- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


----------
New York, thứ ba, ngày 11 tháng 9, năm 2001…
Mùa hè dần biến mất khỏi đô thị lớn nhất nước Mỹ, nơi sinh sống và làm việc của hàng triệu con người từ khắp nơi trên thế giới. Thời tiết đủ đẹp để khiến nhiều người xao nhãng khỏi công việc thường ngày.
Không nằm trong số đó, Lucio Caputo luôn là người đúng giờ. Văn phòng của anh nằm trên tầng 78 của tòa tháp phía bắc thuộc tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center).
Đúng 8h46, một tiếng nổ chói tai vang lên, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp phía Bắc. Caputo cho biết khi vụ việc xảy ra, anh đang ở trong văn phòng.
Tòa tháp lắc lư, còi báo động vang lên ầm ĩ, đèn tắt. Mọi người ra khỏi văn phòng xem chuyện gì xảy ra. Tiếng khóc và tiếng la hét ở khắp mọi nơi.
"Sau khi trở lại văn phòng, tôi lấy một số thứ cần thiết như đèn pin, điện thoại, khăn và chai nước rồi chạy về phía cầu thang."
Người đàn ông này cho hay, trên đường chạy, một người bạn đã gọi điện và báo chuyện máy bay đâm vào tòa tháp nơi anh làm việc. "Khi chạy xuống tầng 50, tôi gặp rất nhiều người đến từ các tầng khác nhau. Những người đi xuống từ tầng phía trên bị thương rất nặng", Caputo chia sẻ.
Sau đó 17 phút, phi cơ mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tầng 75 đến 85 của tòa tháp phía Nam.
Anh Caputo, cùng hàng nghìn người có mặt trong tòa tháp vào thời điểm đó, đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ càng không thể biết rằng trong 102 phút sau đó, hơn 2.900 người mất mạng và tòa tháp dưới chân họ, biểu tượng của thành phố New York, sụp đổ hoàn toàn.
Hàng nghìn cuộc gọi và email được gửi đi trong những phút cuối cùng của tòa tháp lịch sử. Những người mãi mãi không trở về đã nhắn nhủ lời yêu thương và dặn dò gia đình lo lắng hậu sự, trong nước mắt, trong tuyệt vọng và trong cú sốc kinh hoàng khi không hiểu chuyện gì xảy ra với thành phố của mình.
Chẳng ai biết họ đã chết như thế nào, bị bỏng, ngạt khói, nhảy khỏi tòa nhà trong vô vọng như người đàn ông “Falling man” trong bức ảnh nổi tiếng, hay đơn giản chỉ ngồi chờ tòa tháp khổng lồ sụp đổ ngay dưới chân mình…
Mùi xăng máy bay, sức nóng và khói bụi từ đám cháy kinh khủng đến mức khoảng 200 người đã chọn cách nhảy khỏi toà nhà tự tử để thoát khỏi chúng.
Những ký ức về ngày 11/9/2001 luôn là nỗi đau cùng sự ám ảnh về cơn mưa đất đá và khói bụi khi hai tòa tháp sụp đổ, về khuôn mặt thẫn thờ của hàng trăm người dân thành phố New York đi trong vô vọng, mang theo hình ảnh của người thân đang mất tích.
Chỉ trong tích tắc, hàng nghìn người biến thành nạn nhân của một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.
Bộ môn Nghiên cứu quan hệ đối ngoại
Nguồn bài: học viện phòng chống phản động

New York, thứ ba, ngày 11 tháng 9, năm 2001…
Mùa hè dần biến mất khỏi đô thị lớn nhất nước Mỹ, nơi sinh sống và làm việc của hàng triệu con người từ khắp nơi trên thế giới. Thời tiết đủ đẹp để khiến nhiều người xao nhãng khỏi công việc thường ngày.
Không nằm trong số đó, Lucio Caputo luôn là người đúng giờ. Văn phòng của anh nằm trên tầng 78 của tòa tháp phía bắc thuộc tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center).
Đúng 8h46, một tiếng nổ chói tai vang lên, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của toà tháp phía Bắc. Caputo cho biết khi vụ việc xảy ra, anh đang ở trong văn phòng.
Tòa tháp lắc lư, còi báo động vang lên ầm ĩ, đèn tắt. Mọi người ra khỏi văn phòng xem chuyện gì xảy ra. Tiếng khóc và tiếng la hét ở khắp mọi nơi.
"Sau khi trở lại văn phòng, tôi lấy một số thứ cần thiết như đèn pin, điện thoại, khăn và chai nước rồi chạy về phía cầu thang."
Người đàn ông này cho hay, trên đường chạy, một người bạn đã gọi điện và báo chuyện máy bay đâm vào tòa tháp nơi anh làm việc. "Khi chạy xuống tầng 50, tôi gặp rất nhiều người đến từ các tầng khác nhau. Những người đi xuống từ tầng phía trên bị thương rất nặng", Caputo chia sẻ.
Sau đó 17 phút, phi cơ mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tầng 75 đến 85 của tòa tháp phía Nam.
Anh Caputo, cùng hàng nghìn người có mặt trong tòa tháp vào thời điểm đó, đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ càng không thể biết rằng trong 102 phút sau đó, hơn 2.900 người mất mạng và tòa tháp dưới chân họ, biểu tượng của thành phố New York, sụp đổ hoàn toàn.
Hàng nghìn cuộc gọi và email được gửi đi trong những phút cuối cùng của tòa tháp lịch sử. Những người mãi mãi không trở về đã nhắn nhủ lời yêu thương và dặn dò gia đình lo lắng hậu sự, trong nước mắt, trong tuyệt vọng và trong cú sốc kinh hoàng khi không hiểu chuyện gì xảy ra với thành phố của mình.
Chẳng ai biết họ đã chết như thế nào, bị bỏng, ngạt khói, nhảy khỏi tòa nhà trong vô vọng như người đàn ông “Falling man” trong bức ảnh nổi tiếng, hay đơn giản chỉ ngồi chờ tòa tháp khổng lồ sụp đổ ngay dưới chân mình…
Mùi xăng máy bay, sức nóng và khói bụi từ đám cháy kinh khủng đến mức khoảng 200 người đã chọn cách nhảy khỏi toà nhà tự tử để thoát khỏi chúng.
Những ký ức về ngày 11/9/2001 luôn là nỗi đau cùng sự ám ảnh về cơn mưa đất đá và khói bụi khi hai tòa tháp sụp đổ, về khuôn mặt thẫn thờ của hàng trăm người dân thành phố New York đi trong vô vọng, mang theo hình ảnh của người thân đang mất tích.
Chỉ trong tích tắc, hàng nghìn người biến thành nạn nhân của một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.
Bộ môn Nghiên cứu quan hệ đối ngoại
Nguồn bài: học viện phòng chống phản động
