Kỹ năng 7 bước làm chủ cảm xúc bản thân

Tuấn Louis

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng mười hai 2017
18
51
6
TP Hồ Chí Minh
Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Bước 1. Nhận thức vấn đề

Điều đầu tiên chúng ta cần là nhận thức được vấn đề để tiết chế cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy mơ hồ nhưng thật ra lại là điều tất yếu để giải quyết vấn đề đang xảy ra. Ví dụ cụ thể là khi bạn đang chạy trên đường thì bất ngờ một chiếc xe máy đang đi tạt ngang qua đầu xe bạn, có thể bạn sẽ hét toáng lên…Hãy nhận biết cảm xúc của mình để có cách ứng xử tốt hơn.

nhan-thuc-van-de-lam-chu-cam-xuc.jpg

Nhận thức vấn đề để tiết chế cảm xúc
Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc

Điều thứ 2 là đặt tên cảm xúc. Với ví dụ ở bước 1 khi có một cái xe bất ngờ tạt ngang qua đầu xe của bạn, có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là “tức giận”, “sợ hãi”, “lo lắng”…Khi đó bạn đã có thể gọi tên được cảm xúc và phân tích, nhìn nhận vấn đề gặp phải.
Bước 3. Chịu trách nhiệm

Ở bước 3 là chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình. Đây là một điều vô cùng khó khăn bởi bạn sẽ có vô số lý do để tự ngụy biện cho mình “người lái xe kia mới là người có lỗi tôi vẫn đi đúng đường mà” nhưng bạn lại quên rằng cảm xúc của bạn chứ không ai điều khiển bạn .Trong hoàn cảnh bất ngờ sẽ làm cho bạn mất tự chủ nhưng lỗi vẫn là ở bạn, bởi người kia không thể lấy đi được sức mạnh và sự tự chủ của bạn. Hãy chịu trách nhiệm với những gì mình làm, nhận biết được điều này sẽ giúp cho suy nghĩ của bạn thay đổi theo chiều hướng khác.
Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác

Hãy nghĩ đến một điều nào đó khác. Đúng vì chúng ta luôn luôn nói rằng trong con người mình luôn có hai con hổ một con tốt , một con xấu và khoảng cách giữa chúng rất mong manh. Ví dụ như bạn giao cho những đứa con mình công việc dọn nhà nhưng chúng không nghe lời trong khi bạn đã lặp lại rất nhiều lần làm bạn tức giận và quát tháo nhưng sau khi bình tĩnh bạn sẽ nhận thấy rằng mình tức giận lúc đó chỉ là do cảm thấy lời nói, ý kiến không được tôn trọng. Khi đã nhận thức được vấn đề bạn sẽ có cách giải quyết tốt hơn.
Bước 5. Chấp nhận cảm xúc

Bạn đang tức giận và bạn chấp nhận cảm xúc lúc đó. Cảm xúc của bạn có thể do cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh hay những trải nghiệm đã qua. Cảm xúc dẫn tới hành động. Vì vậy cảm xúc có thể không sai nhưng hành động của bạn có thể làm bạn phải hối tiếc. Thế nên bạn hãy chấp nhận cái cảm xúc và hành động của bạn để chỉnh lại.
Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn

Cảm xúc luôn đem lại cho bạn một điều hữu ích và bản thân bạn có thể cảm nhận được điều đó. Khi ở một đường phố náo nhiệt, đông người bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi độc bước trên con đường vắng vẻ sẽ làm bạn thấy bất an, lo lắng. Đó là biểu hiện chung cho cảm xúc của mỗi người bộc lộ ra trong tình huống này. Cảm xúc luôn là thông điệp tốt nhất cho môi trường xung quanh và tình trạng bản thân bạn.

cam-xuc-la-thong-diep-tot-nhat.jpg

Cảm xúc là thông điệp tốt nhất cho mọi người
Bước 7. Thay đổi cảm xúc

Nỗi sợ hãi luôn hiện diện trong bản thân ta và đối với những bạn học sinh, sinh viên luôn là sự ám ảnh. Nó dẫn tới cho bạn một sự hoang mang, sợ hãi và điều này gây ảnh hưởng rất nhiều cho kỳ thi của bạn. Bạn hãy nhớ đến các kỳ thi trước đây mình đã làm rất tốt và tại sao lần này mình phải lo lắng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và sự tự tin trở lại. Như vậy, điều này giúp bạn suy nghĩ tới những điều tích cực để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Những điều trên sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc của bạn ở những tình huống tốt nhất . Việc học cách lắng nghe, đặt câu hỏi cho chính mình luôn rất khó bởi vì nó đòi hỏi kỷ luật và một sự kiểm soát tốt từ bạn

Sưu Tầm​
 

Tuấn Louis

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng mười hai 2017
18
51
6
TP Hồ Chí Minh
Lê Hồng Phong
Hơi lý thuyết, vì thường thì người ta sẽ điên trước khi nhớ ra cái gì!
Nhưng nếu bạn nắm vững những cách điều khiển cảm xúc trên, thì bạn sẽ nhận ra được điều gì đó trước khi "điên". Vì vậy, mà chúng ta vẫn thấy trong xã hội có rất nhiều người điềm tĩnh trước những sóng gió. Trước tiên, cần phải có phải tiếp thu kiến thức (lý thuyết) tốt, thì mới dẫn đến hành động đúng khi mình gặp phải tình huống thực tế.
Chúc bạn thành công !:)
 
  • Like
Reactions: Tree B

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Nhưng nếu bạn nắm vững những cách điều khiển cảm xúc trên, thì bạn sẽ nhận ra được điều gì đó trước khi "điên". Vì vậy, mà chúng ta vẫn thấy trong xã hội có rất nhiều người điềm tĩnh trước những sóng gió. Trước tiên, cần phải có phải tiếp thu kiến thức (lý thuyết) tốt, thì mới dẫn đến hành động đúng khi mình gặp phải tình huống thực tế.
Chúc bạn thành công !:)

Mình chỉ điên khi đối mặt với mình là người thực sự quen như bố mẹ em trai thôi. Nhưng những người xung quanh mình nhiều người mình mới hỏi vài câu đã tỏ vẻ cấm cẳn khó chịu... mình toàn cố nhịn cho qua!
 

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
Bước 1. Nhận thức vấn đề

Điều đầu tiên chúng ta cần là nhận thức được vấn đề để tiết chế cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy mơ hồ nhưng thật ra lại là điều tất yếu để giải quyết vấn đề đang xảy ra. Ví dụ cụ thể là khi bạn đang chạy trên đường thì bất ngờ một chiếc xe máy đang đi tạt ngang qua đầu xe bạn, có thể bạn sẽ hét toáng lên…Hãy nhận biết cảm xúc của mình để có cách ứng xử tốt hơn.

nhan-thuc-van-de-lam-chu-cam-xuc.jpg

Nhận thức vấn đề để tiết chế cảm xúc
Bước 2. Đặt tên cho cảm xúc

Điều thứ 2 là đặt tên cảm xúc. Với ví dụ ở bước 1 khi có một cái xe bất ngờ tạt ngang qua đầu xe của bạn, có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là “tức giận”, “sợ hãi”, “lo lắng”…Khi đó bạn đã có thể gọi tên được cảm xúc và phân tích, nhìn nhận vấn đề gặp phải.
Bước 3. Chịu trách nhiệm

Ở bước 3 là chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình. Đây là một điều vô cùng khó khăn bởi bạn sẽ có vô số lý do để tự ngụy biện cho mình “người lái xe kia mới là người có lỗi tôi vẫn đi đúng đường mà” nhưng bạn lại quên rằng cảm xúc của bạn chứ không ai điều khiển bạn .Trong hoàn cảnh bất ngờ sẽ làm cho bạn mất tự chủ nhưng lỗi vẫn là ở bạn, bởi người kia không thể lấy đi được sức mạnh và sự tự chủ của bạn. Hãy chịu trách nhiệm với những gì mình làm, nhận biết được điều này sẽ giúp cho suy nghĩ của bạn thay đổi theo chiều hướng khác.
Bước 4. Hướng đến một ý nghĩa khác

Hãy nghĩ đến một điều nào đó khác. Đúng vì chúng ta luôn luôn nói rằng trong con người mình luôn có hai con hổ một con tốt , một con xấu và khoảng cách giữa chúng rất mong manh. Ví dụ như bạn giao cho những đứa con mình công việc dọn nhà nhưng chúng không nghe lời trong khi bạn đã lặp lại rất nhiều lần làm bạn tức giận và quát tháo nhưng sau khi bình tĩnh bạn sẽ nhận thấy rằng mình tức giận lúc đó chỉ là do cảm thấy lời nói, ý kiến không được tôn trọng. Khi đã nhận thức được vấn đề bạn sẽ có cách giải quyết tốt hơn.
Bước 5. Chấp nhận cảm xúc

Bạn đang tức giận và bạn chấp nhận cảm xúc lúc đó. Cảm xúc của bạn có thể do cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh hay những trải nghiệm đã qua. Cảm xúc dẫn tới hành động. Vì vậy cảm xúc có thể không sai nhưng hành động của bạn có thể làm bạn phải hối tiếc. Thế nên bạn hãy chấp nhận cái cảm xúc và hành động của bạn để chỉnh lại.
Bước 6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn

Cảm xúc luôn đem lại cho bạn một điều hữu ích và bản thân bạn có thể cảm nhận được điều đó. Khi ở một đường phố náo nhiệt, đông người bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn khi độc bước trên con đường vắng vẻ sẽ làm bạn thấy bất an, lo lắng. Đó là biểu hiện chung cho cảm xúc của mỗi người bộc lộ ra trong tình huống này. Cảm xúc luôn là thông điệp tốt nhất cho môi trường xung quanh và tình trạng bản thân bạn.

cam-xuc-la-thong-diep-tot-nhat.jpg

Cảm xúc là thông điệp tốt nhất cho mọi người
Bước 7. Thay đổi cảm xúc

Nỗi sợ hãi luôn hiện diện trong bản thân ta và đối với những bạn học sinh, sinh viên luôn là sự ám ảnh. Nó dẫn tới cho bạn một sự hoang mang, sợ hãi và điều này gây ảnh hưởng rất nhiều cho kỳ thi của bạn. Bạn hãy nhớ đến các kỳ thi trước đây mình đã làm rất tốt và tại sao lần này mình phải lo lắng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và sự tự tin trở lại. Như vậy, điều này giúp bạn suy nghĩ tới những điều tích cực để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Những điều trên sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc của bạn ở những tình huống tốt nhất . Việc học cách lắng nghe, đặt câu hỏi cho chính mình luôn rất khó bởi vì nó đòi hỏi kỷ luật và một sự kiểm soát tốt từ bạn

Sưu Tầm​
Mình chẳng thực hiện được việc gì nên mình rất nóng tính và chỉ mát tính với người mình thương
 
  • Like
Reactions: Tuấn Louis

Tuấn Louis

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng mười hai 2017
18
51
6
TP Hồ Chí Minh
Lê Hồng Phong
Mình chẳng thực hiện được việc gì nên mình rất nóng tính và chỉ mát tính với người mình thương
Chào bạn, Nóng tính, giận dữ, thô lỗ....là những đức tính tiêu cực và không tốt. Tuy nhiên, đó là những cảm xúc tự nhiên của con người và bạn có thể học cách để điều khiển, làm chủ những cảm xúc tiêu cực đó, không nhất thiết phải triệt tiêu hay loại bỏ nó, vì đó cũng là 1 phần tạo nên nét riêng của bạn. Biết kiềm chế, và thể hiện cảm xúc một cách chừng mực ở đúng việc, đúng nơi, đúng người...đó là 1 nghệ thuật và hoàn toàn có thể luyện tập được bạn nhé

Chúc bạn thành công, và hạnh phúc ! :)
 

Tuấn Louis

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng mười hai 2017
18
51
6
TP Hồ Chí Minh
Lê Hồng Phong
Mình thì ngược lại: dễ nổi nóng với người quen và thường nhún nhường trước người lạ....
Hihi. Vậy là bạn vô tình đối xử "bất công" với những người thân quen của mình rồi. Trước đây, mình cũng vậy đó bạn. ra đường người ta xúc phạm mình thì chả dám phản khán lại, còn với người thân quen, chỉ cần họ làm gì không vừa ý mình chút thôi, là mình lại nổi cáu, thậm chí là xúc phạm họ. Điều này thật không tốt chút nào, bạn hãy cố gắng rèn luyện làm chủ cảm xúc của chính mình, và việc gì thì cũng tự xét bản thân mình trước, sau đó hãy thể hiện thái độ với những người xung quanh nhé.

Chúc bạn thành công và hạnh phúc ! :)
 
  • Like
Reactions: ThuyAn311203

ThuyAn311203

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
69
41
36
20
Đắk Lắk
THCS Hòa Đông
Thế thì coi chừng bị bắt cóc nha. :))
Nhún nhường thôi chứ ko tin tưởng.....

Chào bạn, Nóng tính, giận dữ, thô lỗ....là những đức tính tiêu cực và không tốt. Tuy nhiên, đó là những cảm xúc tự nhiên của con người và bạn có thể học cách để điều khiển, làm chủ những cảm xúc tiêu cực đó, không nhất thiết phải triệt tiêu hay loại bỏ nó, vì đó cũng là 1 phần tạo nên nét riêng của bạn. Biết kiềm chế, và thể hiện cảm xúc một cách chừng mực ở đúng việc, đúng nơi, đúng người...đó là 1 nghệ thuật và hoàn toàn có thể luyện tập được bạn nhé

Chúc bạn thành công, và hạnh phúc ! :)
Mình cũng tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh,..v...v...chứ đâu thể lúc nào cũng nổi nóng được....
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom