Văn 12 [VĂN 12] Phương pháp làm Văn nghị luận xã hội.

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là bài viết của mod Quinhmei, các bạn đang gặp phải vấn đề khó khăn với văn nghị luận xã hội thì đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích :
Mình cũng xin đưa ra kinh nghiệm học Văn của một người anh mà Mei rất kính nể. Đây là bài viết của Administrator của diễn đàn cute.vn.
Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.

Mei chúc các bạn học tốt với kinh nghiệm trên.
 
C

conu

Óe óe, anh conu đểu quá! Trích dẫn mà chẳng hỏi ý kiến em gì cả?
Link của topic chứa bài viết trên:

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=23929

(Nhớ nhá, anh conu nhớ mặt em đấy!)

Hic :p
sorry em, anh thấy bài viết của em rất có ích nên post vào đây vì nghĩ nhiều mem ko tìm thấy. Có rất nhiều bạn gửi bài kêu cứu trên box này, điều đó chứng tỏ 1 thực tế: học sinh đang sống dở chết dở với văn nghị luận xã hội. Nên anh dán bài viết của em lên khu vực này để dễ nhận thấy hơn cho những bạn nào còn vướng mắc với văn nghị luận.
Em thấy ko, đưa lên đây có nhiều ý kiến phản hồi khá tích cực đấy chứ, nhỉ? Vị trí đặt 1 bài viết cũng khá quan trọng phải ko?
Anh sẽ rút kinh nghiệm, lần sau những TH tương tự như thế này anh sẽ báo trước với em (theo đúng công ước Bern ;) )
 
Last edited by a moderator:
S

sunflower0610

làm sao để nhớ hết các bước của cái công thức kia rồi lắp ghép kiến thức vào =.= quá rắc rối và cg~ quá khó hiểu #:-S
 
D

dtb_lg2

uhm,...
bài viết hay đó. Nhưng mình nghĩ với những bài văn nghị luận XH thì tốt nhất là dựa vào những cảm nhận của riêng bạn viết thì sẽ hay hơn là một bố cục xác định nào.
Có thể bố cục rõ ràng và mạch lạc sẽ làm cho bài văn của bạn trôi chảy và không vấp. Nhưng nếu biết vận dụng linh hạot những hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Nó sẽ làm cho bạn được thêm điểm vì chính bạn là người được coi là hiểu cuộc sống.
Kinh nghiệm của bản thân bạn là quý giá hơn cả, nhưng nếu những vấn đề đó bạn chưa từng trải qua. Ví dụ như tình yêu học đường chẳng hạn. Bạn không biết phải nói như thế nào, phải cảm nhận thế nào cho phải. Thì hãy thực hiện từng bước trên. Và đừng quên rằng bạn là con người và bạn sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của bài văn mà cảm nhận.
Nó vừa có sức thuyết phục, vừa lôi cuốn người đọc hơn. Suy ngẫm về cuộc đời luôn làm cho con người ta thêm hoàn hảo. Tớ học hơi *** văn nên không biết nghị luận XH thế nào cho phải.
Nhưng tớ cũng chắc chắn một điều: nghị luận XH là cảm nhận của bạn về cuộc sống XH, và cuộc sống XH có bạn ở trong đó. Nên nó cũng là cảm nhận của bạn về chính cuộc sống xung quanh bạn hay thậm chí là ở chính trong tâm hồn của bạn
Chúc các bạn thành công và may mắn trong kì thi tốt nghiệp này nhé ! ^^
 
D

dkprono1

uhm,...
bài viết hay đó. Nhưng mình nghĩ với những bài văn nghị luận XH thì tốt nhất là dựa vào những cảm nhận của riêng bạn viết thì sẽ hay hơn là một bố cục xác định nào.
Có thể bố cục rõ ràng và mạch lạc sẽ làm cho bài văn của bạn trôi chảy và không vấp. Nhưng nếu biết vận dụng linh hạot những hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Nó sẽ làm cho bạn được thêm điểm vì chính bạn là người được coi là hiểu cuộc sống.
Kinh nghiệm của bản thân bạn là quý giá hơn cả, nhưng nếu những vấn đề đó bạn chưa từng trải qua. Ví dụ như tình yêu học đường chẳng hạn. Bạn không biết phải nói như thế nào, phải cảm nhận thế nào cho phải. Thì hãy thực hiện từng bước trên. Và đừng quên rằng bạn là con người và bạn sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của bài văn mà cảm nhận.
Nó vừa có sức thuyết phục, vừa lôi cuốn người đọc hơn. Suy ngẫm về cuộc đời luôn làm cho con người ta thêm hoàn hảo. Tớ học hơi *** văn nên không biết nghị luận XH thế nào cho phải.
Nhưng tớ cũng chắc chắn một điều: nghị luận XH là cảm nhận của bạn về cuộc sống XH, và cuộc sống XH có bạn ở trong đó. Nên nó cũng là cảm nhận của bạn về chính cuộc sống xung quanh bạn hay thậm chí là ở chính trong tâm hồn của bạn
Chúc các bạn thành công và may mắn trong kì thi tốt nghiệp này nhé ! ^^

cảm nhận của riêng bạn viết thì sẽ hay hơn là một bố cục xác định nào ...là ý kiến chính xác nhưng dàng bài của bạn này cũng hay kũng rất có ích%%-%%-
 
L

laimai

dây la bí kip từ ngàn đời xưa mà bi giờ em mới biết .công thức này chỉ là cái xương thui còn mọi người phải đắp thịt vào cho nó tuỳ theo từng sở thick cho nên có công thức mà không ai giống ai .đây mới la điều thú vị của văn .thank so much!
 
N

namby_pamby0525

theo mình thì để làm tốt bài van nghi luận trong các kì thi dại học va cao đẳng thi ngoaif việc năm chắc kiến thức sgk thì các bạn nên tham khảo kĩ cách cho diểm cua bộ GD trong các kì thi của các năm trước dể tránh việc viết lan man va không đung chủ đề.
 
V

vanquang95

em thấy cũng dc đó. để em thử xem sao nhưng em học văn ko đc tốt cho lém nên hok bit cho dù có ý đúg nhưng đoạn văn ko trôi chảy thì chắc cũng chẳg hay đâu.hjhjj
 
N

narcissus234

vấn đề là ko thể áp dụng vs hầu hết
hic, tuổi trẻ và tình yêu
tự học- con đường tìm kiếm và sáng tạo
sống đơn jản-xu thế của tk 21
là 3 đề,mà thiết nghĩ ko thể thực hiện theo cách này
hic,ban nào có thể júp nar vs
 
C

conu

Cách đây 3 năm mình có viết 1 bài về cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội nhưng giờ ko biết nó trôi đi đâu trong hocmai rồi :p
Mình sẽ post lại bài đó lên mục chú ý này để những bạn còn chút vướng mắc về cách làm các dạng đề này tham khảo:

Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội

* Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:
1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.
- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.

=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.

- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.
Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
---> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.
 
Last edited by a moderator:
T

tsukushi493

Em không theo khối học có văn nhưng thích đọc văn, nhất là nghị luận xã hội .

Đề thi học sinh giỏi tỉnh em vừa rồi, đưa ra 1 câu nghị luận xã hội nêu 2 ý kiến trái

ngược nhau . Đề chi tiết :'' Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống trong mạnh mẽ. Lòng nhân ái,mạnh hơn sức mạnh, bởi nó làm sức mạnh trở nên vô nghĩa ''

Mọi người cho ý kiến để hoàn thiện bài văn mà k thiếu xót ý tưởng. ;)
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Những đề văn thế này luôn cần thiết để nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và kĩ năng sống cho lớp trẻ. Tại sao ko được phát huy trong các đề thi ĐH hiện nay, tại sao ko nhân rộng trong chương trình học Văn nhiều hơn nữa?
Thật tiếc là những cách dạy truyền thống bắt người học phải nói như 1 con vẹt theo 1 công thức có sẵn của các sách văn mẫu đã làm thui chột trí tuệ của ko ít người học. Nhưng để đánh giá đc những bài viết cho đề tài thế này cũng phải là giáo viên có đủ trình độ. Tiếc là có mấy ai?
Đây là 2 câu của 2 người khác nhau, nên nếu trích dẫn em nên tách ra và chú thích rõ đoạn này. :)
Hai câu nói này là hai quan điểm trái chiều, vậy phải phân tích ý nghĩa nội dung từng quan điểm để rồi đưa ra đnahs giá của bản thân và chỉ ra 1 trong 2 ý đồng tình và lý do đồng tình => thuyết phục người đọc.
Khi có thời gian ta sẽ bàn sâu hơn về chủ đề này, giờ anh có việc phải đi 1 chút, hẹn gặp lại trong thời gian sớm nhất. ;)
 
T

tear.

Như bình thường cô giáo em dạy cục 1 bài văn nghị luận là:
a. MB
b. TB
-Giải thích
-Phân tích,chứng minh
-Bình luận
-Liên hệ
c.KB

Anh conu có thế chỉ ra cách viết ra sao để phần bình và phần liên hệ và bài học cho bản thân viết hay đc ko ạ. Em thấy phần này thường mà viết thì toàn theo 1 khuôn mẫu sáo rỗng :(
Và chẳng hạn như đề ra vào 1 ý kiến ko đúng thì ta cứ làm theo các bước như trên rồi sau đó phần bình luận mới kết lại là ko nhất trí vs ý kiến à anh ?
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Như bình thường cô giáo em dạy cục 1 bài văn nghị luận là:
a. MB
b. TB
-Giải thích
-Phân tích,chứng minh
-Bình luận
-Liên hệ
c.KB

Anh conu có thế chỉ ra cách viết ra sao để phần bình và phần liên hệ và bài học cho bản thân viết hay đc ko ạ. Em thấy phần này thường mà viết thì toàn theo 1 khuôn mẫu sáo rỗng :(
Và chẳng hạn như đề ra vào 1 ý kiến ko đúng thì ta cứ làm theo các bước như trên rồi sau đó phần bình luận mới kết lại là ko nhất trí vs ý kiến à anh ?
Khi nêu lên 1 ý kiến, nếu muốn khẳng định nó là đúng hay ko đúng thì em phải làm ngay ở bc phân tích chứng minh (theo như cách nói của cô giáo em).
Còn bc bình luận thì bắt đầu mở rộng vấn đề ra rồi, ko còn chỉ là khẳng định đúng hay sai nữa. Từ hẹp đến rộng, ta nêu những thực trạng tồn tại của vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội hiện nay và kèm theo đó là những dẫn chứng trong sách vở và trong thực tế.
Muốn viết ko bị sáo rỗng thì phần bình luận em phải chọn đc những dẫn chứng thật đắt, có chọn lọc kĩ càng, sát với với nội dung đnag bàn và quan trọng là tính chân thực của nó. Những dẫn chứng này phải tiêu biểu, điển hình cho chủ đề mà đề bài nói đến. Hơn nữa phần bình của chúng ta phải bám chặt vào thực tế cuộc sống chứ ko nên nói những gì mơ hồ viển vông và ko có cơ sở, nó sẽ khiến bài làm thiếu thuyết phục và trở nên sáo rỗng.
Từ cái bc bình luận tốt rồi, ta mới chỉ ra cho người đọc thấy đc tác dụng (tác hại) của vấn đề để từ đó cho người ta 1 phương hướng hành động hay rộng hơn là 1 phương châm sống đúng đắn. Bước này tránh những kiểu nói mang tính hô hào, khẩu hiệu, tán trên mây trên gió. Ta phải có liên kết thật chặt với những phần trc để người ta thấy vì sao phải làm như thế? làm như thế có tác dụng gì? cách thức làm thế nào? Phải chỉ ra thật rõ ràng và logic.
 
Last edited by a moderator:
A

arxenlupin

Thiển ý của một thằng ko chuyên, là viết cái này cứ phải có kiến văn rộng rộng tí, tức là những điều nhìn ( kiến ) và nghe ( văn ) thấy, ko phải tự dưng mà cái này có đc mà cứ phải bỏ công sức ra mà mày mò. Như thế mới có cái vốn sống mà cho vào bài viết đc.

Tất nhiên, ko phải cứ rõ nhiều thứ là viết đc hay, mà phải có ngôn từ này nọ, lối viết cách trình bày, rồi cả suy nghĩ riêng bản thân nữa. Viết luận kiểu này, đừng giả dối, viết cái j thật nhất, cả chứng minh lẫn phân tích và ví dụ, cho dù có thể nó ko đúng hướng ng ra đề muốn chẳng hạn, ko cần biết :-j, viết giả ở bài này thì coi như ko thành công.

Như có cái đề ở trên " phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống trong mạnh mẽ ", " lòng nhân ái,mạnh hơn sức mạnh, bởi nó làm sức mạnh trở nên vô nghĩa ''. Có vẻ như hai câu này có chỗ đối lập nhau, nhưng nếu xét ra, thì thấy là chắc chỉ khác nhau ở hoàn cảnh ra đời của chúng :-", bởi đơn giản như việc sống trong sự yêu thương đùm bọc của gia đình, thì ko ai đề cao sức mạnh lên cả, hay đại loại cho ví dụ ngược lại cũng thế. Bởi thế, có lẽ trước khi viết, nên nghĩ một chút đến cái gốc của nội dung đề văn, tại sao lại có quan điểm này, quan điểm này như thế nào, rồi .v.v. như vậy :D

Như là, h mình đưa một cái đề như thế này, nghị luận về câu " học dã hảo, bất học dã hảo " của vị vua nổi tiếng Tống Huy Tông của TQ chẳng hạn. Nhiều ng hay dựa vào câu này để trích dẫn, hiểu nó tức là học cũng tốt, ko học cũng tốt, để ngụy biện cho mình. Nhưng thật sự thì sao, cái gốc của nó là cả bài văn khuyến học của vị vua, và trong đó cái đoạn này là " học dã hảo, bất học dã hảo. Học giả như hòa như đạo, bất học giả như cảo như thảo ", hiểu sẽ là học cũng tốt, ko học cũng tốt. Nhưng học thì như lúa như gạo, mà vô học thì như rơm như rạ ( hay như cỏ như rác vậy ). Rồi còn một đoạn sau nữa Huy Tông liên tục đề cao sự học. Vậy nên ...

.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Đề: '' Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống trong mạnh mẽ."
" Lòng nhân ái,mạnh hơn sức mạnh, bởi nó làm sức mạnh trở nên vô nghĩa ''

Thực ra đề này cứ nghĩ theo hướng đơn giản thôi, và liên hệ trong các tpvh, trog cuộc sống.
Sự mâu thuẫn đã xuất hiện ngay ở đầu đề rồi. Quan trọng là phải chỉ ra đằng sau sự mâu thuẫn đó, mục đích đề bài yêu cầu ta phải đáp ứng đc những gì?

Trc tiên, việc cần bản ở đây chưa phải là ác hay là nhân ái, mà là câu chuyện sức mạnh.
Vậy sức mạnh có ý nghĩa gì trong trường hợp này?
Nó là sự khẳng định của 1 cái tôi tồn tại giữa cuộc đời. Cái tôi đó vững vàng trong lập trường, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh, bất chấp mọi sóng gió và vượt lên trên những khắc nghiệt cuộc sống.
Mạnh mẽ là điều ko phải ai cũng có đủ sức làm đc. Rất nhiều người trong chúng ta bị gục ngã trc 1 cái quật mạnh và bất ngờ trên sinh lộ cuộc đời mình. Có lẽ vì thế, trên hành trình ấy mỗi người theo bản năng sinh tồn đều sắm cho mình những yếu tố giúp bản thân tự vệ và vươn lên trc những biến cố cuộc đời, nếu ko muốn bị đánh gục rồi chìm sâu trong vực thẳm.
Vậy mạnh mẽ là tố chất mà ai cũng muốn đc tôi rèn bên trong con người mình, vì cuộc đời đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng. Nhưng bằng cách nào để có thể bước đi chắc chắn giữa sóng gió lại là sự lựa chọn riêng của mỗi người.

Lúc này, ta bàn đến sự lựa chọn. Có người đã nói "phải biết ác... mạnh mẽ"
Đây là câu của 1 nhà triết học mà nhân vật Hộ liên tưởng đến để tự nhắc nhủ mình trong cơn bĩ cực.
Đó cũng là 1 khuynh hướng sống để đạt đc sự mạnh mẽ. Nó xuất phát từ nhân sinh quan của 1 con người có 1 cái đầu lạnh.
Phải lạnh mới có thể ko 1 chút lung lay hay bị tác động khi chứng kiến sự đau khổ của người khác để đạt đc mục đích cuối cùng cùng của mình - đó là cách nhanh nhất để có thể mạnh mẽ sống. Với những đối tượng này, họ ko chỉ luôn xù lông nhím đe dọa khi có ai động tới quyền lợi của họ, họ còn dẫm đạp lên người khác để làm sao đắp đầy thêm cho cái quyền lợi của mình. Muốn đc như vậy thực sự cần phải có nội lực, kinh nghiệm, 1 cái tôi ích kỷ và lạnh lùng để có thể đang tâm làm những việc gây tổn hại cho đồng loại của mình. ( điều mà Hộ đã luôn đấu tranh lựa chọn, 1 bên là để có thể theo đuổi sự nghiệp văn chương và những gì mình tôn thờ, nhưng phải dám tàn nhẫn chà đạp lên chính vợ con mình)
Tuy nhiên, đó là 1 sự mạnh mẽ ko bền vững và hậu quả thì nhiều khi cũng thật tàn khốc. Nó có thể biến từ 1 con người mạnh mẽ thành 1 kẻ cùng kiệt cả về thể xác lẫn tâm hồn. Bởi, nếu 1 kẻ gieo hận thù sớm muộn cũng sẽ phải lãnh nhận lấy sự báo thù từ những gì hắn ta đã gây ra. Đặt ngc vấn đề, liệu những người là nạn nhân có để kẻ gây nỗi đau cho mình đc yên ổn hoành hành? Và thậm chí ngay khi họ đang bị làm tổn hại họ có ko quay lại chống trả ko?. (tiêu biểu là sau 1 quãng đời dài Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào vòng quay tội ác và đời sống thú vật, cáo già họ Bá đã bị giết dưới chính tay sai của mình).
Vậy đó là 1 cách sống mạnh mẽ phải chịu nhiều cay đắng và trả giá nếu muốn đạt đc mục đích, thậm chí nhiều khi phải đánh cược cả cuộc sống của bản thân. Hơn nữa, kẻ gây ra điều ác còn phải đối diện với 1 sự trả giá khắc nghiệt hơn, đó là toàn án lương tâm. Trừ khi đó là 1 tên bệnh hoạn và mất dần nhân tính, thì những người đã lựa chọn cách sống tàn nhẫn với người khác phải chịu sự dằn vặt cùng nỗi ám ảnh tội lỗi.
Chính vì thế, tội ác - sự tàn nhẫn trở thành nhân tố làm lu mờ đi những hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức, bị xã hội lên án và băng hoại phẩm giá của con người cho dù đó có là liều thuốc phiện giúp họ sống mạnh mẽ và có đc quyền lợi nhất định. Nhưng những điều đó cũng là con đường nhanh nhất đẩy họ vào vô minh và bất hạnh.
=> Rõ ràng, câu nói trên chỉ là sự ngụy biện, tự đánh lừa bản thân của kẻ luôn khát khao vượt lên trong sóng gió cuộc đời nhưng bất lực vì sự hèn kém của mình, mà phải lựa chọn cách sống mất nhân tính.

Vậy điều gì mới thực sự là ánh sáng chỉ lối cho con người trong những bế tắc quẫn cùng?

Ta xét câu nói thứ 2: “lòng nhân ái… sức mạnh”
Lòng nhân ái là gì?
Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, là những tình cảm chân thành mà cao quý con người dành cho nhau, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều ấy thể hiện ko chỉ qua những cử chỉ ân cần, an ủi động viên, sự quan tâm bằng lời nói mà còn là hành động giúp đỡ, cưu mang… Chính Hộ ngay sau khi nghĩ đến câu thứ nhất, cũng phải giật mình khi nhớ ra rằng: “kẻ mạnh ko phải là kẻ dẫm lên đôi vai người khác mà nâng đỡ họ trên đôi vai của chính mình” (do học lâu rồi nên cũng ko nhớ chính xác :p)
Ta liên tưởng đến ngọn đèn dầu trong tp "Vợ nhặt" của Kim Lân. "Thắp lên cho sáng..." là lời nhắc nhở ân cần của bà cụ Tứ với Tràng và vợ Tràng, nhưng đó cũng là lúc sức ấm nóng tình yêu thương của người mẹ dành cho các con trong bóng tối bao trùm của cái đói, của sự chết chóc. Giữa lúc người chết đói như ngả rạ, tiếng quạ kêu quang quác ngoài đồng.... tất cả những gì đau thương, sự bất hạnh nhất đang dày xéo từng ngày lên mỗi gia đình trong nạn đói năm 45, nếu con người ko đủ kiên cường thì có thể sẽ bị lưỡi hái tử thần cướp đi bất cứ lúc nào. Nhưng Tràng, gia đình Tràng vẫn vượt qua và tin tưởng vào tương lai qua hình ảnh "ngọn cờ và đoàn người đi phá kho thóc". Vậy đó là nhờ điều gì? Cả thiên truyện bao trùm là bóng tối, nhưng ánh sáng duy nhất thắp lên trong cái túp lều tranh cũ nát ấy là ngọn đèn dầu, hay đó chính là ánh sáng của tình mẫu tử tỏa ra từ tình yêu thương chan chứa của người mẹ già ấy soi đường cho các con đi trong nỗi éo le của hiên thực. Điều ấy cũng biến vợ Tràng từ 1 người phụ nữ chao chát chỏng lỏn thành người con dâu thảo hiền và người vợ biết vun vén cho gia đình ( trong truyện, bà cụ Tứ có 1 cái vẫy tay đầy trìu mến với người đàn bà lạ mặt: "con ngồi xuống đi, ngồi xuống đi cho đỡ mỏi chân”, đẩy lùi những cái e dè ban đầu trong khoảng cách mẹ chồng – nàng dâu)
Điều kỳ diệu của sức sống mãnh liệt trên cái đói, cái chết ấy là gì nếu ko phải là nhờ tình yêu thương – lòng nhân ái?
Cũng nhờ có tình yêu thương, mà Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo. Cũng chỉ bằng 1 nghĩa cử ân cần qua 1 vật nhỏ bé mà có sức lan tỏa mạnh mẽ giữa 2 cá thể xấu xí mà cái sức mạnh của con quỷ Chí Phèo đã lu mờ sau tất cả, chỉ còn lại khát khao đc làm 1 con người thực sự - 1 người lương thiện và đc hòa nhập vào cộng đồng. Nhưng cũng bởi mất đi tình yêu thương vốn đã mong manh ấy, mà sức mạnh của Chí quay lại giết chết chính hắn trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Như vậy tình yêu thương và lòng nhân ái có 1 quyền năng còn lớn hơn sức mạnh của sự tàn ác. Nó phủ định sự tàn ác. Nó vô hiệu hóa sự tàn ác. Nó đánh thức trong con người nguồn năng lượng vô tận để chiến thắng chính mình, vượt qua những bão tố trong cuộc sống này. (Chính bởi tình yêu của Thị Nở dành cho Chí chưa đủ lớn, bởi định kiến xã hội mà con người trong Chí vừa chợt tỉnh dậy đã ngay lập tức bị đạp xuống).
Ngoài ra còn rất nhiều dẫn chứng trong thực tế, ta có thể đưa vào phân tích để làm sang tỏ luận đề (như câu chuyện về bé Nhân Ái trên báo điện tử dân trí đã thắp lên tình yêu thương của những ông bố bà mẹ nuôi trên khắp cả nước, từ đó đã thắp lên niềm hi vọng sống cho những em bé khác sau khi bé Nhân ái mất đi)
Phải chỉ ra rằng, biết tàn ác chỉ có thể đem lại sức mạnh (sức mạnh cũng chỉ giúp con người vượt 1 số hoàn cảnh nào đó. Hơn nữa, sức mạnh đến từ sự tàn nhẫn lại là nguồn năng lượng ngắn hạn và sớm quay lại thiêu đốt cá nhân nào mang nó).
Còn nguồn năng lượng kì diệu của lòng nhân ái giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh là gì?
Đó là sức sống. (Nó còn cao hơn sức mạnh bình thường)
(sức sống ko còn chỉ là sức mạnh bên ngoài, đó còn là nội lực từ bên trong: niềm tin vào tương lai và tình yêu với cuộc sống. Có yêu thương con người và mang tình yêu đến trong cuộc sống, con người mới ko cần phải gồng mình lên mà vẫn có thể chiến thắng mọi cơn bĩ cực và đạt đc những gì mình mong muốn. Nguồn năng lượng từ tình yêu thương chính là nguồn năng lượng ko chỉ của một cá nhân mà kết quả của sự lan tỏa giữa nhiều cá nhân, nói cách khác đó là sức mạnh cộng hợp – nó bền chặt hơn bất kỳ 1 sức mạnh nào khác).

