- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
- Ở tỉnh Châu Đốc: Rạng sáng ngày 26/8/1945, đông đảo lực lượng TNTP, các tôn giáo, đảng phái hàng ngũ chỉnh tề tập trung tại sân vận động Châu Đốc để làm lễ tuyên thệ TNTP. Lực lượng khởi nghĩa cướp súng cảnh sát bảo vệ lễ đài, biến buổi lễ thành cuộc mít-tinh giành chính quyền về tay nhân dân… Sau khi hạ dinh Tỉnh trưởng Châu Đốc, chiều 26-8-1945, Thanh niên Tiền phong tập hợp tại thành PC và lựa chọn 200 người để thành lập 1 đại đội, với tên gọi “Cộng hòa vệ binh” do đồng chí Hùng Cẩm Hòa làm Tổng chỉ huy. Cũng trong chiều ngày 26/8, chính quyền ở Châu Đốc về tay nhân dân sau khi đồng chí Nguyễn Văn Thôi tuyên bố: "Cách mạng đã thành công, chính quyền cũ được xóa bỏ, kể từ đây chính quyền thuộc về tay nhân dân".
- Ở tỉnh Cần Thơ: Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, quân Nhật không dám kháng cự và chấp nhận những yêu cầu của đoàn đại biểu ta. Tranh thủ thời cơ, Tỉnh ủy quyết định biến cuộc mít-tinh ngày 26-8-1945 thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Cần Thơ và các địa phương trong tỉnh.
Sáng ngày 26-8-1945, trên 20.000 đồng bào ở thị xã và các quận lân cận như: Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp,… với băng cờ, khẩu hiệu kéo về tập trung tại sân vận động (cơ quan Thành ủy Cần Thơ ngày nay). Đúng 6 giờ sáng, Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh ra mắt nhân dân. Đồng chí Huỳnh Phan Hộ thay mặt Ủy ban đọc lời hiệu triệu và kêu gọi đồng bào đoàn kết, đấu tranh giành lấy chính quyền.
Sau cuộc mít-tinh, quần chúng được tổ chức thành từng khối, được lực lượng tự vệ vũ trang và “Xung phong đội” hỗ trợ xuống đường biểu tình thị uy. Đoàn biểu tình kéo qua khắp các ngả đường trong nội ô thị xã, sau đó tập trung tại dinh xã Tây (Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ngày nay).
Trước khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng, Tỉnh trưởng Lưu Văn Tào buộc phải giao chính quyền cho đại diện của Ủy ban Dân tộc giải phóng và tuyên bố giải tán chính quyền bù nhìn trong toàn tỉnh. Đồng chí Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh công bố xóa bỏ chính quyền cũ; chính quyền cách mạng quản lý và nêu vắn tắt chính sách Việt Minh 10 điểm,… Sau đó, Ủy ban Dân tộc giải phóng tiến hành tiếp quản các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, kho bạc,… ở thị xã Cần Thơ.
Cuộc khởi nghĩa ở thị xã Cần Thơ thành công đã lan nhanh ra các địa phương trong tỉnh.
Tại các quận Ô Môn, Châu Thành đến chiều ngày 26-8-1945, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân
- Ở tỉnh Biên Hòa: Sáng sớm ngày 26 tháng 8 năm 1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tập hợp hàng trăm quần chúng tiến vào Tòa bố Biên Hòa treo lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên tại dinh tỉnh trưởng. Đông đảo đồng bào thị xã tập trung trước Tòa bố reo hò vang dậy và say sưa ngắm nhìn ngọn cờ cách mạng. Ngọn cờ vinh quang đã nhuộm bao nhiêu máu của đồng bào, đồng chí kể từ ngày Nam kỳ khởi nghĩa và giờ đây đang phấp phới tung bay ngay trong dinh thự đầu não của giặc.
Nhân dân Biên Hòa làm cách mạng tháng 8
Đến 11 giờ trưa cùng ngày, các đồng chí Hoàng Minh Châu, Huỳnh Văn Hớn và một số đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa tiếp tục đến Tòa bố buộc tỉnh trưởng Biên Hòa là Nguyễn Văn Quý cùng những viên chức đứng đầu các công sở trong tỉnh bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngay chiều hôm đó (lúc 14 giờ), lực lượng cách mạng bắt giữ tên cò Phước, chỉ huy lực lượng cảnh sát tỉnh Biên Hòa, tịch thu 40 khẩu súng các loại của bọn lính mã tà tại cửa tiền (ngay trước cửa khám lớn Biên Hòa). Lực lượng xung kích nhanh chóng chiếm lĩnh, tiếp quản các cơ quan, công sở còn lại ở tỉnh lỵ Biên Hòa.
- Ở tỉnh Hòn Gai: Chiều 26-8-1945, ta tổ chức cuộc biểu dương lực lượng, mít tinh với hàng ngàn quần chúng yêu nước.
Giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Hòn Gai. (Tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Hoàng, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh)
Lực lượng Việt Minh ở Hòn Gai ngày ấy chưa đủ mạnh. Bọn Việt Cách núp bóng quân Tàu - Tưởng cũng ra tranh quyền kiểm soát thị xã. Hai phe Việt Minh và Việt Cách thoả thuận tổ chức một cuộc mít tinh tại sân vận động Hongay vào ngày 28-8-1945. Phe nào được nhân dân ủng hộ bằng cách giơ tay nhiều hơn thì thắng cuộc, được lập chính quyền. Chính quyền lâm thời của Tỉnh trưởng Hòn Gai là Bùi Mạnh Nhu chỉ là bù nhìn. Việt Minh đã vận động được đa số thành viên của chính quyền này ủng hộ.
Sáng 28-8-1945, người dân thị xã Hòn Gai đổ về sân vận động. Rất nhiều cờ đỏ sao vàng đã được quần chúng mang đi. Ở cuộc mít tinh này đã kéo hai lá cờ: Cờ đỏ sao vàng của Việt Minh và cờ ba vạch của Việt Cách. Cả hai phe đều cử người lên diễn thuyết. Tôi còn nhớ rõ anh Chất còn hát vang bài ca “quốc kêu” mà lời ca có câu “... Liều mình thề cứu non sông, máu đào tô thắm non sông”. Còn phe Việt Cách do tên Vui lên diễn thuyết và cũng hát bài “Diệt giặc lùn”. Khi biểu quyết thì rừng cánh tay giơ lên ủng hộ Việt Minh và hô vang khẩu hiệu “Hoan hô Việt Minh! Ủng hộ Việt Minh!”. Thế là chính quyền lãnh đạo Hòn Gai thuộc về Việt Minh. Quần chúng đổ ra các phố giơ cao cờ đỏ sao vàng hô vang “Ủng hộ Việt Minh”.
Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hòn Gai như thế là do quần chúng nhân dân tay không cướp chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Ngay trong ngày hôm ấy, chính quyền Cách mạng lâm thời ở Hòn Gai được thành lập với Chủ tịch là ông Lê Công Thăng và Phó Chủ tịch là ông Trịnh Tam Tỉnh, đảng viên cộng sản, phụ trách Ty Liêm phóng (an ninh). Việt Minh tổ chức chào mừng thắng lợi của chính quyền tại khu vực sân Cây Tháp (phường Bạch Đằng bây giờ).
Tham khảo:
1. tuyengiaoangiang.vn
2. baoangiang.com.vn
3. dongnai.vncgarden.com
4. baoquangninh.com.vn
- Ở tỉnh Cần Thơ: Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, quân Nhật không dám kháng cự và chấp nhận những yêu cầu của đoàn đại biểu ta. Tranh thủ thời cơ, Tỉnh ủy quyết định biến cuộc mít-tinh ngày 26-8-1945 thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Cần Thơ và các địa phương trong tỉnh.
Sáng ngày 26-8-1945, trên 20.000 đồng bào ở thị xã và các quận lân cận như: Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp,… với băng cờ, khẩu hiệu kéo về tập trung tại sân vận động (cơ quan Thành ủy Cần Thơ ngày nay). Đúng 6 giờ sáng, Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh ra mắt nhân dân. Đồng chí Huỳnh Phan Hộ thay mặt Ủy ban đọc lời hiệu triệu và kêu gọi đồng bào đoàn kết, đấu tranh giành lấy chính quyền.
Sau cuộc mít-tinh, quần chúng được tổ chức thành từng khối, được lực lượng tự vệ vũ trang và “Xung phong đội” hỗ trợ xuống đường biểu tình thị uy. Đoàn biểu tình kéo qua khắp các ngả đường trong nội ô thị xã, sau đó tập trung tại dinh xã Tây (Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ngày nay).
Trước khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng, Tỉnh trưởng Lưu Văn Tào buộc phải giao chính quyền cho đại diện của Ủy ban Dân tộc giải phóng và tuyên bố giải tán chính quyền bù nhìn trong toàn tỉnh. Đồng chí Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng tỉnh công bố xóa bỏ chính quyền cũ; chính quyền cách mạng quản lý và nêu vắn tắt chính sách Việt Minh 10 điểm,… Sau đó, Ủy ban Dân tộc giải phóng tiến hành tiếp quản các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, kho bạc,… ở thị xã Cần Thơ.
Cuộc khởi nghĩa ở thị xã Cần Thơ thành công đã lan nhanh ra các địa phương trong tỉnh.
Tại các quận Ô Môn, Châu Thành đến chiều ngày 26-8-1945, chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân
- Ở tỉnh Biên Hòa: Sáng sớm ngày 26 tháng 8 năm 1945, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tập hợp hàng trăm quần chúng tiến vào Tòa bố Biên Hòa treo lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên tại dinh tỉnh trưởng. Đông đảo đồng bào thị xã tập trung trước Tòa bố reo hò vang dậy và say sưa ngắm nhìn ngọn cờ cách mạng. Ngọn cờ vinh quang đã nhuộm bao nhiêu máu của đồng bào, đồng chí kể từ ngày Nam kỳ khởi nghĩa và giờ đây đang phấp phới tung bay ngay trong dinh thự đầu não của giặc.
Đến 11 giờ trưa cùng ngày, các đồng chí Hoàng Minh Châu, Huỳnh Văn Hớn và một số đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa tiếp tục đến Tòa bố buộc tỉnh trưởng Biên Hòa là Nguyễn Văn Quý cùng những viên chức đứng đầu các công sở trong tỉnh bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngay chiều hôm đó (lúc 14 giờ), lực lượng cách mạng bắt giữ tên cò Phước, chỉ huy lực lượng cảnh sát tỉnh Biên Hòa, tịch thu 40 khẩu súng các loại của bọn lính mã tà tại cửa tiền (ngay trước cửa khám lớn Biên Hòa). Lực lượng xung kích nhanh chóng chiếm lĩnh, tiếp quản các cơ quan, công sở còn lại ở tỉnh lỵ Biên Hòa.
- Ở tỉnh Hòn Gai: Chiều 26-8-1945, ta tổ chức cuộc biểu dương lực lượng, mít tinh với hàng ngàn quần chúng yêu nước.
Giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Hòn Gai. (Tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Hoàng, trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh)
Lực lượng Việt Minh ở Hòn Gai ngày ấy chưa đủ mạnh. Bọn Việt Cách núp bóng quân Tàu - Tưởng cũng ra tranh quyền kiểm soát thị xã. Hai phe Việt Minh và Việt Cách thoả thuận tổ chức một cuộc mít tinh tại sân vận động Hongay vào ngày 28-8-1945. Phe nào được nhân dân ủng hộ bằng cách giơ tay nhiều hơn thì thắng cuộc, được lập chính quyền. Chính quyền lâm thời của Tỉnh trưởng Hòn Gai là Bùi Mạnh Nhu chỉ là bù nhìn. Việt Minh đã vận động được đa số thành viên của chính quyền này ủng hộ.
Sáng 28-8-1945, người dân thị xã Hòn Gai đổ về sân vận động. Rất nhiều cờ đỏ sao vàng đã được quần chúng mang đi. Ở cuộc mít tinh này đã kéo hai lá cờ: Cờ đỏ sao vàng của Việt Minh và cờ ba vạch của Việt Cách. Cả hai phe đều cử người lên diễn thuyết. Tôi còn nhớ rõ anh Chất còn hát vang bài ca “quốc kêu” mà lời ca có câu “... Liều mình thề cứu non sông, máu đào tô thắm non sông”. Còn phe Việt Cách do tên Vui lên diễn thuyết và cũng hát bài “Diệt giặc lùn”. Khi biểu quyết thì rừng cánh tay giơ lên ủng hộ Việt Minh và hô vang khẩu hiệu “Hoan hô Việt Minh! Ủng hộ Việt Minh!”. Thế là chính quyền lãnh đạo Hòn Gai thuộc về Việt Minh. Quần chúng đổ ra các phố giơ cao cờ đỏ sao vàng hô vang “Ủng hộ Việt Minh”.
Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hòn Gai như thế là do quần chúng nhân dân tay không cướp chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Ngay trong ngày hôm ấy, chính quyền Cách mạng lâm thời ở Hòn Gai được thành lập với Chủ tịch là ông Lê Công Thăng và Phó Chủ tịch là ông Trịnh Tam Tỉnh, đảng viên cộng sản, phụ trách Ty Liêm phóng (an ninh). Việt Minh tổ chức chào mừng thắng lợi của chính quyền tại khu vực sân Cây Tháp (phường Bạch Đằng bây giờ).
Tham khảo:
1. tuyengiaoangiang.vn
2. baoangiang.com.vn
3. dongnai.vncgarden.com
4. baoquangninh.com.vn