VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

F

funny9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Ở TR?

Các bạn suy nghĩ sao về bài báo này. Bài viết là những là những suy tư, trăn trở, thể hiện sự tâm huyết với môn văn ở phổ thông của người viết, các bạn và mình cũng phần nào cảm nhận được điều đó.

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trên các diễn đàn (báo chí cũng như mạng internet) đang rộ lên những cuộc tranh luận về chương trình Văn, thậm chí có lúc đã biến thành cuộc đấu khẩu căng thẳng giữa một số cây bút phê bình và những người soạn sách. Trong một thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các em học sinh bỗng đâm ra hoang mang khi thấy không biết nên tin vào ai nữa: các thầy giáo hay dư luận? Nhưng hình như chúng ta chưa bàn với nhau một vấn đề thật nghiêm túc: làm sao cho các em say mê học môn Văn?
Chương trình Văn đã có nhiều thay đổi, tính từ mốc cải cách giáo dục vào những năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng hình như sau bao lần cải cách, cái nhìn, quan điểm về môn Văn vẫn chưa mấy thay đổi. Tôi chỉ xin nêu mấy ví dụ về sách giáo khoa môn Văn học ở cấp THPT:
1. Điểm bất hợp lý trong cách sắp xếp chương trình từ lớp 9 (THCS) đến lớp 10 (THPT) khi ở lớp dưới các em học không theo tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam (phần văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học yêu nước cách mạng trước 1945 được học ở lớp 8, trong khi lớp 9 lại quay lại với văn học trung đại). Còn lớp 10 lại lặp lại những tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Có thể quan niệm sắp xếp chương trình như vậy là cho phù hợp trình độ tư duy của các em, nhưng làm vậy chẳng khác nào là để giáo viên cấp THPT phủ nhận vai trò của giáo viên dạy lớp 9 THCS (do yêu cầu ở mỗi cấp học khác nhau). Một điều lạ là hầu như các em đều rất lỗ mỗ, mơ hồ về những nội dung ở lớp 10 dù rằng các em vừa học xong ở lớp 9. Phải chăng, chúng ta thiếu đồng bộ, nhất quán trong quan điểm chỉ đạo giữa hai cấp học. Hay do ở lớp cuối cấp, các em được học theo kiểu luyện tủ để thi tốt nghiệp, cứ việc nhét kiến thức, còn sau đó thì phó mặc cho thầy cô cấp THPT? Tôi không muốn đổ thừa về trình độ hay kiến thức của các thầy cô cấp THCS nhưng rõ ràng có sự bất cập trong lượng kiến thức tiếp thu môn Văn giữa cấp THCS và THPT, thậm chí ngay ở lớp chuyên Văn các em nắm kiến thức rất mơ hồ, giáo viên THPT phải điều chỉnh gần như hoàn toàn về tư duy và phương pháp làm bài
2. Chúng ta có sự lệch pha giữa môn Văn và môn Sử (trước kia, theo tôi được biết có cách sắp xếp chung thành ban Văn – Sử - Triết ). Bằng chứng là hầu như năm nào dạy lớp 10 chúng tôi cũng gặp phải tình trạng học sinh sai kiến thức trầm trọng về văn học sử hay chỉ hỏi riêng phần bối cảnh lịch sử là lại có những câu trả lời như: Lê Lợi chiến thắng quân Minh hay Nguyễn Trãi thay mặt Trần Hưng Đạo viết Bình Ngô Đại Cáo (?). Đó là sự thật đau lòng. Còn ở chương trình lớp 12, các em khi học phần Văn học 45 – 75 rất lúng túng khi diễn đạt ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với hiện thực. Hỏi ra mới biết phần lịch sử các em chưa học tới. Tình trạng này làm cho các em học môn Văn như bơi trong lời giảng của thầy. Nếu thầy không khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội thì coi như mảng kiến thức đó bị bỏ trống. Các em không nắm được giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc... nên viết văn, trình bày lại kiến thức rất lúng túng. Nhiều khi chúng tôi dạy Văn phải làm việc lấn sân giáo viên Sử bởi không còn cách nào khác giúp các em thâm nhập vào tác phẩm nếu không làm vậy. Kết quả là rất mất thời gian trong khi giới hạn thời lượng tiết dạy không cho phép (phải chăng đó cũng là nguyên nhân đẻ ra tình trạng dạy thêm môn Văn?)
3. Trách nhiệm, lòng nhiệt tình của giáo viên dạy Văn cũng là một nhân tố tác động đến việc tiếp thu môn Văn của các em. Ở những thầy cô có kinh nghiệm, từng trải và say mê nghề nghiệp, vấn đề này đơn giản hơn so với đội ngũ giáo viên trẻ. Lượng kiến thức trong một bài giảng là yêu cầu tối thiểu nhưng bên cạnh đó còn cần đến chất lửa trong lời giảng của thầy cô. Nhiều học sinh chán học môn Văn bởi lẽ bài giảng của giáo viên chỉ đơn thuần là kiến thức sách vở, trong khi môn Văn luôn được coi là môn dạy người (Văn học là nhân học). Giữa nội dung môn Văn trong nhà trường với thực tế văn học ngoài cuộc sống đến nay đã có một độ chênh rất lớn. Dường như cả thầy và trò đến cấp THPT vẫn bị áp lực học để thi. Sau đó, khi các em ra trường, hầu như các em không mấy ai vận dụng những điều được giảng để áp dụng vào cuộc sống, hay đôi khi lại có tình trạng phê phán ngược trở lại thầy cô. Hiện tượng xuất hiện một số cây bút trẻ mà lứa tuổi của họ khoảng 20 – 25 phải chăng là hậu quả của việc nhồi nhét kiến thức nên họ muốn bứt phá, muốn tìm một tiếng nói riêng (có người gọi đó là tâm lý “nổi loạn”). Bên cạnh đó, hàng ngày các em mê mẩn hát theo những giọng ca thần tượng “Con trai yêu nhau chỉ vài ngày, để rồi sau đó nói bye bye...” rồi ngồi ngáp vặt nghe lời ca dao “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” cô giáo giảng về lòng chung thuỷ. Các em có thể kể vanh vách về các “siêu sao nhạc Pop”, tiểu sử ca sĩ nhưng ấp úng như hột thị khi bị dò bài về tiểu sử Nguyễn Trãi... Rõ ràng, tác động của xã hội hiện đại không phải nhỏ nhưng các em vẫn phải học và làm bài Văn theo kiểu cũ. Giáo dục phải đón đầu sự phát triển nhưng dường như môn Văn cứ lạc hậu dần, chưa có một bài giảng nào giúp các em nhận chân những giá trị, chuẩn mực cần phải có trong xã hội hiện đại. Môn Giáo dục Công dân có thể làm điều này, nhưng còn Văn thì dường như bị thả nổi.
Hiện nay lại chuẩn bị cho phân ban. Liệu môn Văn có gì mới chăng? Hay cứ lạch bạch đi sau? Và sẽ có bao nhiêu phần trăm các em theo ban Khoa học Xã hội, trong khi hiện nay đầu vào Đại học cũng như chế độ chính sách cho các ngành Khoa học xã hội quá hạn hẹp. Hầu như có đến 90% các em học giỏi chọn Khoa học Tự nhiên hay nếu chọn KHXH thì sẽ chọn khối D – Anh Văn. Văn chương đi về đâu?
 
N

nguoibaydongian

Re: VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN Ở

funny9x said:
Trong một thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các em học sinh bỗng đâm ra hoang mang khi thấy không biết nên tin vào ai nữa: các thầy giáo hay dư luận?

ai bảo chúng nó hoang mang, chúng nó bây có và cần phải có đủ bản lĩnh để mà chọn lựa giữa nhiều luồng thông tin, đấy là điều tất yếu trong một xã hội mà thông tin ngày càng nhiều và đa dạng

funny9x said:
1. Điểm bất hợp lý trong cách sắp xếp chương trình từ lớp 9 (THCS) đến lớp 10 (THPT) khi ở lớp dưới các em học không theo tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam (phần văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học yêu nước cách mạng trước 1945 được học ở lớp 8, trong khi lớp 9 lại quay lại với văn học trung đại). Còn lớp 10 lại lặp lại những tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Có thể quan niệm sắp xếp chương trình như vậy là cho phù hợp trình độ tư duy của các em, nhưng làm vậy chẳng khác nào là để giáo viên cấp THPT phủ nhận vai trò của giáo viên dạy lớp 9 THCS (do yêu cầu ở mỗi cấp học khác nhau).

chẳng có gì mà phủ nhận cả, yêu cầu khác nhau và thật ra kiến thức cũng không giống nhau cho dù cùng là một tác giả, hay tác phẩm, những ai đã từng đi dạy đều biết một điều là kiến thức được mở rộng theo kiểu các vòng tròn đồng tâm, mỗi người cứ làm tốt phần việc của mình thì hẳn là không ai phải phủ nhận vai trò của ai cả, mà tôi đố ông phủ nhận được đấy

funny9x said:
Một điều lạ là hầu như các em đều rất lỗ mỗ, mơ hồ về những nội dung ở lớp 10 dù rằng các em vừa học xong ở lớp 9. Phải chăng, chúng ta thiếu đồng bộ, nhất quán trong quan điểm chỉ đạo giữa hai cấp học. Hay do ở lớp cuối cấp, các em được học theo kiểu luyện tủ để thi tốt nghiệp, cứ việc nhét kiến thức, còn sau đó thì phó mặc cho thầy cô cấp THPT? Tôi không muốn đổ thừa về trình độ hay kiến thức của các thầy cô cấp THCS nhưng rõ ràng có sự bất cập trong lượng kiến thức tiếp thu môn Văn giữa cấp THCS và THPT, thậm chí ngay ở lớp chuyên Văn các em nắm kiến thức rất mơ hồ, giáo viên THPT phải điều chỉnh gần như hoàn toàn về tư duy và phương pháp làm bài

nói thế này mà cũng nói được, không đổ thừa nhưng mà với kiểu nói của ông tôi chẳng biết phải đổ lỗi cho ai nữa vì chỉ có 3 đối tượng : học trò thì trong trắng vô tội, giáo viên cấp 3 thì hiệt tình, hăng say điều chỉnh kiến thức và phương pháp cho học sinh vậy hẳn tội đồ phải là giáo viên cấp 2 rồi

funny9x said:
Trách nhiệm, lòng nhiệt tình của giáo viên dạy Văn cũng là một nhân tố tác động đến việc tiếp thu môn Văn của các em. Ở những thầy cô có kinh nghiệm, từng trải và say mê nghề nghiệp, vấn đề này đơn giản hơn so với đội ngũ giáo viên trẻ.

tôi e là ngược lại thì có

funny9x said:
môn Văn luôn được coi là môn dạy người (Văn học là nhân học).

thế môn nào là môn dạy thú, hiểu câu nói của Gorky chưa đến đầu đến đũa mà cũng ti toe

funny9x said:
Hiện tượng xuất hiện một số cây bút trẻ mà lứa tuổi của họ khoảng 20 – 25 phải chăng là hậu quả của việc nhồi nhét kiến thức nên họ muốn bứt phá, muốn tìm một tiếng nói riêng (có người gọi đó là tâm lý “nổi loạn”).

ọe, không biết cái ông viết bài này ông ấy dựa trên căn cứ gì mà suy luận "logic" như thế ?! nếu quả vậy, hẳn các nước khác trên thế giới nền giáo dục phải hủ lậu, nhồi nhét lắm vì các cây bút của họ nhiều người rất trẻ và muốn nổi loạn, hai điều này chả liên quan gì đến nhau

funny9x said:
Bên cạnh đó, hàng ngày các em mê mẩn hát theo những giọng ca thần tượng “Con trai yêu nhau chỉ vài ngày, để rồi sau đó nói bye bye...” rồi ngồi ngáp vặt nghe lời ca dao “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” cô giáo giảng về lòng chung thuỷ. Các em có thể kể vanh vách về các “siêu sao nhạc Pop”, tiểu sử ca sĩ nhưng ấp úng như hột thị khi bị dò bài về tiểu sử Nguyễn Trãi...

khi ông không biết tất cả mọi người nghe cái gì mà phán bừa thế này thì báo mớí chả hổ cái gì

funny9x said:
chưa có một bài giảng nào giúp các em nhận chân những giá trị, chuẩn mực cần phải có trong xã hội hiện đại.

ôi, hay là ông chưa bao giờ nghe được một bài giảng như thế, phải biết phân biệt giữa hai cái, một là KHÔNG CÓ và hai là KHÔNG BIẾT, còn nếu ông không biết, thì mở sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 ra, đọc bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xem

funny9x said:
Môn Giáo dục Công dân có thể làm điều này, nhưng còn Văn thì dường như bị thả nổi.

tôi e là môn GDCD thảm hơn môn văn nhiều


KẾT LUẬN : có thể khẳng định 100% là cái ông viết bài này chả đi dạy bao giờ và cũng chẳng biết quái gì về văn chương trong nhà trường cả, đúng là bây giờ báo toàn là chí.
 
K

kakas

Hahaha... Cái bài này của ông funny9x là đi cop của 1 bài báo bàn về vấn đề giáo dục, có phải ông ấy viết đâu mà bác (Nhưng chúng ta cũng nên ghi nhận bác "fun" nhà ta có công sưu tầm :lol: Em thì em chỉ phẫn uất là bác không ghi tên tác giả của bài báo ở cuối, tí nữa em tưởng của bác)! Mà cái thằng viết cái bài này để cái thằng đi cop cũng chả ra gì.
Em đã nói rồi, Việt Nam không thể tiến lên được vì có những thằng theo tâm lý số đông, những thằng adua, chạy theo và tung hô nhặng xị cái mà người ta tung hô. Không cá tính, không bản lĩnh thì chỉ là cái gì đó nhờ nhờ, nhàn nhạt, và vật vờ trước xã hội.
Đừng để người khác quy định tư tưởng của mình, bác "fun" nhé? Đau lắm! Đừng để bị đồng hóa về tư tưởng như thế...
 
F

funny9x

Cái mà bác nói là chạy theo tâm lý số đông, tui đã thấy số đông nào ủng hộ đâu, tui chỉ nghĩ trước một bài viết có tâm huyết như thế thì tui post lên cho mọi người cùng đọc để thấy rằng giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chúng ta có thêm một phương hướng giải quyết, còn cách nghĩ cách nhìn của mỗi người là khác nhau, tôi không bảo bài báo này nói là chuẩn mực đâu nhé, tôi chỉ bảo nó là sự tâm huyết và trăn trở của người viết thui, đừng có nói tui tung hô. Mong mọi người nhìn một cách tích cực hơn và có những đóng góp mang tính xây dựng hơn.
 
H

hanhle

Tôi nghĩ alf việc học văn bây giờ lạ lắm
cứ thầy đọc tjif trò chép. Học một cách thụ động chẳng đâu vào đâu cả .Nghĩ mà chán quá
 
T

tranquang

hanhle said:
Tôi nghĩ alf việc học văn bây giờ lạ lắm
cứ thầy đọc tjif trò chép. Học một cách thụ động chẳng đâu vào đâu cả .Nghĩ mà chán quá
Đó là cách nhìn phiến diện, từ một mà suy ra tất cả. Hiện nay giáo dục đang trên đà đổi mới. Có rất nhiều địa phương, rất nhiều trường đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Giảng thụ động phải chăng cũng xuất phát từ một nguyên cơ là học thụ động?
 
M

midori

tán thành rằng ba'c "fun" chỉ muốn đưa ra bài báo để cho chúng ta thấy trăn trở và tâm huyết của người viết
nhưng bài viết này có tính phiến diện quá cao, nó chỉ nêu ra thực trạng ở một vài vơi ,một vài địa điểm rồi gán ghép cho tất cả như thế là ko được
 
M

midori

tán thành rằng ba'c "fun" chỉ muốn đưa ra bài báo để cho chúng ta thấy trăn trở và tâm huyết của người viết
nhưng bài viết này có tính phiến diện quá cao, nó chỉ nêu ra thực trạng ở một vài vơi ,một vài địa điểm rồi gán ghép cho tất cả như thế là ko được
 
M

midori

cá nhân midori thấy việc học văn của học sing bây giờ còn nhiều bất cạp,song nền giáo dục của chúng ta đang được đổi mới,nen "em" tin rằng các hiên tượng trên sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ
 
N

ngoisaotim

Cái này thì không liên quan đến học văn, mà là thi văn!
Mình thật sự cảm thấy chán ngán với cái kiểu ra đề tập trung, gò bó học sinh. Nhiều khi mình làm văn mà cảm thấy như đang làm cái việc "bất lương" và "đê tiện"(theo đúng nguyên văn trong "Đời thừa" đó). Lấy ví dụ đơn giản là mình rất ghét thơ của Xuân Diệu, vậy mà khi gặp bài của ổng lại phải ca ngợi lên tới 9 tầng mây! Thiệt là oải!
Sao thầy cô không giới hạn đề trong một khung thời gian nào đó, rùi cho học sinh tự lập đề và làm bài theo ý mình. Như thế học sinh sẽ có cảm xúc và sẽ làm bài hay hơn. Các bạn nghĩ sao?
 
R

riotk

ngoisaotim said:
Cái này thì không liên quan đến học văn, mà là thi văn!
Mình thật sự cảm thấy chán ngán với cái kiểu ra đề tập trung, gò bó học sinh. Nhiều khi mình làm văn mà cảm thấy như đang làm cái việc "bất lương" và "đê tiện"(theo đúng nguyên văn trong "Đời thừa" đó). Lấy ví dụ đơn giản là mình rất ghét thơ của Xuân Diệu, vậy mà khi gặp bài của ổng lại phải ca ngợi lên tới 9 tầng mây! Thiệt là oải!
Sao thầy cô không giới hạn đề trong một khung thời gian nào đó, rùi cho học sinh tự lập đề và làm bài theo ý mình. Như thế học sinh sẽ có cảm xúc và sẽ làm bài hay hơn. Các bạn nghĩ sao?
Mình cũng đồng ý với bạn về cái này nhưng ko phải là viết để chấm mà viết để thảo luận cho các bạn khác cùng lớp hoặc khác lớp càng tốt ! nói lên quan điểm cuả riêng mình về vấn đề đó...Sau khi phát biểu xong bạn PB sẽ nêu những câu hỏi yêu cầu các bạn nghe sẽ trả lời và nói với bạn phát biểu mình hiểu được những gì qua bài PB của bạn ...Em nghĩ sẽ rất tốt nhưng "thời gian" để làm việc này là cái cần bàn...
 
B

boyinlove

Nói chung, các thầy cô và học sinh khi học văn tại trường thường như những vận động viên Maraton đại tài... chúng mình phải chạy nước rút cho kịp chương trình, phải chạy thật nhanh để khỏi hết tiết mà vẫn chưa học xong.
với lượng thời gian hạn hẹp ấy, thử hỏi làm sao các thầy cô giáo có thể truyền tải tinh thần yêu văn chương vào học sinh dc !
bộ giáo dục đưa ra chương trình VĂN của lớp 12 quá nhiều, quá dày đặc, và cũng quá phong phú. Nhưng mảnh đất ấy dù có màu mỡ đến đâu đi chăng nữa, thì thầy cô và học sinh cũng chẳng dám cày xuống cho sâu, vì thời lượng không cho phép.
đôi lúc mình tự hỏi, tại sao cứ ép học sinh học quá nhiều, chèn ép chương trình , rồi đâm ra chỉ hiểu chung chung về một tác phẩm, chưa đi đến tầng nghĩ trong cùng của tác phẩm ấy ?
với lại số lượng kiến thức quá nhiều, sẽ khiến các bạn chán nản, đâm ra không muốn tìm tòi học hỏi thêm các tư liệu khác nữa.
do đó, không thề nói các thầy cô giết môn văn trong cách dạy được mà phải nói rằng chính những vị viết sách giáo khoa môn VĂN ĐÃ GIẾT CHẾT MÔN VĂN ! do cái suy nghĩ ôm đồm, nhiều thứ quá. Trong một năm cuối cấp, dồn nén quá nhiều thứ, đưa ra một lô tác phẩm cực kỳ sâu sắc, bắt học sinh chạy đua, học lướt ! như vậy là CÓ LỖI VỚI TÁC GIẢ CỦA NHỮNG TÁC PHẨM ĐÓ, ĐỒNG THỜI LÀM THUI CHỘT NHỮNG TÂM HỒN YÊU VĂN , YÊU THƠ CỦA HỌC SINH !
 
P

pinkpearl

Chúng ta có sự lệch pha giữa môn Văn và môn Sử (trước kia, theo tôi được biết có cách sắp xếp chung thành ban Văn – Sử - Triết ). Bằng chứng là hầu như năm nào dạy lớp 10 chúng tôi cũng gặp phải tình trạng học sinh sai kiến thức trầm trọng về văn học sử hay chỉ hỏi riêng phần bối cảnh lịch sử là lại có những câu trả lời như: Lê Lợi chiến thắng quân Minh hay Nguyễn Trãi thay mặt Trần Hưng Đạo viết Bình Ngô Đại Cáo (?)

Xin nói rằng tác giả bài viết này không những không có cái nhìn khách quan mà còn vô cùng lỗi thời, lạc hậu. Kiểu "Văn - Triết - Sử bất phân" đã là quá khứ từ thời trung đại rồi. Áp dụng vào văn học ngày nay, thật sự là bất hợp, vì văn học có giá trị riêng của nó, không phải cứ dựa vào Triết, Sử mới tồn tại. Bây giờ người ta đâu còn phân tích "Côn Sơn ca" của Nguyễn Trãi bằng cái chán chường của người anh hùng bị hắt hủi, thất sủng mà lui về ở ẩn nữa. Lấy mấy cái niên đại LS mà hỏi học sinh Văn, ừ có thể hắn không biết đấy, nhưng thực chất thế nào, ra thi thố sẽ rõ, không nên chỉ bởi mấy câu vớ vẩn ấy mà kết tội.

Tôi không muốn đổ thừa về trình độ hay kiến thức của các thầy cô cấp THCS nhưng rõ ràng có sự bất cập trong lượng kiến thức tiếp thu môn Văn giữa cấp THCS và THPT, thậm chí ngay ở lớp chuyên Văn các em nắm kiến thức rất mơ hồ, giáo viên THPT phải điều chỉnh gần như hoàn toàn về tư duy và phương pháp làm bài

Xin lỗi, ông tác giả có thể đưa ra dẫn chứng cho việc này không? Ông đi đâu đến Lào Cai, Bắc Kạn mà kiểm tra trình độ HS chuyên Văn, sao không về đây, 3 cái nôi văn hoá của cả nước mà kiểm tra. Không xét gì đến hs những trường VIP (HN -Ams; Quốc học Huế, hay Lê Hồng Phong TPHCM), hãy đến thử các trường công lập bình thường và kiểm tra HS chuyên Văn xem, rồi đưa ra dẫn chứng trước khi kết luận (Tôi cũng là hs chuyên Văn trường thường đây). Nói "vu vơ" như thế, ai mà tin được...

Nhiều học sinh chán học môn Văn bởi lẽ bài giảng của giáo viên chỉ đơn thuần là kiến thức sách vở, trong khi môn Văn luôn được coi là môn dạy người (Văn học là nhân học)

Tôi hoàn toàn đồng ý với anh nguoibaydongian về câu này. Gorki viết câu này trong 1 tình huống khác, hoàn cảnh khác, đất nước khác. Đừng có mà đưa bừa vào luận đề của mình, sáo và vô nghĩa lắm (mất giá trị câu nói).

Một bài viết không hề có tính xác thực, khả thi, chỉ như thằng mù nghe thằng chột bảo lại, rồi a dua mà viết lấy tiếng cho có hội có làng, tôi không thể gọi thế này là "tâm huyết" được. Tôi đang lo cho việc dạy và học văn VN, và mối lo lớn nhất chính là ở những người dạy văn phiến diện thế này ( Bằng chứng là hầu như năm nào dạy lớp 10 chúng tôi cũng gặp phải tình trạng học sinh sai kiến thức trầm trọng), lớn tiếng phê phán, chỉ trích, trong khi cái cần làm là biện pháp khả thi lại không đề cập đến X(
 
C

conu

Việc dạy học văn hiện nay gây bất bình cho toàn xã hội, nhất là học sinh, những người trực tiếp gánh chịu, điều này lại càng gay gắt ở những học sinh yêu mến và trân trọng môn Văn. Sách giáo khoa cũ là bài học để sách giáo khoa mới nhìn lại và cải tiến cho tốt hơn, nhưng sách giáo khoa mới đã ko làm được lại còn "cải lùi". Chương trình đã thiếu khoa học lại càng trầm trọng hơn, căn bệnh trầm kha xem như chưa thể dứt điểm. Biết bao giờ mới đến hồi kết cho cả 1 thiên truyện dài cho việc dạy văn ở Việt Nam.
Ở nhà trường, kiến thức Văn 12 là nhiều nhất và cũng là phần được hỏi nhiều nhất trong các kỳ thi TN cũng như TS, nhưng số tiết để học còn ít hơn cả 2 khóa trước của cấp 3, giáo viên Văn luôn phải xin tiết các môn phụ vf sợ "cháy giáo án" họ chỉ dạy phần ngọn mà chẳng dạy phần gốc, thử hỏi dạy cho gốc rễ nguồn cội tường tận sao được khi cả 1 tác phẩm "Đất nước" chỉ học trong có 1 tiết, có thánh mới dạy được để học sinh đủ trình độ đi thi. Học sinh chả cảm nhận được gì là cái hay cái đẹp của văn chương nữa mà chỉ thấy "thân tàn ma dại" vì phải tống táng nhồi nhét cả 1 mớ luận điểm chữ nghĩa dài dằng dặc của gần 3 chục tác phẩm mà mình ko hiểu gì. Thế mà là học văn à, hay là đạo văn, sáng tạo hay là máy viết, bồi dưỡng hay là nhồi vịt, tâm hồn hay gỗ đá... "Biết bao giờ học sinh mới được học Văn theo đúng nghĩa của nó?" - một câu hỏi lớn ko lời đáp.
 
L

linhthitran

hanhle said:
Tôi nghĩ alf việc học văn bây giờ lạ lắm
cứ thầy đọc tjif trò chép. Học một cách thụ động chẳng đâu vào đâu cả .Nghĩ mà chán quá
em hỏi nhé. Cố giáo ra câu hỏi mà hông trả lời thì cô giáo chả phải tự trả lời và đọc cho học sinh nghe ah. Nếu cố gắng moi từ học sinh mấy câu trong giờ văn thì bao giờ cô mới giảng song một bài văn.
Còn như anh quang nói thì giáo dục đang được đổi mới nhưng mà em thấy chán khi mà các thầy cô dựa vào cái từ đổi mới đó. Các cô chỉ cho chép tiêu đề và bảo học sinh về nhà tự học " khi học sinh bảo chỗ nào không hiẻu thì thầy cô giáo lại noi' " Bây giờ theo cải cách thì các em tự học là chính chúng tôi chỉ dẫn đường thui, em không hiểu chắc là do em ko đọc bài kĩ hay là không đọc bài".
Nói thật là khi viết văn em chỉ chép bài từ trong văn mẫu may ra thì có mấy câu do em nghĩ. Em cũng muốn mình tự viết một bài văn lắm lắm nhưng mà khi cần so sánh giữa bài này thì em chẳng thể nào nghĩ ra một bài thơ hay một câu trong đoạn văn của tác giả. Các chuyện ngắn hay như tuyển tập thơ bây giờ đắt lắm mà xin tiền bố mẹ thì ngại vì mình phải xin bao nhiêu oài. Còn khi mún nó gắn liền với một phần lịch sử thì ôi giời ơi chả có cái j cả.
Dúng như Anh( chị ) ngoisaotim nói. viết văn thật là bó buộc thật. khi viết phản bac lại lời của mấy bài phê binh như là bài này không hay nó ko hay ở điểm này thì ui giời ơi bị cô giáo nói cho te tua và ăn con 0 đỏ chéo trong sổ. Và từ đấy em xin bì nào cũng có câu" trong các bài thơ( doạn văn hay đoạn thơ) thì em thấy ...là hay nhất. nó cho em ...." híc dù mình không thích
 
N

ngoisaotim

Các bạn ko tưởng tượng nổi đâu, nhìu khi mình viết bài về Xuân Diệu mà đầu óc muốn nổ tung, chỉ muốn quăng cây bút ra chỗ nào cho đỡ bực thui (Xin lỗi các bạn thích Xuân Diệu, nhưng thực sự mình ko quen được với thơ của ổng). Thậm chí, mình còn bảo với mấy đứa bạn(năm lớp 11 ý), nếu đề ra về Xuân Diệu, mình thà nộp giấy trắng còn hơn, vì mình ko thể viết được cái gì cho ra ngô ra khoai cả.
 
G

galaxy186

Nõi chung là vô cùng thụ động và nhất nhất theo ý thầy. Nhg may là trg` tớ bây h kiểm tra 90' cô giáo hay ra đề mở ^^ nên cũng có chỗ để bay nhảy ^________________^
 
B

bittuot123

học văn i' à .................. đó là một tiết tập viết tốc kí ............. hết tiết đứa nào cũng đuối ......trong đầu ko cóa gì ngoài mỏi tay chết .......... còn đâu tinh thần mà cảm thụ , tiếp thu những tinh hoa của văn học nước nhà nữa ........buồn gê ......
 
G

galaxy186

uầy, lớp tớ cô giảng thì hay nhắm. Nghe im thin thít
KO đến nỗi đọc chép
Hiểu sao ghi vậy
nhg mờ ghét mỗi cái giờ kiểm tra >"<
 
Top Bottom