Bài này nên đưa ra những nhận định quan điểm riêng lồng ghép với dẫn chứng trong văn học và trong xã hội. Cuối cùng vẫn phải khẳng định rằng ý kiến thứ 2 luôn có giá trị cùng thời gian, phủ nhận ý kiến thứ nhất. Mình có rất nhiều suy nghĩ về vấn đề này, nhưng do thời gian có hạn, chỉ nêu lên những nét cơ bản.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Tất nhiên, mỗi câu nói đều có lý do của nó. Nhưng nếu dưới góc độ nhìn của mình, khi triển khai bài viết, mình sẽ đánh giá nó như trên. Quan trọng nhất là cho dù mỗi bài viết của mỗi người đánh giá theo cách riêng, nhưng phải cho người ta thấy sự hợp lý và thuyết phục bằng tình cảm, thêm nữa là phải có dẫn chứng phù hợp đúng bản chất vấn đề (cái này nên mày mò tìm hiểu từ nhiều nguồn). Vì thế đáp án thang điểm trong môn văn cũng phải hết sức linh động, để khuyến khích đc cách kiến giải riêng và sự suy nghĩ sáng tạo ;)
 
D

dinhannet55

cach lam van nghj luan

Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
con thieu nhiu lam ban ạ:(:(:(:(:(:(:(:(:(
 
Top Bottom