- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sau khoảng 5 tháng đánh chiếm Đà Nẵng không thành công (lý do: bị quân ta tấn công quyết liệt, khí hậu khắc nghiệt), liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuyển hướng tiến vào Gia Định vào đầu tháng 2/1859
1. Lý do Pháp đánh thành Gia Định
Về lý do mà liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến vào thành Gia Định, tổng chỉ huy Pháp là De Genouilly trong báo cáo (1) gửi Hoàng đế Pháp Napoleon III đã vạch ra những lý do sau:
- sông Sài Gòn sâu, tàu lớn ra vào dễ dàng
- cắt đường tiếp tế lương thực từ Sài Gòn ra kinh đô Huế
- khí hậu tương đối tốt, nhiều kênh rạch thuận lợi để hành binh và lưu thông thương mại rất dễ
- lấy được Sài Gòn thì từ nơi này theo đường sông Cửu Long lên đánh lấy Campuchia (hay Cambodge)
- ngăn chặn ảnh hưởng của người Anh tại Đông Nam Á
* Mặc khác quân Pháp không dám tiến ra Bắc trong thời điểm này, vì mấy lý do: (1) đất Bắc gần Trung Quốc nên Trung Quốc có thể can thiệp; (2) ra Bắc rất khó vì hồi đầu năm, gió thổi ngược từ Bắc xuống nên thuyền khó di chuyển nhanh
2. Diễn biến:
- Đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo 2.200 quân tiến vào Gia Định. Triều đình Huế không hay biết kế hoạch của giặc mà vẫn án binh bất động, chỉ đánh vài trận nhỏ lẻ
- Ngày 9/2/1859, 20 thuyền chiến của giặc hội họp ở Vũng Tàu
- Ngày 10/2, chúng công phá nhiều pháo đài ở Biên Hòa và giáp ranh Gia Định; nhưng sức công phá của chúng bi chậm lại vì vấp phải ba chiếc cản sông và 12 đồn của quân ta - mất 6 ngày mới tới được thành. De Genouilly chua chát ghi lại trong hồi ký: "người An-nam chống cự mạnh, họ bắn súng khá; chiếc đầu Dragonne bị 3 quả đại bác, chiếc Avalanche bị 7 quả"
Bàn về triều đình: trấn thủ Gia Định là Vũ Duy Ninh thiếu phòng bị, ít tập trung quân và chậm trễ đối phó giặc - không chịu khóa đường huyết mạch ra vào của giặc ở vùng rừng sác rậm rì. Tương tự, nhà vua Nguyễn hô hào nhân dân khởi nghĩa, nhưng tuyệt nhiên không gửi quân trung ương đến
- Chiều 15/2, quân giặc kéo đến khu vực ngã ba sông Tàu Hũ (nay thuộc Xóm Chiếu và Thủ Thiêm) liền bị hai đồn của quân ta nã pháo dữ dội. Đêm tới, quân giặc lén nhổ cọc phá cản sông
- Sáng 16/2, 7 chiến hạm Pháp nã pháo quyết liệt vào đồn. Quân ta bắn trả dữ dội, nhưng pháo bắn ít trúng. Một lúc sau, giặc đổ bộ chiếm luôn hai pháo đài
- Sáng ngày 17/2, quân giặc đến thành Gia Định. Trong thành có hơn 1.000 quân triều đình, khí giới và lương thực đủ dùng cho 10.000 quân dùng trong một năm. Quân giặc tập trung hỏa lực bắn vào cửa đông nam thành, dùng thang tre đột nhập vào thành. Hai bên đánh giáp lá cà đến lúc đứng bóng thì quân ta rút lui; bỏ lại số vũ khí và lương thực nhiều vô kể - tính theo thời giá lúc đó là 20 triệu quan
tranh của L.Roux về cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Gia Định (tháng 2/1859)
Tài liệu tham khảo:
