Sử 152 năm ngày mất của Phan Thanh Giản (4.8.1867 - 4.8.2019)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Năm 1868, theo lệnh của vua Tự Đức, Phan Thanh Giản (1796-1867) bị tước tất cả phẩm hàm, tên của ông đã bị xóa khỏi bia Tiến sĩ. Mười tám năm sau, năm Đồng Khánh thứ nhất (1886), Phan Thanh Giản được khai phục nguyên hàm với sắc phong thụy hiệu, ngay sau đó tên ông được vinh danh khắc lại trên bia Tiến sĩ. Có thể nói, Phan Thanh Giản là nạn nhân của thời đại ông đang sống.
Phan Thanh Giản là một nho gia, quan văn, lại giữ chức năng như một quan chức quân sự, quan võ, theo lệnh của nhà Vua. Những điều ông quan sát được cả đời, trong vai một môn đồ cẩn trọng của Khổng Tử, là vâng phục nhà Vua, nhưng cũng là đệ tử của Mạnh Tử, bảo toàn và giữ hạnh phúc cho người dân.
Cho đến trước năm 1862, cuộc đời Phan Thanh Giản trôi qua một cách minh bạch. Khoảng thời gian từ năm 1862 đến năm 1867, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều chất liệu trái ngược ở những tranh cãi bất tận về con người ông. Hai biến cố lớn xảy ra tại Nam kỳ thập niên 1860 (mất ba tỉnh miền Đông (Hòa ước Nhâm Tuất 1862) rồi miền Tây) đã ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời Phan Thanh Giản. Sau khi nhịn ăn vài ngày, vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, ông uống thuốc độc tự tử. Việc mượn chén độc dược để kết liễu đời mình là thái độ của kẻ sĩ Phan Thanh Giản trước thời cuộc, trước trọng trách mà ông không thể hoàn thành.


Năm 2002, Nhà xuất bản L’Harmattan (Paris, Pháp) ấn hành cuốn sách “Phan Thanh Gian: patriote et précurseur du Vietnam moderne. Ses dernières années 1862-1867” (tạm dịch: “Phan Thanh Giản: Nhà ái quốc và người mở đường cho Việt Nam hiện đại, những năm cuối đời 1862-1867”) của hai tác giả Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph. Chanfreau. Mục đích của các tác giả khi xuất bản cuốn sách này là công bố các tài liệu liên quan đến nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản chưa từng được công bố mà họ tiếp cận được, đối chứng sử liệu và trình bày những góc nhìn, quan điểm mà các tài liệu mới gợi ý cho họ. Qua thao tác khảo chứng tài liệu, các tác giả đã chứng minh Phan Thanh Giản là một người yêu nước nồng nhiệt.
Nguồn tài liệu được dẫn chứng khá phong phú: Văn khố Paris, Văn khố Bộ Hải quân, tập san, tạp chí, báo chí, sách tiếng Pháp và tiếng Việt... Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ba nguồn tài liệu quan trọng:
1) Bốn tập bản thảo thư từ đặc biệt của Phó Đô đốc De La Grandière từ năm 1863 đến năm 1868, cùng một tập tài liệu chưa được mở từ sau cái chết của De La Grandière, trong đó có một lá thư viết tay của Phan Thanh Giản gửi cho bà De La Grandière. Phần tài liệu này có được từ cuộc gặp tình cờ của các tác giả với hậu duệ vị Phó Đô đốc.
2) Quỹ vi phim của Bộ Ngoại giao Pháp. Mặc dù được công khai từ lâu, các vi phim này giúp các tác giả cập nhật một số tài liệu, theo quan điểm của họ là chưa được khai thác cho đến thời điểm họ tiếp cận.
3) Tập tài liệu về biên niên sử của triều đại Tự Đức từ năm 1848 đến năm 1883 của Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 1979, những văn bản này thể hiện nổi bật trách nhiệm của Tự Đức và một số quần thần trong Triều đình.
Từ các nguồn tài liệu có được, các tác giả xếp đặt luận chứng của họ trong ba chương sách: Chương mở đầu, mô tả các sự kiện liên quan cuộc đời Phan Thanh Giản giữa năm 1862 và năm 1867, những điều đã được đề cập xưa nay. Chương thứ hai, xem xét tất cả các công kích vào mục tiêu Phan Thanh Giản. Chương thứ ba, trình bày tất cả các lập luận cho phép phục hồi hoàn toàn vai trò lịch sử của Phan Thanh Giản dưới ánh sáng của các khối tài liệu chưa được công bố trước đó.
Qua “Phan Thanh Giản: Nhà ái quốc và người mở đường cho Việt Nam hiện đại, những năm cuối đời 1862-1867”, các tác giả muốn chứng minh “Phan Thanh Giản nên được coi là người đầu tiên và, chí ít, đáng ngưỡng mộ nhất trong số những nhà cải cách vĩ đại của Việt Nam”; “một trong những người yêu nước tinh thuần nhất của Việt Nam, bắt đầu thắng thế trước những tiếng nói buộc tội, chỉ trích hoặc nghi ngờ” và “góp phần khai phục một trong những con người vĩ đại nhất là cội nguồn của Việt Nam hiện tại”.
------------------

FB_IMG_1564889390550.jpg FB_IMG_1564889393272.jpg
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Ruka93
Top Bottom