15 câu hỏi ôn tập hoc kì II

T

thanhpr097

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)hiện tượng thoái hoá?nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
2)hiện tượng ưu thế lai?nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
3)có thể căn cứ vào đặc điểm sinh thái để phân biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?VD
4)nêu những đặc điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?VD
5)thế nào là quần thể sinh vật?những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
6)quần thể người khác quần thể sinh vật ở điểm nào?ý nhĩa của tháp dân số
7)quần xã sinh vật?những dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật
8)phân biệt quần xã sinh vật vs quần thể sinh vật
9)hệ sinh thái ?chuỗi thức ăn?lưới thức ăn?viết các chuỗi thức ăn và thành lập lưới thức ăn
10)trình bày các hoạt động tích cực của con người đối với MT
11)vì sao ô nhiểm MT chủ yếu do con người gây ra?nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiểm MT .biện pháp hạn chế
12)có mấy dạng TNTN?= những cách nào con người sử dụng TNTN một cách tiết kiệm hợp lí
13)các biện pháp sử dụng hợp lí TN đất,nước,rừng
14)vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái?các biện pháp BV và duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái
15)vì sao cần có luật BVMT?1 số nội dung cơ bản của luật BVMT
 
T

thienthannho.97

Câu 1:
- Khái niệm: Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm.
- Nguyên nhân:
+ Thể đồng hợp là thể chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau (AA, aa, AABB).
+ Thể dị hợp là thể chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau (Aa, AaBb).
Câu 2:
- Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng nang suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
- Nguyên nhân:
+ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
+ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 3:
88357bae5d362bb174e402ac14764181_43522303.hocmai.700x0.png

Câu 4:
- Những điểm khác biệt về quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài
+ Sinh vật cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
+ Sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
Câu 5:
- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
(*) Tỉ lệ giới tính:
+ Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái
+ Tỷ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
(*) Thành phần nhóm tuổi:
- Có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi sinh sản.
+ Nhóm tuổi trước sinh sản.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản.
(*) Mật độ quần thể:
+ Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
+ Không cố định, thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. (Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào, giảm mạnh khi có biến động thất thường).
Câu 6:
- Quần thể người có những đặc trưng là: đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa,... Do con người có tư duy, có trí thông minh nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
- Tháp dân số cho biết về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số...~~> Biết được nước có dạng dân số trẻ hay dân số già.
Câu 7:
- Khái niệm: là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
- Những dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật:
+ Tỉ lệ giới tính
+ Thành phần nhóm tuổi
+ Mật độ quần thể
Câu 8:
83be81f62d165a7776917f427ceec2d0_43523668.sosanh.700x0.png

Câu 9:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Câu 10:
- Trồng cây gây rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
- Xử lý rác thải hợp lý.
- Xử lý nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trước khi đưa ra MT
.....
Câu 11:
- Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn.
+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
+ Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như: việc đốt cháy nhiên liệu (Củi, than, dầu mỏ, khí đốt…) trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu...và do một số hoạt động của tự nhiên như: núi lửa, lũ lụt …
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Xử lí rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt
+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng kượng gió,mặt trời…
+ Xây dựng nhiều công viên,trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà không khí, khí hậu …
+ Tăng cường công tác giáo dục…
Câu 12:
- Có 3 dạng TNTN:
+ TN tái sinh: nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
+ TN không tái sinh: sau 1 thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt.
+ TN năng lượng vĩnh cửu: là TN sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm MT.
Câu 13:
- Cách sử dụng hợp lý TN đất:
+ Cải tạo đất, bón phân hợp lý.
+ Chống xói mòn đất, chống khô cạn, chống nhiễm mặn.
- Cách sử dụng hợp lý TN nước:
+ Khơi thông dòng chảy
+ Không đổ rác xuống sông
- Cách sử dụng hợp lý TN rừng:
+ Trồng cây, gây rừng
+ Không chặt phá rừng bữa bãi.

P/s: Các câu còn lại bạn có thể tìm hiểu hoặc đọc kỹ lại trong sách nhé !!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom