Sử 12 [Sử 12] So sánh quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh

thuym2001@gmail.com

Quán quân thần tượng văn học
Thành viên
7 Tháng tư 2017
28
18
76
Lạng Sơn

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
* Quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh :
+ Cuộc chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX + Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Mỹ Truman chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
+ Chiến tranh lạnh đã gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do mỹ đứng đầu và phe Chủ nghĩa Xã hội Liên Xô làm trụ cột, thậm chí còn đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
+ Mỹ và phương Tây thành lập nhiều khối quân sự tiêu biểu là tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) và hàng ngàn căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Liên Xô và các nước Đông Âu cũng đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ.
+Mỹ và các nước Đồng Minh trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến xâm lược, bạo loạn và can thiệp vũ trang, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tuy chưa nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới như mâu thuẫn giữa hai cực Xô - Mỹ và sự đối đầu Đông - Tây biểu hiện bằng các cuộc chiến tranh cục bộ, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954 ), cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 1950 - 1953 ), chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ ( 1954 - 1975).
+ Chiến tranh lanh gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với các quốc gia dân tộc ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đông.
+ Sự chia cắt của một số quốc gia như Đức, bán đảo Triều Tiên...
* Sau chiến tranh lạnh :
+ Trật tự thế giới hai cực Ianta bị sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản Nga, Trung Quốc.
+ Với sự tan rã của Liên Xô, dựa vào sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và quân sự, giới cầm quyền Mỹ ráo riết tiến hành nhiều chính sách và biện pháp thiết lập một trật tự thế giới mới "đơn cực" để làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mỹ khó thực hiện được tham vọng.
+ Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm, tham gia các liên minh kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
+ Hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ( bán đảo Bancăng, một nước châu Phi và Trung Á ).
+ Với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hy vong về một tương lai tốt đẹp của loài người, nhưng sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ ở đầu một thời kỳ biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó gây ra những tác động lớn, phức tạp đối với tính hình chính trị và quan hệ quốc tế.
+ Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu căng thẳng sang đối thoại, thân thiện và hợp tác; mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như Apganixtan, Campuchia, Namibia, vvv.
+ Quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Chúc các bạn học tốt !!

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom