Hóa Ôn luyện cấp tốc để đạt 6 điểm môn hóa - 2014

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào toàn thể các sĩ tử đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014!

Chỉ còn 45 ngày nữa là đến kỳ thi ĐH-CĐ các em sẽ học gì trong 45 ngày này?

Song song với việc các em tự học và tham gia học khóa KIT-3 trên hocmai.vn, hocmai.hoahoc sẽ cung cấp một số bài tập thuộc các chuyên đề trong cấu trúc đề thi ĐH của Bộ GD&ĐT theo lịch trình dưới, giúp các em ôn tập đạt hiệu quả cao.

Lịch trình ôn tập dành cho các em mất kiến thức căn bản muốn đạt 5-6 điểm như sau:
- Chuyên đề 1:Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học (3 ngày)
- Chuyên đề 2: Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: (3 ngày)
- Chuyên đề 3: Sự điện li: (2 ngày)
- Chuyên đề 4: Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng (5 ngày)
- Chuyên đề 5: Đại cương về kim loại (2 ngày)
- Chuyên đề 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng (3 ngày)
- Chuyên đề 7: Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông (5 ngày)
- Chuyên đề 8: Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon (2 ngày)
- Chuyên đề 9: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol (3 ngày)
- Chuyên đề 10: Anđehit, xeton, axit cacbonxylic (3 ngày)
- Chuyên đề 11: Este, lipit (2 ngày)
- Chuyên đề 12: Amin, amino axit, protein (3 ngày)
- Chuyên đề 13: Cacbonhidrat (1 ngày)
- Chuyên đề 14: Polime, vật liệu polime (1 ngày)
- Chuyên đề 15: Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông (5 ngày)

+ Các chuyên đề 5,6,10,12 là những chuyên đề với nhiều dạng bài tập khó, nên mặc dù số lượng câu hỏi cho các chuyên đề này trong đề khi chiếm khoảng 13/50 câu là khá nhiều, nhưng các em cũng không nên dành quá nhiều thời gian vào các chuyên đề này, chỉ dành thời gian vừa đủ để làm các dạng bài dễ và trung bình của chuyên đề này.
+ Chuyên đề 7 và 15 chiếm khoảng 12/50 câu hỏi trong đề thi, các câu hỏi ở 2 chuyên đề này phần lớn là câu hỏi lý thuyết ở mức độ dễ, trung bình, và số ít là khó. Do vậy các em cần đầu tư thời gian 1 chút cho 2 chuyên đề này.
+ Các chuyên đề còn lại thường chứa các câu hỏi ở mức độ tính toán đơn giản. Nhưng rất phong phú dạng bài.

Lưu ý:
-Hocmai.hoahoc sẽ cung cấp bài tập theo đúng lịch trên, do vậy các em cần làm bài tập chăm chỉ. Nếu có thắc mắc các em phải phản hồi lại ngay vào topic này, tránh tình trạng bị dồn bài tập.
-Khuyến khích thành viên cung cấp email và số điện thoại nhằm mục đích giúp các thành viên khác có thông tin để trao đổi trực tiếp.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Chuyên đề 1:Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học (3 ngày)

1.(KA-2010)-Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học
B. X và Z có cùng số khối
C. X và Y có cùng số nơtron
D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
2.(KA-08)-Câu 21: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. B. F, O, Li, Na. C. F, Li, O, Na. D. F, Na, O, Li.
3.(KB-09)-Câu 5: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N
4.(KB-08)-Câu 2: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F.
5.(KA-2010)-Câu 30: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng
B. Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
C. Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng
D. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
6.(KB-07)-Câu 42: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
7.(CĐ-2010)-Câu 17 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl
D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo
8.(CĐ-07)-Câu 16: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.
9.(CĐ-2010)-Câu 20 : Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. X, Y, Z B. Z, X, Y C. Z, Y, X D. Y, Z, X
10.(KA-07)-Câu 5: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, Cl -, Ar. B. Li+, F - , Ne. C. Na+, F -, Ne. D. K+, Cl -, Ar.
11.(KA-07)-Câu 8: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6.
Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
12.(KA-09)-Câu 40: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm IIA.
13.(C§-09)-Câu 36: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 15 B. 17 C. 23 D. 18
14.(KB-2010)-Câu 12: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.
15.(KB-07)-Câu 6: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. LiF. B. NaF. C. AlN. D. MgO.
16.(CĐ-08)-Câu 40: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử: Na=11;Al=13;P=15;Cl=7; Fe = 26)
A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P.
17.(C§-09)-Câu 15 : Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại B. kim loại và kim loại
C. kim loại và khí hiếm D. phi kim và kim loại
18.(KB-08)-Câu 36: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
19.(KA-09)-Câu 33: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 27,27%. B. 40,00%. C. 60,00%. D. 50,00%.
21.(KB-09)-Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
B. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.
C. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.
D. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.
22.(CĐ-2010)-Câu 14 : Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực B. hiđro
C. ion D. cộng hoá trị phân cực
23.(C§-09)-Câu 12 : Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. O2, H2O, NH3 B. H2O, HF, H2S C. HCl, O3, H2S D. HF, Cl2, H2O
24.(KA-08)-Câu 30: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. HCl. B. NH3. C. H2O. D. NH4Cl.
25.(CĐ-08)-Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.
26.(KB-2010)-Câu 11: Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
27.(KB-11)Câu 21: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là Thành phần phần trăm theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%.
28.(KA-11)Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
D. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl−.
29.(KA-11)Câu 44: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là :
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3 . B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.
C. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
30.(CĐ-11)Câu 22: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là
A. X3Y2. B. X2Y3. C. X5Y2. D. X2Y5.
31.(KB-11)Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.
B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi.
C. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử.
D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
32.(CĐ-11)Câu 9: Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl.
C. HCl , HBr, HI. D. HI, HCl , HBr.
 
Last edited by a moderator:
L

lalaheosua

Thầy cho nhiều bài tập nhưng cũng đơn giản mà, mình xin phép làm trước 3 câu đầu:

1.(KA-2010)-Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử : <nobr>[FONT=MathJax_Main]26[/FONT][FONT=MathJax_Main]13[/FONT][FONT=MathJax_Math]X[/FONT]</nobr>, <nobr>[FONT=MathJax_Main]55[/FONT][FONT=MathJax_Main]26[/FONT][FONT=MathJax_Math]Y[/FONT]</nobr>, <nobr>[FONT=MathJax_Main]26[/FONT][FONT=MathJax_Main]12[/FONT][FONT=MathJax_Math]Z[/FONT]</nobr>
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học
B. X và Z có cùng số khối
C. X và Y có cùng số nơtron
D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
2.(KA-08)-Câu 21: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F. B. F, O, Li, Na. C. F, Li, O, Na. D. F, Na, O, Li.
3.(KB-09)-Câu 5: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N
 
V

vantriples

15.(KB-07)-Câu 6: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. LiF. B. NaF. C. AlN. D. MgO.
Chỉ giùm em cách làm bài này với ạ?
 
D

dtc1996

đốt cháy hoàn toàn 0,67 gam chất hữu cơ X có CTPT trùng với CTĐGN, sản phẩm chỉ gồm 448ml CO2 và 0,27 gam H2O. Hòa tan X vào dung môi trơ rồi chia thành 2 phần bằng nhau. phần 1 phản ứng hết với Na2CO3 được V lít khí. phần 2 phản ứng hết với Na tạo ra 1,5V lít khí đo trong cùng điều kiện. đun nóng X thu được Y có tỉ khối hơi so với Heli bằng 24,5. CTPT của Y là?
A. C4H2O3
B. C5H6O2
C. C6H10O
D. C7H14
 
H

hocmai.hoahoc

15.(KB-07)-Câu 6: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. LiF. B. NaF. C. AlN. D. MgO.
Chỉ giùm em cách làm bài này với ạ?

Trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất => loại C, D.
=> Hợp chất là XF.
Số electron của cation bằng số electron của anion => cation của X có số electron = số electron của F- = 10. Suy luận này hợp lý vì tổng số electron trong XY là 20.
Mà Na+ có 10 e.
=> Đáp án B. NaF
 
H

hocmai.hoahoc

đốt cháy hoàn toàn 0,67 gam chất hữu cơ X có CTPT trùng với CTĐGN, sản phẩm chỉ gồm 448ml CO2 và 0,27 gam H2O. Hòa tan X vào dung môi trơ rồi chia thành 2 phần bằng nhau. phần 1 phản ứng hết với Na2CO3 được V lít khí. phần 2 phản ứng hết với Na tạo ra 1,5V lít khí đo trong cùng điều kiện. đun nóng X thu được Y có tỉ khối hơi so với Heli bằng 24,5. CTPT của Y là?
A. C4H2O3
B. C5H6O2
C. C6H10O
D. C7H14

nCO2= 0,02 mol.
nH2O= 0,015 mol.
mC+ mH= 0,27 gam => mO=0,4 g => nO= 0,025 mol.
=> tỉ lệ số nguyên tử C:H:O= 4:6:5
=> C4H6O5.
Hòa tan X vào dung môi trơ rồi chia thành 2 phần bằng nhau. phần 1 phản ứng hết với Na2CO3 được V lít khí. phần 2 phản ứng hết với Na tạo ra 1,5V lít
=> X Có 2 nhóm COOH và 1 nhóm OH.
Đun nóng X thu được Y có phân tử khối là 24,5.4=98.
=> Y là C4H2O3.
 
H

hocmai.hoahoc

Chào các em!

Hiện nay có rất nhiều bạn hỏi Cô về việc "Học gì để được 6 điểm trong kỳ thi đại học tới khi hiện tại không có tẹo kiến hóa học nào trong đầu?"

Theo ý kiến của Cô dựa trên kinh nghiệm ôn tập cho học sinh thi ĐH:

- Nếu ở thời điểm hiện tại, không có một tẹo kiến thức hóa học nào trong đầu, mà tự học đẻ thi đạt điểm 6 là điều vô cùng khó khăn. Vì dù có quyết tâm bao nhiêu, nhưng không có người dẫn dắt và bày cho phương pháp thì không thể học thần tốc đẻ lấy điểm với môn hóa được.Phương pháp tốt nhất dành cho các em là tìm một giáo viên chuyên luyện thi đại học thật giỏi và nhờ thầy/cô hướng dẫn học để ôn thần tốc.

- Nếu ở thời điểm hiện tại, có một chút kiến thức ở dạng như chưa nắm chắc lý thuyết, hiện tại không nhớ kiến thức nhưng xem lại hoặc người khác nhắc lại cho thì nhớ. Còn về phần bài tập tính toán ở mức độ nhớ và áp dụng được các công thức tính n, m, V...cơ bản trong hóa học. Với kiến thức ở mức độ này, các em chỉ cần ôn tập như sau để đạt điểm 5-6:
+ Về lý thuyết: Học lại toàn bộ tính chất hóa học của các chất, nếu có thể thì học thêm phần điều chế các chất, với chất hữu cơ cần học thêm phần đồng phân và danh pháp.
+ Về bài tập: Các em học toàn bộ các dạng bài tập thuộc các chuyên đề trong cấu trúc đề thi, trong các dạng này các em chỉ Làmcần làm bài tập ở mức độ dễ và trung bình.
(Phần kiến thức trên có trong khóa KIT-3: nhóm 2 trên hocmai.vn)
+ Làm lại các bài tập trong đề thi các năm ở mức độ dễ và trung bình, hoặc làm những bài thuộc dạng khó nhưng dễ lấy điểm - chỉ cần thuộc công thức và áp dụng.
(Phần kiến thức này chính là các bài tập trong topic này)
+ Trước khi thi làm thử một số đề thi thử có chất lượng.

Nếu các em làm được những yêu cầu trên, thì các em hoàn toàn có thể yên tâm với điểm 5-6.

Chúc các em ôn tập hiệu quả!
 
Q

quynhhi

cô giải thích cho e câu này với e chỉ biết loại a d thôi
1.(KA-2010)-Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học
B. X và Z có cùng số khối
C. X và Y có cùng số nơtron
D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
 
Q

quynhhi

27.(KB-11)Câu 21: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là Thành phần phần trăm theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%.
 
H

hocmai.hoahoc

cô giải thích cho e câu này với e chỉ biết loại a d thôi
1.(KA-2010)-Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học
B. X và Z có cùng số khối
C. X và Y có cùng số nơtron
D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học

A sai vì 13#26 tức số proton của 2 nguyên tử này khác nhau nên không thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học.
B đúng vì X và Z có cùng số khối là 26.
C sai vì X có số notron là 26-13 còn Y có số notron là 55-26.
D sai vì 13#12 nên X và Z có số proton khác nhau nên không thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học.
 
H

hocmai.hoahoc

27.(KB-11)Câu 21: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là
A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%.


37Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35Cl => 35Cl chiếm 75,77%.
Nguyên tử khối trung bình của clo là (37.24,23+35.75,77)/100 = 35,4846
Trong 1 mol HClO4 có 1 mol Cl và có 0,2423 mol 37Cl.
=> Thành phần phần trăm theo khối lượng của 37Cl trong HClO4 là
0,2423. 37.100%/(1+35,4846+16.4) = 8,92%
=> Đáp án C.
 
H

hoan123vn

Câu 2 câu 3 làm như thế nào vậy chị, có phương pháp ko? Em thấy cứ loạn hết cả lên
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 2 câu 3 làm như thế nào vậy chị, có phương pháp ko? Em thấy cứ loạn hết cả lên

Hihi, hai câu này rất đơn giản, nó liên quan đến kiến thức về sự biến đổi tuần hoàn bán kính trong bảng hệ thống tuần hoàn, cụ thể với các nguyên tố nhóm A:
- Trong 1 chu kỳ, đi từ trái sang phải, bán kính giảm dần.
- Trong 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, bán kính tăng dần.

Ví dụ ở câu 2: em nhìn vào bảng tuần hoàn và tìm vị trí các nguyên tố F, O, Li, Na sẽ thấy ở chu kì 2 từ trái sang phải thứ tự là Li, O, F nên bán kính Li>O>F.
đi từ trên xuống dưới trong nhóm IA sẽ thấy Na ở dưới Li nên bán kính của Na>Li
Do vậy thứ tự đúng là đáp án B.
 
H

hocmai.hoahoc

Chuyên đề 02

LÝ THUYẾT TỔNG HỢP
Dạng 1: Tính nồng độ ion có trong dung dịch
a. dd Ba(OH)2 0,01M.
b. Hòa tan 4,9g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch.
Gợi ý:
a. Ba(OH)2 => Ba2+ + 2 OH-
...0,01----->0,01 --> 0,02

Dạng 2: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích
Bài 1: Một dd chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3-. Tìm biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d?
Bài 2: Một dd chứa Na+ (0,9 mol), SO42-(0,1mol), K+(0,1mol) và NO3- ( x mol). Gía trị của x là bao nhiêu? Tính khối lượng rắn thu được khi cô cạn.
Gợi ý:
Bài 1: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: Tổng mol điện âm bằng tổng mol điện dương nên:
2a + 2b = c + d.

Dạng 3: Xác định loại chất và môi trường do chất tạo ra
Lý thuyết:
- Axit: gồm tất cả những axit đã học (axit theo areniut), NH4+, CH3COOH, ion kim loại yếu (Al3+, Fe2+...)
- Bazo: gồm tất cả những bazo đã học (bazo theo areniut), NH3, CH3COO-, ion gốc axit yếu (CO32-, S2-...)
- Lưỡng tính: ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, pb(OH)2, Sn(OH)2...
- Muối trung hoà. Thí dụ, NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3.
- Muối axit. Thí dụ, NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4.
+ Sự thuỷ phân của muối tạo thành từ axit yếu -bazơ mạnh (ion tạo môi trường trung tính). Ví dụ: CH3COONa, Na2CO3, K2S,…
Trong dung dịch dư ion OH-, do vậy pH > 7 (tính bazơ).
Vậy: muối của axit yếu - bazơ mạnh khi thuỷ phân cho môi trường bazơ.
+ Sự thuỷ phân của muối tạo thành từ axit mạnh (ion tạo môi trường trung tính)- bazơ yếu. Ví dụ: NH4Cl, ZnCl2, Al2(SO4)3.
Trong dung dịch dư ion H3O+ hay (H+), do vậy pH < 7 (tính axit).
Vậy muối của axit mạnh - bazơ yếu khi thuỷ phân cho môi trường axit.
+ Sự thủy phân của muối tạo thành từ axit mạnh và bazo mạnh (NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2…) => môi trường trung tính.
Ví dụ:
Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò lưỡng tính, trung tính, axit hay bazơ: Al3+ ; NH4+ ; C6H5O- ; S2- ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; Na+ ; Cl- ; CO32- .
Gợi ý:
Al3+ (axit) ; NH4+ (axit); C6H5O- (bazo); S2- (bazo); Zn(OH)2 (lưỡng tính); Al(OH)3 (lưỡng tính); Na+ (trung tính); Cl- (trung tính) ; CO32- (bazo) .

Dạng 4: Tính pH của dung dịch
pH = - lg [H+] = 14 - lg [OH-]
Ví dụ: Tính pH của 200 ml dd có chứa 0,8g NaOH
Gợi ý: mol NaOH = 0,8/40 = 0,02 mol => [OH-] = 0,02/0,2 = 0,1 => pH = 14 - lg(0,1)= 13.
Ngoài ra còn một số dạng bài tính pH của hỗn hợp chất, của chất sau phản ứng... và bài toán ngược của tính pH các em sẽ được gặp trong phần bài tập tổng hợp đề thi ở phía dưới nhé.
Dạng 5: Bài tập có liên quan đến phản ứng trao đổi trong dung dịch điện li:
Điều kiện để có phản ứng:
- Chất tham gia phản ứng phải tan (trừ phản ứng với axit mạnh)
- Sản phẩm tạo thành phải có ít nhất một trong 3 yếu tố:
+ Có chất kết tủa: BaCl2 +H2SO4 => BaSO4 (kết tủa) + 2HCl
+ Có chất bay hơi: BaCO3 + 2HCl => BaCl2 + CO2 (khí) + H2O
+ Có chất điện li yếu: NaOH + HCl => NaCl + H2O (điện li yếu)
Một số muối kết tủa thường gặp:[FONT=&quot]
- Gốc SO42-:BaSO<sub>4</sub>, PbSO<sub>4.</sub>[/FONT] => kết tủa
- Gốc Cl-: [FONT=&quot] AgCl => kết tủa.
- Gốc : CO32-, PO43-, SO32- kết tủa hết trừ khi kết hợp với các ion ([/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot]NO3-, Na+, K+, NH4+[/FONT]) .
- Gốc NO3-, Na+, K+, NH4+: tan hết.
[/FONT]
 
H

hocmai.hoahoc

1.(KB-08)-Câu 15: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
2.(KA-2010)-Câu 35: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
A. KOH. B. BaCl2. C. NH3. D. NaNO3.
3.(C§-09)-Câu 1 : Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là :
A. B. C. D.
4.(CĐ-2010)-Câu 22 : Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. K+,Ba2+,OH,Cl B. Al3+,PO43,Cl, Ba2+ C. Na+ ,K+,OH,HCO3 D. Ca2+,Cl,Na+,CO32
5.(KB-07)-Câu 47: Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4  Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3  BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4  Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4).
6.(KB-09)-Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2  (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 
(3) Na2SO4 + BaCl2 
(4) H2SO4 + BaSO3  (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6).
7.(CĐ-08)-Câu 10 : Cho dãy các chất : NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3.
Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 1. D. 3.
8.(CĐ-08)-Câu 30: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
9.(KB-07)-Câu 4: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. B. HNO3, NaCl, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
10.(KB-2010)-Câu 8: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
11.(KB-08)-Câu 6: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3, Cl , SO42.
Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaHCO3.
12.(CĐ-08)-Câu 3: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
13.(KB-08)-*Câu 52: Cho các dung dịch: HCl, etylen glicol, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
14.(KB-07)-Câu 38: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl, NaOH. B. NaCl.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl, NaOH, BaCl2.
15.(KA-2010)-Câu 28: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
16.(KA-08)-Câu 2: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
17.(C§-09)-Câu 13 : Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là :
A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2 B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2
C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2 D. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3
18.(KA-07)-Câu 34: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
19.(CĐ-08)-*Câu 53: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
20.(CĐ-07)-*Câu 55: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.
 
H

hocmai.hoahoc

Chuyên đề 03: Phi kim

CÁC DẠNG BÀI CHƯƠNG CACBON-SILIC
Bài tập chương cacbon-silic
Dạng 1: Phương trình phản ứng
a. CO2 => C => CO => CO2 => CaCO3 => Ca(HCO3)2 => CO2.
b. CO2 => CaCO3 => Ca(HCO3)2 => CO2 => C => CO => CO2.
Dạng 2: Bài tập về muối cacbonat
Bài 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m
Hướng dẫn: n BaCl2 = nBaCO3 = 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mhh +mBaCl2 = mkết tủa + m
=> m = 24,4 + 0,2.208 -39,4 = 26,6 gam.
Bài 2: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m.
Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol CO2 sinh ra thì khối lượng muối clorua tăng lên so với muối cacbonat là 11 gam
Theo đề nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
Vậy khối lượng muối clorua: m = mcacbonat + 0,03.11 = 14,33 gam
Dạng 3: Bài tập về tính khử của CO, CO2
Bài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúcthu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.
Hướng dẫn: nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 mol
Phản ứng : FexOy + yCO ----> xFe + yCO2
0,02x/y 0,02
CO2 + Ca(OH)2 ------> CaCO3 + H2O
0,02 0,02
Ta cso nFe = 0,02x/y = 0,015 ==> 0,015/0,02 = ¾
Vậy CTPT của oxit là Fe2O3
Bài 2. Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).
Hướng dẫn: áp dung ĐLBT khối lượng
nCO2 = nCO = x mol
moxit + mCO = mchất rắn +mCO2
28x – 44x = 11,2 – 16==> x = 0,3.
Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit.
Dạng 3: Phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm
nOH-/nCO2> hoặc bằng 2 => Chỉ tạo muối CO32- => Tính lượng muối theo chất hết.
2>nOH-/nCO2>1 => tạo cả 2 muối HCO3- và CO32- => Giải hệ để tìm ra khối lượng mỗi muối.
nOH-/nCO2< hoặc bằng 1 => Chỉ tạo muối HCO3- => Tính lượng muối theo chất hết.
Bài 1. Dẫn khí CO2 được điều chế bằng cách cho 100gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, đi qua dung dịch có chứa 60 gam NaOH. Hãy cho biết lượng muối natri điều chế được.
Hướng dẫn:
PTPƯ: CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + CO2 + H2O
nCO2 = nCaCO3= 100/100 = 1mol
nNaOH = 60/40 = 1,5 mol
nCO2 /nNaOH = 1/1,5 < 1/2 Vậy sản phẩm chúă 2 muối
PTPƯ: CO2 + 2NaOH = Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH = NaHCO3
Gọi số mol CO2 trong pư 1 là x
Gọi số mol CO2 trong pư 2là y
Ta có HPT : x + y = 1 x= 0,5
2x + y = 1,5 y = 0,5
Khối lượng muối thu được là: m = 0,5.106 + 0,5.84 = 42 gam.

Một số bài tổng hợp
Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương cứng nhất trong tự nhiên, trong khi than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.
B. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không.
C. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacboniC.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 2. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 3. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 =>3CO2 + 2Fe B. CO + Cl2 =>COCl2
C. 3CO + Al2O3 =>2Al + 3CO2 D. 2CO + O2 => 2CO2
Câu 4. Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây:
A. đá đỏ . B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong.
Câu 5. Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng ?
A. Đất sét. B. Đá vôi. C. Cát. D. Thạch cao.
Câu 6. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ). B. Sản xuất xi măng.
C. Sản xuất thuỷ tinh. D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 7. Boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 lẫn các tạp chất là SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp có thể sử dụng các hoá chất nào sau đây:
A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2.

B. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl.
C. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4

D. Dung dịch NaOH đặc và axit CH3COOH.
Câu 8. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. SiO2 + 4HF => SiF4 + 2H2O B. SiO2 + 4HCl => SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 2C => Si + 2CO D. SiO2 + 2Mg => 2MgO + Si
Câu 9. Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây:
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng
C. Cho K2SiO3 tác dụng với NaHCO3 D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Câu 10. Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. CuSO4, SiO2 H2SO4 (l) B. F2, Mg, NaOH
C. HCl, Fe(NO3)2, CH3COOH D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 11. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào?
A. C + O2 => CO2 B. 3C + 4Al => Al4­C3
C. C + CuO => Cu + CO2 D. C + H2O =>CO + H2
Câu 12. Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho qua dung dịch HCl B. Cho qua dung dịch H2O
C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2 D. Cho hỗn hợp qua Na2CO3
Câu 13. Cacbon phản ứng với dãy nào sau đây:
A. Na2O, NaOH và HCl B. Al, HNO3 và KClO3
C. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3 D. NH4Cl, KOH và AgNO3
Câu 14. Khí CO không khử được chất nào sau đây:
A. CuO B. CaO C. Al2O3 D. cả B và C
Câu 15. Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì muối thu đựơc là:
A. Ca(HCO3)2 B. CaCO3­ C. Cả A và B D. Không xác định.
Câu 16. Để loại bỏ khí SO2 có lẫn khí CO2 có thể dùng hóa chất nào sau đây:
A. Dung dịch Ca(OH)2 B. CuO C. dd Brom D. Dung dịch NaOH
Câu 17. Để tách khí CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể cho hỗn hợp lần lược qua các bình đựng:
A. NaOH và H­2SO4 đặc B. Na2CO3 và P2O5 C. H2SO4 đặc và KOH D. NaHCO3 và P2O5
Câu 18. Cho hỗn hợp gồm CuO, MgO, PbO và Al2O3 qua than nung nóng thu được hỗn hợp rắn A. Chất rắn A gồm:
A. Cu, Al, MgO và Pb B. Pb, Cu, Al và Al C. Cu, Pb, MgO và Al2O3 D. Al, Pb, Mg và CuO
Câu 19. Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2?
A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng xuất hiện không tan trong NaOH dư
C. Có kết tủa trắng xuất hiện trong tan NaOH dư

D. Có sủi bột khí không màu thoát ra.
Câu 20. Thành phần chính của quặng đôlômit là:
A. CaCO3.Na2CO3 B. MgCO3.Na2CO3

C. CaCO3.MgCO3 D. FeCO3.Na2CO3
Câu 21. Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính gì:
A. Tính khử B. Tính oxi hóa

C. Vừa khử vừa oxi hóa D. Không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Câu 22. trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách:
A. Nung CaCO3 B. Cho CaCO3 tác dụng

C. Cho C tác dụng O2 D. A, B,C đúng
Câu 33. Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được là:
A. Al và Cu B. Cu, Al và Mg

C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO D. Cu, Fe, Al và MgO
Câu 24. Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây:
A. SiO B. SiO2 C. SiH­4 D. Mg2Si
Câu 25. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây:
A. SiO2 + Mg 2MgO + Si B. SiO2 + 2MaOH Na2SiO3 + CO2
C. SiO2 + HF SiF4 + 2H2O D. SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
Câu 26. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong cồng nghiệp.
A. SiO2 + 2Mg => Si + 2MgO B. SiO2­ + 2C =>Si + 2CO
C. SiCl4 + 2Zn =>2ZnCl2 + Si D. SiH4 =>Si + 2H2
Câu 27. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3. B. Chỉ có Ca(HCO3)2
C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Không có cả hai chất CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 28. Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua. Vậy m có giá trị là:
A. 2,66g B. 22,6g C. 26,6g D. 6,26g
Câu 29. Sục 1,12 lít khí CO2(đktc) vòa 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 78,8g B. 98,5g C. 5,91g D. 19,7g
Câu 32. Cho 455g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với HCl 1M vừa đủ tạo ra 1,12lít CO2(đktc)
1. Hai kim loại trên là:
A. Li và Na B. Na và K C. K và Rb D. Rb và Cs
2. Thể tích HCl cần dùng là:
A. 0,05lit B. 0,1lit C. 0,2 lit D. 0,15lit
Câu 30. Sục 2,24lít CO2(đktc) vào 400ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng là:
A. 10g B. 0,4g C. 4g D. 12,6g
Câu 31. Cho 115g hỗn hợp ACO3, B2CO3 và R2CO3 tác dụng hết HCl dư thì thu được 0,896 lít CO2(đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 120g B. 115,44g C. 110g D. 116,22g
Câu 32. Từ một tấn than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460m3 khí CO(đktc) theo sơ đồ sau: 2C + O2 => 2CO . Hiệu suất phản ứng là:
A. 80% B. 85% C. 70% D. 75%
Câu 33. Cho 5,6 lít CO2(đktc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d=1,22) thu được dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối:
A. 26,5g B. 15,5g C. 46,5g D. 31g
Câu 34. Khử hoàn toàn 24g hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol là 1:1 cần 8,96 lít CO(đktc). Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp là:
A. 33,33% và 66,67% B. 66,67% và 33,33%
C. 40,33% và 59,67% D. 59,67% và 40,33%
Câu 35. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2(đktc) thoát ra. Thể tích khí CO(đktc) tham gia phản ứng là:
A. 1,12lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
 
Top Bottom