[Game Sinh 7] Bắt côn trùng - giải cứu cây xanh

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phapsubro

Vì ếch không có lồng ngực nên động tác hô hấp của nó là nuốt khí ( trên cạn ): khi thềm miệng hạ xuống, không khí từ ngoài qua lỗ mũi vào miệng, sau đó van mũi khép lại. Thềm miệng nâng lên nhờ cơ gian hàm đẩy không khí vào họng và phổi, không khí ra khỏi phổi nhờ tác động của cơ bụng và thành phổi
cho con nhện số 2 đê
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyenkmhd

Ếch chỉ có hiện tượng nuốt khí trên cạn ( vì khi ở nước ếch chủ yếu hô hấp qua da ) do phổi có cấu tạo đơn giản và ếch chưa có lồng ngực. Khi trên cạn da ếch không tiếp xúc với nước sẽ thiếu đi độ ẩm,da ếch thiếu nước nên khô ếch sẽ chết \Rightarrow ếch bắt buộc phải nuốt khí
 
N

ngobin3

5 tks cho phapsubro nhé!
picture.php
Đã có sự xuất hiện đặc biệt trong đây rồi đó, ai nhận được sự may mắn này nào?
 
L

lazygirl58

Cho tớ chọn con nhện số 2 có nhện số 2 chứ?

P/s: Tui tui tui cái đặc biệt gì xuất hiện thế,.
 
Last edited by a moderator:
N

natsume1998

- Loài động vật trên có tên gọi Giông Axolotl, còn có biệt danh là "quái vật nước", được tìm thấy tại một số hồ ở Mexico.
- Giông axolotl, còn được biết đến với cái tên “quái vật nước” và “cá biết đi của Mexico” là loài động vật chỉ tìm thấy ở một số hồ tại thành phố Mexico. Trước kia, chúng có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống và truyền thuyết của người Aztec (tộc người từng xây dựng một nền văn minh huy hoàng trải dài khắp miền trung và nam Mexico trong thế kỷ 15 và 16). Chúng sống cả đời dưới nước và có hai cách thở: bằng mang hoặc bằng miệng (đớp những bóng khí ở mặt nước)
 
T

thaonguyenkmhd

Đó là loài Giông Axolotl ( một loài lưỡng cư chỉ có tại Mexico), còn được biết đến với cái tên “quái vật nước” và “cá biết đi của Mexico” .

Chúng có khả năng tái tạo mọi bộ phận, kể cả tim!

Chúng là những động vật có thể trải qua phần lớn cuộc đời ở trạng thái ấu trùng, kể cả trong giai đoạn trưởng thành và sinh sản.

Có hai cách thở: bằng mang hoặc bằng miệng (đớp những bóng khí ở mặt nước).

Ấu trùng Axolotl biến đổi thành con trưởng thành nhờ hiện tượng teo các mang. Sự phát triển của các phổi và bởi một loạt biến đổi của cơ thể giúp chúng rời bỏ môi trường nước.
 
S

saklovesyao

Không có con nhện số 4 và con nhện số 3 ạ =))

Mọt số 3: Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn ở chim ?
 
T

thaonguyenkmhd

Không có con nhện số 4 và con nhện số 3 ạ =))

Mọt số 3: Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn ở chim ?

- Kiểu bay vỗ cánh:
+ Đập cánh liên tục
+ Bay chủ yếu vào vỗ cánh​
- Kiểu bay lượn:
+ Cánh đập chậm rãi và không liên tục
+ Cánh giang rộng mà không đập
+ Bay chủ yếu vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió​
 
N

ngobin3

Mọt số 4: So sánh hệ tuần hoàn của ếch và chim bồ câu
________________________________________________
 
L

lazygirl58

Ếch:Hệ tuần hoàn kép.Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ,1 tâm thất),máu đi nuôi cơ thể là máu pha.Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và đc bơm đi.do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn,tốc độ máu chảy nhanh và máu đi đc xa.
Chim bồ câu: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch.Tim có cấu tạo hoàn thiện,có 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái(chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm),máu ko bị pha trộn,đảm bảo sự trao đổi chất mạnh.Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và đc tim bơm đi,do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn,tốc độ máu chảy nhanh và đc đi xa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom