Sử 51 năm sự kiện Truông Bồn, Nghệ An

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

51 năm (30.10.1968- 30.10.2019 ) : TRUÔNG BỒN – NỖI ĐAU THÀNH HUYỀN THOẠI
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này - cung đường độc đạo Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Hòng hủy diệt Truông Bồn, cắt đứt mạch máu giao thông của ta, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá. Từ năm 1964 - 1968 chúng đã trút xuống mảnh đất này 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn làng dọc tuyến đường, sát hại nhiều người dân xã Mỹ Sơn và xã Nhân Sơn; phá hủy hàng trăm xe ô tô và hàng trăm khẩu pháo của bộ đội ta; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ bị thương; 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh.
Nhưng bom đạn giặc Mỹ không thể khuất phục được ý chí và quyết tâm sắt đá của quân và dân ta: “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng cảm”, “Tim có thể ngừng đập - nhưng đường không thể tắc” là động lực mạnh mẽ thôi thúc các lực lượng của quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn, làm nên một Truông Bồn Huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cọc tiêu sống” anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.
Người dân sống xung quanh trận địa bom năm xưa vẫn kể: thi thoảng, vào những đêm trăng vằng vặc, họ vẫn nghe thấy tiếng của những thanh niên xung phong cười đùa, í ới gọi nhau, thấy tiếng hát vọng ra từ những sườn đồi thoai thoải. Tiếng hát trong veo. Có người lại nằm mơ thấy các o khóc, bảo rằng: 13 thanh niên xung phong ngày ấy hy sinh, giờ mỗi người một nơi, chẳng thể được bên nhau. Họ muốn, lúc sống, tất cả đều chiến đấu ở cái "yết hầu" khốc liệt này, lúc hi sinh, cũng tại trận địa khốc liệt này thì bây giờ, họ muốn được bên nhau mãi mãi…
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “Tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn biểu tượng lịch sử của Thanh niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh. Ở nơi này, mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ như là lời ru của cả dân tộc để linh hồn các chị, các anh được yên giấc ngàn thu.

Nguồn: Trần Trung Hiếu
 
Top Bottom