Cẩm nang về nghệ thuật viết văn nghị luận

S

sulk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như cái tiêu đề, Sulk mong khi có cẩm nang này, các bạn sẽ thành công hơn trong những bài văn của mình.

Trước hết, phải nhấn mạnh rằng rất nhiều bạn do thói quen "mổ xẻ" tác phẩm thái quá, thường quên đi một phần vô cùng quan trọng là nghệ thuật của tác phẩm. Bất kì phân tích một tác phẩm nào mà không nhắc tới nghệ thuật cũng tức là bài văn đó chưa đạt yêu cầu.

Sau đây là một số nghệ thuật có khả năng dùng trong hầu hết các tác phẩm. Các bạn nên học để "gỡ bí". Rất hữu dụng và cũng ngắn gọn.

1. Văn xuôi:

- Hình ảnh, chi tiết gợi cảm, chọn lọc
- Các nhân vật được xây dựng điển hình và độc đáo
- Tác giả đã sáng tạo được các tình huống đặc sắc
- Miêu tả sinh động
- Ngòi bút tinh tế
- Giọng văn khách quan
- Các tác phẩm viết về đề tài kháng chiến: Bút pháp sử thi và lãng mạn

2. Thơ:

- Sáng tạo nhiều hình ảnh mới lạ kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại
- Thơ chống Mĩ: giàu chất suy tưởng, triết lý, chính luận



Lưu ý:

1. Chỉ sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên khi đã bí, vì mỗi tác phẩm đều có những nghê thuật đặc trưng của nó, đừng nên quá lạm dụng cẩm nang này.

2. KHÔNG THÊM BỚT bất cứ đặc tính nghệ thuật nào khác trong cẩm nang trên. Bạn có thể đưa vào câu văn cho hợp lý, nhưng tuyệt đối không thêm thắt những nghệ thuật khác vào, vì nó có thể HOÀN TOÀN SAI khi bạn thêm ý vào.




Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn ^^~
Sulk
 
Q

quinhmei

Mình cũng xin đưa ra kinh nghiệm học Văn của một người anh mà Mei rất kính nể. Đây là bài viết của Administrator của diễn đàn cute.vn.
Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được

Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.

Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận

1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.

Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:

Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.

Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng

Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.

2. Thân bài

Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:

Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa

2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả

hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng

2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)

2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài

3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân

Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.

Mei chúc các bạn học tốt với kinh nghiệm trên.
 
  • Like
Reactions: Thanhkpf
C

conu

Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội:

* Khi bắt gặp 1 đề NLXH, các em phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:
1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.
- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.

=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.

- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.
Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:
Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
---> Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện 1 chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta 1 cách bị chinh phục.

Có gì các em cứ thắc mắc, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề phương pháp để làm cho nó dễ hiểu hơn. ;)
 
H

hunganhqn

Trước hết, phải nhấn mạnh rằng rất nhiều bạn do thói quen "mổ xẻ" tác phẩm thái quá, thường quên đi một phần vô cùng quan trọng là nghệ thuật của tác phẩm. Bất kì phân tích một tác phẩm nào mà không nhắc tới nghệ thuật cũng tức là bài văn đó chưa đạt yêu cầu.

Nhân vấn đề này, mình xin được bàn thêm một chút. Vấn đề bạn đưa ra làm mình nghĩ đến một quan niệm sáng tác của Hồ Chí MInh:
Viết cho ai?
Viết đề làm gì?
Viết cái gì?
Viết như thế nào?


Ở đây mình chỉ nói về 2 cái sau, cũng là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

Về mặt triết học, nội dung và hình thức là 2 mặt của một vấn đề, một hiện tượng,...Làm sao có thể chỉ ra được nội dung tư tưởng một tác phẩm mà lại ko nhắc đến hình thức thể hiện nội dung tư tưởng ấy? Một hình thức sẽ thể hiện được một nội dung tương ứng nào đó. Cho nên khi tìm hiểu tác phẩm, các bạn nên tự đặt câu hỏi: Tại sao tác giả làm thế này (chọn từ ngữ, chi tiết,...) mà lại không làm thế kia?

Theo mình hiểu, vấn đề "mổ xẻ" mà bạn đề cập nghiêng về việc người viết chỉ chú tâm đến vấn đề nội dung, bỏ qua vấn đề hình thức. Như bạn nhận xét, cái việc mổ xẻ ấy thường dẫn đến việc cả bài văn chỉ là sự suy diễn, tán chung chung, thiếu sự thuyết phục.

Về thực chất, người viết luôn phải bám vào văn bản. Mà văn bản đương nhiên thể hiện cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Vậy thì ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, cố ý hay "vô ý", người viết vẫn phải căn cứ vào các chi tiết (nghệ thuật) của tác phẩm. Vấn đề là:
1. Đáp án chấm có nêu ra vấn đề ấy như là một ý bắt buộc hay không?
2. Sau khi nghị luận, người viết - học sinh - có khái quát lại những giá trị nghệ thuật; vai trò của nó trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả hay không? Thường thì HS rất hay quên bước này. Và việc khái quát đó - theo mình - cũng giúp cho người chấm bài phân loại được HS trung bình với HS khá giỏi.

Tóm lại: Mỗi chi tiết nghệ thuật như là một "cửa sổ" để người đọc "nhìn" vào đó, phát hiện ra những vấn đề mà tác gửi gắm. Đừng bao giờ quên: nội dung mà bạn đang nói luôn được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật nào đó.
------------------
Bất kì phân tích một tác phẩm nào mà không nhắc tới nghệ thuật cũng tức là bài văn đó chưa đạt yêu cầu.

Cũng không hẳn như vậy bạn ạ. Tùy theo yêu cầu của đề bài thôi. Nhưng, vẫn cứ thấy rằng, việc dành một phần nhất định cho nghệ thuật sẽ làm bài viết trọn vẹn hơn.
Ví dụ:
Đề 1: Cảm nhận của anh chị về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của NMC.
Đề 2: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của NMC.

Với đề 1, HS thiên về những đánh giá, cảm nhận về bản thân HÌNH TƯỢNG. Còn ở đề 2, HS vừa phải phân tích ý nghĩa, nêu cảm nhận về hình tượng, vừa phải chú ý nghệ thuật xây dựng hình tượng.
 
Last edited by a moderator:
C

coykute

lam ơn giải thích rõ hơn nữa
theo mình lÀm văn NLXH thi có 3 dang
* NLXH về một tư tưởng đạo lý trả lời 3 cÂu hỏi :
_ 1: giải thích như thế nào ?
_ 2: biểu hiện ra sao -- tích cực?
-- tiêu cực?
_ 3:ý nghĩa,nêu suy nghĩ,
Liên hệ,nêu bài học ......
* NLXH về hiện tượng đời sống trả lời 5 câu hỎi :
_ 1:như thế nào?
_ 2: biểu hiện ra sao?
_ 3:tác hại?
_ 4:nguyên nHân?
_ 5:giải phÁp ?
* NLXH tr0ng mỘt tÁc phẨm vĂn học :
(tim hieu sAu nAz)
chú ý : quan trong cua bạ NLXh la viet ch0 hay hung h0n cẦn nhiều dẪn chứng đê? c0a sức thuyết phục
CHUC CAC BAN THANH CONG
 
L

lambertlary

Cam on nha.Minh hoc te Van lam .Cam on rat nhieu
Đề 1: Cảm nhận của anh chị về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của NMC.
Đề 2: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của NMC.

Với đề 1, HS thiên về những đánh giá, cảm nhận về bản thân HÌNH TƯỢNG. Còn ở đề 2, HS vừa phải phân tích ý nghĩa, nêu cảm nhận về hình tượng, vừa phải chú ý nghệ thuật xây dựng hình tượng.
 
L

lambertlary

Xin Conu giúp em,liệt kê ra các thuật ngữ thường có mặt trong đề nghị luận xã hội và giải thích các thuật ngữ đó ?Và cho em có 1 yêu cầu thêm là đối với những chủ đề riềng nào ta nên vận dụng các thao tác nào,hay lúc nào cũng dùng cả ba thao tác luân ?Rồi thứ tự vận dụng thao tác trong một bài văn nghị luận xã hội ?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhoang140

mấy anh chị giải thích dùm em " nêu cảm nhận của em" và "phân tích " thì nên hiêu như thế nào và giống và khác nhau ntn và mỗi cái thường sử dụng biện pháp gì
 
Top Bottom