[ Hóa 8 ] Một số cách cân bằng hệ số trong phương trình hóa học

S

stardustdragon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như chúng ta biết, phần trọng yếu của chương trình hóa học 8 là phần Phương trình hóa học. Vì vậy mình sẽ giới thiệu một số cách để cân bằng hệ số trong phương trình hóa học.
  1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố
    -Có thể nói, đây là cách cơ bản nhất và được học sinh sử dụng khá phổ biến.
    Khi cân bằng, ta sẽ viết các đơn chất khí ($O_2, H_2, N_2$,.....) dưới dạng đơn chất kim loại (bỏ hệ số 2 dưới chân) rồi lập luận.

    -VD: Lập PTHH của phản ứng sau: $Cr + O_2 ---> Cr_2O_3$

    -Lúc này ta sẽ viết như sau: $Cr + O --->Cr_2O_3$

    -Để tạo thành 1 phân tử $Cr_2O_3$ thì cần 2 nguyên tử $Cr$ liêm kết với 3 nguyên tử $O$

    -Khi đó, ta có: $2Cr + 3O ---> Cr_2O_3$

    -Tuy nhiên Oxi luôn ở dạng phân tử ( 2 nguyên tử $O$ liên kết với nhau), vì vậy số nguyên tử $O$ ở vế trái phải gấp đôi, tức là $3O$ phỉa là $3O_2$ và $2Cr$ thành $4Cr$, $Cr_2O_3$ thành $2Cr_2O_3$

    -Vậy PTHH của phản ứng là $4Cr + 3O_2 \rightarrow 2Cr_2O_3$
  2. Phương pháp hệ số phân số
    Phương pháp này cũng na ná giống phương pháp trên, chỉ khác ở chỗ là sử dụng phân số rồi khử mẫu.
    Để hiểu rõ hơn về phương pháp này ta sẽ đi vào ví dụ ở phương pháp trước:
    Lập PTHH của phản ứng sau: $Cr + O_2 ---> Cr_2O_3$

    + Đầu tiên ta thấy vế bên phải có 3 nguyên tử $O$ mà vế trái có 1 phân tử $O_2$.
    Vì vậy, ta đặt hệ số $\frac{3}{2}$ trước $O_2$. Lúc này các hệ số ở 2 vế đều đã cân bằng.

    +Sau đó, ta sẽ nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số đi.
    Ở đây, mẫu số chung nhỏ nhất là 2, ta sẽ nhân cả 2 vế với 2 .
    $2.Cr + 2. \frac{3}{2}O_2 ---> 2.Cr_2O_3$

    \Rightarrow $2Cr + 3O_2 ---> 2Cr_2O_3$

    Vây: PTHH của phản ứng là: $2Cr + 3O_2 \rightarrow 2Cr_2O_3$
  3. Phương pháp "chẵn - lẻ"
    Chúng ta đều đã biết , một PƯHH sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử nguyên tố ở vế trái phải bằng số nguyên tử nguyên tố ở vế phải. Do vậy, nếu số nguyên tử của 1 nguyên tố ở 1 vế là số chẵn mà ở vế kia là số lẻ thì ta phải nhân với 1 hệ số chẵn ( thường là nhân với hệ số 2).

    Ví dụ: Viết PTHH của phản ứng sau đây: $BaCl_2 + AgNO_3---> AgCl + Ba(NO_3)_2$
    Ta thấy ở vế trái có 1 nhóm $(NO_3)$ mà vế phải có 2 nhóm $(NO_3)$ nên ta thêm hệ số 2 vào trước phân tử $(AgNO_3)$ ở vế trái. Sau khi thêm hệ số thì ta thấy vế trái có 2 nguyên tử $Ag$ mà vế phải có 1 nguyên tử $Ag$ nên ta thêm hệ số 2 vào trước phân tử $AgCl$.
    Lúc này, số nguyên tử mỗi nguyeen tố ở 2 vế đều như nhau.
    Vậy: PTHH của phản ứng là $BaCl_2 + 2AgNO_3 \rightarrow 2AgCl + Ba(NO_3)_2$
Trên đây là 3 cách để cân bằng hệ số trong PTHH thường được dùng. Mình sẽ up thêm một số cách nữa......Bây giờ chỉ 3 cách thôi đã.

Ai thấy có ích thì thanks cái để có động lực viết tiếp nha
 
Last edited by a moderator:
S

stardustdragon

Hôm nay mình viết típ 1 phương pháp nữa nha

  1. Phương pháp hoá trị tác dụng
    Hoá trị tác dụng là hoá trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng hoá học.
    Để hiếu rõ hơn về phương pháp này ta sẽ đi ngay vào 1 ví dụ:
    Lập PTHH của phản ứng sau: $BaCl_2 + Fe_2(SO_4)_3 ---> BáO_4 + FeCl_3$

    Bước 1: Xác định hoá trị tác dụng trong PƯHH:

    II - I III - II II - II III - I

    [TEX]BaCl_2 +Fe_2(SO_4)_3 ---> BaSO_4_4 +FeCl_3[/TEX]

    Bước 2:
    Viết lần lượt các hoá trị tác dụng từ trái qua phải :

    II - I - III - II - II - II - III - I

    Sau đó tìm BCNN của các hệ số của hoá trị tác dụng:

    BCNN(1,2,3) = 6

    Bước 3:
    Lấy BCNN chia cho các hoá trị ta sẽ được hệ số :

    6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

    Thay vào phản ứng ta đc PTHH của PƯ:
    $3BaCl_2 + Fe(SO_4)_3 \rightarrow 3BaSO_4 + FeCl_3$

    Cách làm này hơi khó hiểu nhưng các bạn đọc kĩ VD thì sẽ hiểu nhah thôi.
 
Top Bottom