(1). Báo cáo của De Genouilly được GS Trần Văn Giàu (tác giả sách Chống xâm lăng) dịch từ tạp chí Revue maritime et Coloniale, 1862
1. Lý do Pháp đánh thành Gia Định
Về lý do mà liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến vào thành Gia Định, tổng chỉ huy Pháp là De Genouilly trong báo cáo (1) gửi Hoàng đế Pháp Napoleon III đã vạch ra những lý do sau:
- sông Sài Gòn sâu, tàu lớn ra vào dễ dàng
- cắt đường tiếp tế lương thực từ Sài Gòn ra kinh đô Huế
- khí hậu tương đối tốt, nhiều kênh rạch thuận lợi để hành binh và lưu thông thương mại rất dễ
- lấy được Sài Gòn thì từ nơi này theo đường sông Cửu Long lên đánh lấy Campuchia (hay Cambodge)
- ngăn chặn ảnh hưởng của người Anh tại Đông Nam Á
* Mặc khác quân Pháp không dám tiến ra Bắc trong thời điểm này, vì mấy lý do: (1) đất Bắc gần Trung Quốc nên Trung Quốc có thể can thiệp; (2) ra Bắc rất khó vì hồi đầu năm, gió thổi ngược từ Bắc xuống nên thuyền khó di chuyển nhanh
2. Diễn biến:
- Đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo 2.200 quân tiến vào Gia Định. Triều đình Huế không hay biết kế hoạch của giặc mà vẫn án binh bất động, chỉ đánh vài trận nhỏ lẻ
- Ngày 9/2/1859, 20 thuyền chiến của giặc hội họp ở Vũng Tàu
- Ngày 10/2, chúng công phá nhiều pháo đài ở Biên Hòa và giáp ranh Gia Định; nhưng sức công phá của chúng bi chậm lại vì vấp phải ba chiếc cản sông và 12 đồn của quân ta - mất 6 ngày mới tới được thành. De Genouilly chua chát ghi lại trong hồi ký: "người An-nam chống cự mạnh, họ bắn súng khá; chiếc đầu Dragonne bị 3 quả đại bác, chiếc Avalanche bị 7 quả"
Bàn về triều đình: trấn thủ Gia Định là Vũ Duy Ninh thiếu phòng bị, ít tập trung quân và chậm trễ đối phó giặc - không chịu khóa đường huyết mạch ra vào của giặc ở vùng rừng sác rậm rì. Tương tự, nhà vua Nguyễn hô hào nhân dân khởi nghĩa, nhưng tuyệt nhiên không gửi quân trung ương đến
- Chiều 15/2, quân giặc kéo đến khu vực ngã ba sông Tàu Hũ (nay thuộc Xóm Chiếu và Thủ Thiêm) liền bị hai đồn của quân ta nã pháo dữ dội. Đêm tới, quân giặc lén nhổ cọc phá cản sông
- Sáng 16/2, 7 chiến hạm Pháp nã pháo quyết liệt vào đồn. Quân ta bắn trả dữ dội, nhưng pháo bắn ít trúng. Một lúc sau, giặc đổ bộ chiếm luôn hai pháo đài
- Sáng ngày 17/2, quân giặc đến thành Gia Định. Trong thành có hơn 1.000 quân triều đình, khí giới và lương thực đủ dùng cho 10.000 quân dùng trong một năm. Quân giặc tập trung hỏa lực bắn vào cửa đông nam thành, dùng thang tre đột nhập vào thành. Hai bên đánh giáp lá cà đến lúc đứng bóng thì quân ta rút lui; bỏ lại số vũ khí và lương thực nhiều vô kể - tính theo thời giá lúc đó là 20 triệu quan
tranh của L.Roux về cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Gia Định (tháng 2/1859)
Tài liệu tham khảo:
(1). Báo cáo của De Genouilly được GS Trần Văn Giàu (tác giả sách Chống xâm lăng) dịch từ tạp chí Revue maritime et Coloniale, 1862