày 15 tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào kinh, bắt Cung Hoàng nhường ngôi. Nhân dân trong kinh đón Đăng Dung vào kinh. Triều thần lúc đó hầu hết đã là người của Đăng Dung hoặc theo Đăng Dung, tự khởi thảo chiếu nhường ngôi. Mạc Đăng Dung xưng Hoàng đế, tức là Mạc Thái Tổ, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức. Cung Hoàng bị giáng xuống làm Cung Vương rồi giam cùng với Hoàng thái hậu ở Tây cung. Vài tháng sau, Mạc Đăng Dung ép mẹ con Cung Hoàng phải tự tử, năm đó Cung Hoàng 21 tuổ
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Hồi đó mà Thái Tổ không dứt nhà Lê thì cũng đau não, nhỡ để mẹ con hoàng đế rơi vào tay 1 lưc lượng nào đó thì coi như game over
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom