[Văn 11] Cửa sổ văn học

K

kachia_17

mấy anh chị ơi cho em hỏi bài này với có được:''một nhạc sĩ khi 17 tuổi nói tôi và moda, khi ông ta 30 tuổi nói moda và tôi, khi ông ấy 50 tuổi thi chỉ nói moda''.câu nói này có ý nghĩa gì
khó wa, em nghĩ mãi mớ được sườn bài nhưng muố tham khảo thêm.Giúp em nhé .Em cám ơn nhìu nhìu

Một câu nói khá nổi tiếng :).
Ý chính của câu nói là :Sự trưởng thành trong nhận thức, bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.
Khi còn trẻ ( 17 tuổi) nhạc sĩ Johannes Bramh ( người nói câu nói này ) chưa đủ chín chắn, muốn khẳng định cái tôi của mình -> ''tôi'' rồi mới ''moza''.
Khi lớn hơn, già dặn hơn ông nói ''moza'' rồi mới đến cái ''tôi'' của mình.
và khi đủ chín chắn, ông đã hiểu mình, không dám đứng cạnh moza -> ''chỉ nói moza''.

Vậy bài học rút ra là gì? Đó là sự trưởng thành của nhận thức cần có thời gian, cần chiêm nghiệm cuộc sống bạn trẻ ạ :).Càng trải nghiệm các gam màu của cuộc sống bao nhiều bạn càng trưởng thành hơn trong nhận thức bấy nhiêu.
Vài lời mong giúp được bạn.
Thân.
 
Last edited by a moderator:
G

gaup0ng

cảm ơn cả nhà nhé
còn bài này nữa em làm rồi nhưng vẫn post lên cho mọi người cùng xem nhé
Cùng viết về đề tài người con gái tham tiền mà lấy chồng tây Nguyễn Khuyến và Tú Xương lại có cách trào phúng khác nhau.Hãy phân tích hai câu thơ sau đẻ tháy được tính cá thể hoá:
Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy xắn ngang
Nguyễn Khuyến
Cô Ký sao mà đã chết ngay
Ô hay trời chẳng nể ông tây
Tú Xương
:)
 
H

hanayamamoto

Người cũ đi rồi khúc hát dấu yêu ơi
Bỏ lại mảnh trăng bơ vơ đứng khóc
Đêm thánh ca buồn gã si tình ngốc nghếch
Đem chút lửa lòng thắp lại mùa xưa

Cái này là do tự làm hay là trong bài nào vậy nhỉ ^ ^? Hay, đắc nhất là câu "mảnh trăng bơ vơ"
 
D

doigiaythuytinh


"Bà đi thăm cháu" - Truyện ngắn nhà văn Mạc Can vừa gửi về từ Mĩ (Đăng trên báo Áo Trắng số 1-10 thì phải :D)

Đầy ý nghĩa :x :x
 
M

meobachan

Bạn cũng đọc báo Áo Trắng à, mình cũng thế :) báo ấy có nhiều truyện ngắn ý nghĩa lắm :x. Mình xin post truyện ngắn "Bà đi thăm cháu" của Mạc Can

Buổi sáng bà già bước chầm chậm ra sân, nơi có cái bàn thiên sau hàng rào bông bụp. Bà thắp nhang, lúc sau rải lúa cho gà ăn. Khoảng trưa bà nằm trên cái võng ngủ một giấc, gần chiều bà ra khỏi nhà rồi đi đâu mất tiêu.

Về sau mới biết. Thì ra hôm đó vui chân bà đi qua nhà này nhà kia, cũng vòng vòng trong lối xóm, lần khân đi miết cho tới chiều rồi tối quên về nhà bà. Người nhà cũng quen tánh bà, khỏi mắc công đi kiếm làm chi. Lâu lâu bà đi chơi chút xíu, có khi vài ngày vài tháng, có lần bà ở chơi đâu đó hai ba tháng một năm rồi dìa. Năm nay bà sáu mươi tám tuổi, cũng hưỡn. Thì giờ ở đây rộng rãi thảnh thơi không khác với trời đất vốn cũng đã có như vậy từ nhiều đời.

Với hai bàn chân lớn, gót chân chai cứng, từ hồi nhỏ quen bước trên vườn dưới ruộng, bà thích lội bộ từ xã này qua huyện kia. Miền Tây lục tỉnh này phố chợ liền mí nhau, lúc nào cũng thấy người đi kẻ lại. Còn ở sâu trong đồng, trong vườn cây vắng vẻ yên tịnh, con chó cũng không sủa người lạ, nó còn vẫy cái đuôi mừng.

Ai cũng tử tế, gặp nhau thì chào hỏi vui vẻ. Nhà nào trước sân cũng có lu nước và cái gáo dừa khô tra cán. Bà già tạt qua, múc gáo nước uống, ngồi chơi một chút rồi lại đi. Ăn thì thiếu gì, bánh tét bánh ú trong các quán tạp hóa, hay ghé nhà người quen.

Bà có cái tánh lạ hễ nhớ ai thì dong đi thăm liền. Lâu lắm rồi bà không về thăm người dì già khú đế, nhà bà dì ở tuốt trong xẻo, sau vòng tròn tre gai làm cổng. Bà dì là một bà già thiệt là già, nhìn coi ngồ ngộ, sanh ở đâu thì quyết liệt chết ở đó, khỏi đi, khỏi chôn đâu xa mất công.

Con cháu bà dì có người lớn đại, đàn bà thì bãi buôi chưa nói đã cười vui vẻ tận mạng, đàn ông râu ria lùm xùm, có người cả ngày nín thinh không nói một tiếng, cũng chỉ ở một nơi, nhiều lắm là chèo xuồng loanh quanh rồi dìa, mần một xị xong nằm võng ngủ khò, cuộc đời thảnh thơi vô lo.

Tới nơi vô thăm bà dì thấy cái gì nào giờ vậy thì nay cũng không khác. Cái lu cái hũ cũng cũ, quen thuộc như cây cỏ rau rác sau hè. Ông dượng cũng cũ xì, ông bự con, ăn nói chậm chạp tử tế. Ông hút thuốc rê cuốn giấy báo, đuôi thuốc dán đầy cái cột nhà. Nói nào ngay lâu rồi không gặp, bà dì cầm chân bà cháu già ở lại chơi cả tuần. Nói nhiều chuyện hồi năm Thìn bão lụt, chuyện làng chuyện xóm, bà con xa gần, người mất người còn vậy thôi.

Rồi thì bà cháu già cũng có chuyện đi nơi khác, thăm hỏi ai đó ở xa hơn. Lần này bà đi tìm người em một cha khác mẹ.

Một buổi trưa bà già đi ngang qua cánh đồng nhiều màu, màu nâu của đất, màu rơm rạ vàng thau, còn màu nước thì trong xanh in bóng mây trời. Bà thấy cái chòi chăn vịt, bầy vịt chạy đồng mót lúa sau mùa gặt, cả ngàn con túm tụm trắng toát, con nào con nấy như sợ ma, không một con ra khỏi bầy, nghiêng tai ngó ngang ngó dọc cùng một lúc.

Bà ghé qua ngồi nghỉ chân, chòi vắng tanh, gió thổi trước sau lồng lộng, bốn phương tám hướng. Bà già ngủ một giấc quá đã. Thức dậy kiến cắn bụng, thấy cái nồi đất bà bốc cơm nguội ăn với mắm sống, bà chỉ còn một cái răng trậm trầy trậm trật nhơi trái ớt hiểm cay hít hà.

Xương mắm cắm vô cái nướu, bà tằn mằn bứt nó ra tỉnh bơ. Ngồi chơi một chút thấy chai rượu trắng miệng chai đút nút lá chuối, bà rót ra một chén mần một hơi, mắm ngon ớt cay coi bộ hạp với rượu trắng, bà già rùng mình hả miệng khà một tiếng đã đời làm cho con vịt ngó lại kêu cạp cạp.

Bà già bỗng nhớ ông chồng quá cố cũng khoái mắm muối như bà mà chợt buồn buồn. Bà nhìn ra cánh đồng ngút ngàn lại nhớ ông, ông đi đâu cũng bỏ giày bỏ dép chân trần như bà. Chuyện bây giờ là tìm chủ chòi để cám ơn người ta. Muốn cám cũng có ai đâu mà cám, bà lại te te đi thẳng từ cánh đồng ra trục lộ, ngoài kia thấy xe gắn máy, xe đò, xe du lịch chạy vù vù thấy ớn.

Đường hẹp mà sao cũng hay, xe này bóp kèn tránh xe kia cũng êm. Con nít chạy ngang qua cũng không sao. Người ta phơi lúa vàng hực dài theo con đường, bà già cứ thong thả đi.

Nói vậy cho vui chớ cũng có khi xe lủi xuống ruộng, hay là đụng lúc giành qua mặt. Người chết đắp chiếu nằm kế lề đường như ngủ, lúc đầu cũng có người đứng coi, sau quen mắt bỏ vô nhà. Chết sống là chuyện thường, có người bị xe đụng chết queo, còn xế nhà kia có tiếng ò í e của cây kèn đám ma người khác nghe vui vui. Còn bên kìa là một đám cưới cũng vui quá trời vui.

Lộ nhỏ, đàng xa là cây cầu đúc, xe bên này cũng không tránh xe bên kia, cứ nhấn ga tới luôn bác tài. Bà đi lên cầu, nhìn xuống mé sông đầy ghe xuồng, nhà sàn de ra sông. Đó là chợ Sa Đéc, mặt trong là chợ, buôn bán với người trên bờ, mặt ngoài cũng chợ làm ăn với người dưới sông. Bà ghé anh Tám lò hủ tíu dai có tiếng, nhà anh mặt tiền kế bên chợ. Bà ghé thím Năm bán chiếu, giỏ đệm, rổ tre, cần xé... Ghe chở trái cây nối nhau tấp vô nhà sàn của thiếm hỏi mua. Bà hỏi thăm con gái của thím nó tên gì quên rồi, có chồng hay chưa... Dạo quanh chợ cũng tốn cả mấy ngày.

Người vùng quê này từ đứa con nít cho tới mấy ông bà già nhiều khi cũng nghĩ một cách. Ở đâu cũng là nhà. Bà sanh đẻ ở đây, chỗ nào cũng có bà con, rảnh quá trời ui đẻ sao mà quá mạng, ở dưới quê trời tối khuya khoắt đèn dầu leo lét dễ... mần ăn, cháu chít như cá lòng tong, nội đi thăm không đã hết đời. Nói vậy chớ còn trong thiên hạ sao mà quen hết cho được. Nói nào ngay nếu có người không quen, nói qua nói lại một hồi chắc cũng nhìn ra bà con. Ai lại không là bà con, không xa thì gần, cùng chung tiếng nói, bà con một đầu ông trời, ai cũng kêu ông trời bằng ông.

Cũng như cái chuyện hôm nọ, có một người đàn bà không quen gặp bà già trên phà Cao Lãnh qua bên kia chợ Long Xuyên. Đứng trên phà gió mát, hai người nói chuyện một hồi thì... từ từ quen. Bà này kể chuyện hồi xưa bà có ở gần nhà bà già mới gặp đây, theo người đàn bà kể thì nhà bà già có cây ổi với con khỉ. Có đâu mà có, nói chuyện trớt quớt vậy mà nói một hồi hai bà coi như quen thiệt lúc nào không hay.

Do vậy người ta nói trước lạ sau quen. Chuyện trên phà cho qua, bà già luẩn quẩn ở đây vài ngày, rồi một hôm đang đi coi bộ cũng mỏi chân, bà thấy ông xe lôi đang bơm cái bánh xe trước nhà, trong sân có cái võng treo qua hai gốc cây ổi coi bộ mát, bà dừng lại nói:

- Chú Hai cho tui nằm nhờ cái võng chút nghe?

Ông xe lôi vui vẻ nói:

- Không sao.

Chú Hai chủ nhà chỉ nói vậy thôi. Còn bà đi tới nằm trên võng ngủ một giấc ngon lành cho tới chiều. Bà thức dậy nói chuyện tự nhiên với bà chủ nhà, trời khiến thiệt là khéo đây đúng người gặp bà già trên phà, nói chuyện cây ổi với con khỉ. Bà già bây giờ mới đính chính:

- Thiệt tình nhà tui có con khỉ gì đâu.

Bà thím vợ chú Hai chủ nhà nói:

- Thì tụi tui cũng vậy, cả nhà có chiếc xe lôi đạp, nhờ nó chớ có khỉ gì.

Câu chuyện con khỉ trên cây ổi với chiếc xe lôi quẹo qua chuyện khác. Bà thím này nói chuyện với bà già như chị em, chuyện này nọ, chuyện mấy đứa con gái, chuyện dâu rể, chuyện bà già có thằng rể làm y tá cứu thương rồi về quê quen tay làm nghề chích thuốc, nhờ kinh nghiệm nhờ mát tay nên trong xóm ai cũng kêu bằng... bác sĩ, anh có khiếu làm thầy thuốc chẩn mạch giỏi thiệt cho nên có nhiều đàn bà mê.

Bác sĩ nông thôn nửa đêm chèo xuồng đi chữa bịnh, dính một cô vợ bé. Tưởng bác sĩ dông luôn không về, nhưng nhiều năm sau lá rụng về cội, có cái là về rồi hình như... buồn, lừ đừ nhậu dữ, rồi lại đi, khi đi khi về khó lòng ngủ yên, vương vấn một cảnh hai quê.

Chú Hai xe lôi chồng của thím chủ nhà nằm trong mùng nghe vợ với bà già thì thầm nói nhiều chuyện buồn vui trong đêm thanh vắng. Bà già nói chuyện cho tới khi nhìn ra sân thấy đã mờ sáng, thím chủ nhà nhúm lửa trên cái cà ràng, múc gạo trong lu, vo gạo, bắc cái nồi đất, lui cui nấu cơm cho ông chồng đạp xe lôi ăn, ăn xong ông đạp xe ra bến phà đón khách.

Hừng sáng gà gáy ò ó o, bà già ra khỏi nhà chú thím xe lôi tiếp tục lên đường. Bà không biết xài tiền, cũng không thích ngồi xe đò, sợ hơi xăng.

Có nhiều khi đi bộ qua chiếc cầu ngang, bà chợt thấy cái bóng của mình in trên mặt nước. Có nhiều chiếc cầu ngang trên những dòng sông nhỏ song song với con đường lộ. Một lúc sau khi bà quẹo qua khúc cua thì cả ba lạc nhau, sông một nẻo, đường lộ một nơi, bà một chỗ, suốt vạn dặm có khi không có cây số nào. Cuộc du hành triền miên kéo dài ngày qua ngày gặp cũng kha khá bà con rồi mà chặng đường dài trước đôi mắt già coi bộ còn xa, thôi thì bà già đi tới đâu vui tới đó. Có lúc thì ngồi trên mui chiếc ghe chài chở khẳm lúa, nước sông cuồn cuộn đục màu phù sa, lúc thì quá giang ở càng chiếc xe lôi đạp, mỗi chặng đường bà lại kể tiếp với nhiều người nghe khác nhau về chuyện người con rể bác sĩ vườn, chuyện bà dì với ông dượng, chuyện người em một cha khác mẹ...

Bà cứ đi chơi như em bé quên đường về, cứ mỗi lần ghé ở đâu lại có một câu chuyện mới. Nhưng chuyện cũ vẫn còn rối quá, bà đi và hỏi thăm anh con rể với người vợ bé của anh nay đang ở đâu, đi rồi hỏi người này người kia thì lâu ngày chày tháng cũng gặp.

Ông bác sĩ quen hơi vợ bé, rồi lại có con nhỏ. Ông nói với bà già vợ:

- Vậy cũng êm.

Chỉ tội cho vợ chánh ở nhà bồng con ra đứng ở vàm sông trông đợi chồng. Trong khi bà nói điều hay lẽ phải với anh con rể thì người vợ bé của anh bồng con cười nói với bà:

- Bà ngoại nè, con cười với bà một miếng coi.
 
M

meobachan

Tiếp tục:

Người đàn bà này mồ côi, vô lo, mà cũng vui tánh. Tính ra cũng trớt quớt, anh con rể có vợ bé sanh ra thằng nhỏ không ăn nhập gì tới bà, nhưng nó kêu mình là bà ngoại thì coi nó như trong nhà luôn cho gọn.

Bà già tính kiếm tới nơi trách thằng rể, rồi cũng quên tuốt chuyện đó. Chỉ có điều bà đi vì nhớ ông chồng đã đi bán muối và thăm hỏi bà con cháu chít vậy thôi. Mọi việc có vẻ không ăn nhập gì với nhau, thôi thì "cũng êm", như ông bác sĩ vườn thường nói với người bịnh sau khi chích thuốc.

Vào một buổi chiều nào đó nhựa đen trên đường lộ cái vẫn còn nóng, ăn thua gì, bà già chân không vẫn bước, mấy anh xe lôi kêu réo bà vẫn không nghe. Nhìn lại con đường đã đi qua thì hóa ra bà xa nhà cũng hơi lâu. Lần khân từ hai ba tháng trước, đâu hồi cuối tháng tư, đầu tháng năm nắng rang, đi qua bao nhiêu làng mạc, bây giờ tháng sáu tháng bảy không thấy mưa, nhiều nơi đất ruộng nứt nẻ, có khi mây đen tối tăm mặt đất mà mưa vẫn không nổi.

Chiều nay bà già dừng chân chỗ cái quán cóc bên đường, hớp khan một ly rượu ngọn. Bà thấy từ xa có một khoảng mờ trắng, gió thổi mạnh, tới gần thì ra là cơn mưa đầu mùa, sấm chớp xanh lè trên trời. Đi một khúc trời lại nắng, con lộ dài sao lại vắng thăm thẳm, lúc nầy chỉ thấy bóng một mình bà thui thủi lúc mưa lúc nắng.

Đừng hỏi bà già làm sao mà sống, nghĩa là ăn uống, ngủ nghỉ và các chuyện khác, vậy mà bà vẫn đi và vẫn sống khỏe re. Đâu phải như mấy đứa nhỏ chạy đua mà mệt, bà đi bước nhỏ từ từ, con rùa đi hoài cũng tới hang của nó, bà lội bộ xóm này qua xóm kia rong chơi. Ai nghe chuyện cũng lạ. Bà già đã đi bộ từ Châu Đốc tới chợ Vãng Long này được rồi thì đi luôn, tới đây bà nghỉ chân đứng đón ngọn gió thổi về một hướng, gió như cái lược vô hình nhẹ nhàng chải xuôi lại mái tóc bạc của bà. Bà nhìn cột cây số ngả nghiêng mờ mờ tróc sơn không thấy số nào là số gì, bà chợt nhớ Hai Tô - con trai của bà, có vợ miệt này, với đứa cháu nội gái lâu nay chưa biết mặt.

Bà quay lại tìm, đi ngược qua mấy cột cây số mới tới chỗ Cầu Đôi, quẹo trái lội bộ thêm vài cây số thì tới chợ Hòa Lộc, đi xe ôm chi, không đi xe ôm cũng tới. Con đường đất đỏ vô nhà Hai Tô coi vậy mà khó bước, tháng mưa trơn lùi, với nước sông tràn bờ không khéo chụp ếch, chỉ đi được ở mé mé cỏ nhìn nhìn mấy gò mả cũ mới trên ruộng.

Bà già cằn nhằn, lại còn qua cầu khỉ cầu vượn mắc công, bà bước xuống rạch lội tắt qua bên kia, lội qua khúc rạch nước trong khe có cái bộng dừa, đưa nước ngoài ruộng vô mương, có mấy con cá bống rảnh rang lội chơi. Bà già lội qua hàng chuối hoang, con rùa nhỏ nằm ngủ im re trên mô đất, mấy ngọn lúa ma đưa nhánh bông cứng lên khỏi mặt nước... Lội một hồi bà thấy xa xa đàng kia có cây cầu ván, bên kia con rạch, miếng ván de ra sông cửa sau nhà của Hai Tô.

Ngay lúc này mắt bà già nhấp nháy nhìn đứa con trai của bà mới đây mà coi nó cũng hơi già. Hai Tô nín thinh chèo chiếc xuồng cũ trét dầu chai tá lả từ lùm cây bần ra dáo dác thấy bà già leo lên miếng ván ngồi rửa chân. Có tiếng đàn bà ho khan vẳng ra từ trong căn nhà lá xiêu vẹo của Hai Tô.

Ngoài kia, trên con đường đất đỏ, vài chiếc xe ôm phóng qua. Sân nhà Hai Tô nhỏ mà cũng có cái ao đầy bèo, con vịt xiêm má dẫn bầy con hơn chục đứa, vài con vịt con kêu chíp chíp, còn bên kia bờ ruộng xanh cỏ vài cái mả cũ ngập nước, có cái mả đất vun lên còn mới, người chết cũng ở không xa người sống, cũng là bà con không.

Con gái Hai Tô cháu nội của bà ngồi trên chiếc xuồng với vài con cá mè vinh vảy bạc và chỉ có một con tép nhỏ. Cháu nội của bà cũng nín thinh. Nó bận cái áo bà ba của người lớn, áo cũ màu cháo lòng, nước mưa ướt vai, thân dính bùn sình. Con nhỏ ít nói, gương mặt quàu quạu với đôi mắt buồn như khóc.

Bà nội lội bộ đi thăm cháu như những dòng sông nơi này vẫn thường phiêu lưu ngày tháng qua những con sông khác. Nước lớn tràn bờ, cánh đồng ngoài kia nhìn ngút mắt. Nước mấp mé cây cầu ván, mặt nước in bóng chiếc xuồng cũ, in bóng con trai của bà với bà và đứa cháu gái.

Sông bao nhiêu tuổi, không thể nhớ, không thể biết, không thể hỏi. Trên sóng nước con sông ngược xuôi với bao cuộc hội ngộ, dòng sông khó hay rằng mình chứng kiến biết bao thay đổi phận người. Sông trôi chậm chạp lừ đừ từ đời này qua đời khác. Rồi cháu của bà cũng cười tươi khi bận áo mới, căn nhà xiêu vẹo của vợ chồng Hai Tô ngon lành hơn, con đường đất đỏ từ Cầu Đôi vô chợ Hòa Lộc phải tráng nhựa, bà nhìn qua bên kia sông, cánh đồng rồi cũng ngăn được mặn. Lượt về bà sẽ đi ngang qua đó với màu xanh của nền trời, của lúa mới trổ đòng đòng. Đó là chuyến đi cuối cùng của bà để thăm cháu.

MẠC CA
(Nakita, 11-5-2010)
 
V

verylazy

có vẻ dạo này ít người vào đây qua' mình mới vào đã thấy thích diễn đàn này.
mình trước đây không thích văn học VN cho lắm mình chỉ thích đọc văn học nước ngoài. Nhưng thật sự mình thay đổi suy nghĩ khi đọc tiểu thuyết tắt đèn của Ngô Tất Tố. Mình còn từng nghĩ rằng không nhờ ở VN lại có những chuyện hay như thế này hi hi nghĩ lại thật ngốc
đã ai được đọc tiểu thuyết ''tiếng chim hót trong bụi mận gai'' chưa đó thật là cuốn tiểu thuyết nước ngoài tuyệt vời
 
N

nguyenthanhchau119911

giúp em làm câu này với ạ
câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa bình ngô đại cáo và văn tế nghĩa sĩ cần giuộc?
câu 2: Vì sao hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc là sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Đình Chiếu
 
Top Bottom