[12]tích phân

H

harryharry_09

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thây bên maths có ài llieuj hay nen pót qua cho mọi người tham khảo

1. Tích phân hàm phân thức
các dạng cơ bản
Các trường hợp đơn giản nhất có:
I.1 = [tex] \int \frac{1}{ax+b}dx [/tex]
I.2 = [tex] \int \frac{1}{{ax+b}^n }dx [/tex] với n tự nhiên khác 1
I.3 = [tex] \int \frac{x}{x^2+a}dx [/tex]
I.4 = [tex] \int_0^a \frac{1}{x^2+a^2}dx [/tex] với a > 0
Nguyên hàm I.1, I.2 tính được dễ dàng bằng cách áp dụng công thức có trong bảng Nguyên hàm của các hàm số hợp (SGK trg 116). Nguyên hàm I.3 là bài tập 3d (SGK trg 118) – cũng chỉ là nguyên hàm dạng [tex] \int u^{\alpha}du [/tex] (với [tex] \alpha \neq 1 [/tex].
I.4 là bài tập 4a (SGK trg 142). Để tính tích phân này ta đổi biến: đặt x = atgt.
Trường hợp tổng quát
Nếu P có bậc lớn hơn hoặc bằng bậc của Q thì phân thức có thể viết thành P/Q = T + R/Q (T, R lần lượt là thương và dư trong phép chia P : Q), tính tích phân hàm P/Q qui về tính tích phân của đa thức T và tích phân của hàm hửu tỉ R/Q. Việc tính tích phân của đa thức T không có gì khó khăn. Sau đây ta xét cách tính tích phân của phân thức R/Q trong đó R là đa thức có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức Q.
Trừong hợp 1. Q là tam thức bậc hai: Q = [tex] ax^2+bx+c [/tex]
Có ba khả năng:
(i). Q có hai nghiệm phân biệt [tex] x_1;x_2 [/tex]
Khi đó có Q = [tex] a(x-x_1)(x-x_2) [/tex]. Biến đổi:
[tex] \frac{R}{Q} = \frac{m}{x-x_1} + \frac{n}{x-x_2} [/tex], ở đây m, n là hai hằng số.
Bài toán qui về tính tích phân dạng I.1
(ii). Q có nghiệm kép [tex] x_0 [/tex]
Khi đó có Q = [tex] a(x-x_0)^2 [/tex]. Biến đổi:
[tex] \frac{R}{Q} = \frac{m}{x-x_0} + \frac{n}{(x-x_0)^2} [/tex]
Bài toán qui về tính tích phân dạng I.1 và I.2
(iii). Q vô nghiệm.
Khi đó Q = [tex] a(x^2+k^2) [/tex] (k là hằng số). Biến đổi:
[tex] \frac{R}{Q} = \frac{mQ'}{Q} + \frac{n}{x^2+k^2} [/tex] trong đó Q’ là đạo hàm của Q.
Bài toán qui về tính tích phân dạng I.3 và I.4
Trường hợp 2. Q là đa thức có bậc lớn hơn 2
Việc tính tích phân của phân thức R/Q với Q là đa thức có bậc lớn hơn 2 trong trường hợp tổng quát vượt quá kiến thức PT. Thường ta chỉ xét các trường hợp đặc biệt, chẵng hạn Q có thể phân tích thành nhân tử là các nhị thức bậc nhất hay tam thức bậc hai vô nghiệm. Từ đó ta có thể biến đổi phân thức R/Q thành các phân thức đơn giản hơn, có mẫu là nhị thức, tam thức nói trên; và bài toán như thế cũng qui về tính tích phân có dạng I.1-4 . Một số trường hợp khác đổi biến thích hợp giúp ta đưa tích phân về dạng quen thuộc dđơn giản hơn.
Cuối cùng cũng lưu ý là bằng cách đổi biến, nhiều tích phân của hàm lượng giác, tích phân của hàm vô tỉ cũng đưa được về các dang tích phân trên. (ví dụ bài 1c của Kummer cho trên). Nhưng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.
Các bạn hãy thử làm các bài tập sau để nắm rõ hơn phần lí thuyết nghe còn trừu tượng trên.
Bài tập: Tính các tích phân:
A = [tex] \int_0^1 \frac{1}{x^2+1}dx[/tex]
B = [tex] \int \frac_0^{\frac{a}{2}} \frac{1}{x^2-a^2}dx [/tex] với a > 0
C = [tex] \int \frac_0^1 \frac{1}{x^2-x-2}dx [/tex]
D = [tex] \int_0^1 \frac{x^2+3x+10}{x^2+2x+9}dx [/tex]
E = [tex] \int_0^1 \frac{3}{x^3+1}dx [/tex]
F = [tex] \int_0^{1/2} \frac{x^4}{x^4-1}dx [/tex]
G = [tex] \int_0^1 \frac{x}{x^4+1}dx [/tex]
HD
A. dạng I.3 ĐS: [tex] \frac{\pi}{4} [/tex]
B. Biến đổi: f(x) = [tex] \frac{1}{x^2-a^2} = \frac{1}{(x+a)(x-a)} = \frac{1}{2a}\cdot (\frac{1}{x+a}-\frac{1}{x-a}) [/tex].
Ta đã đưa về được tích phân dạng I.1.
Chú ý nguyên hàm [tex] \int \frac{dx}{x^2-a^2} = \frac{1}{2a}ln|\frac{x-a}{x+a}|+C [/tex] (a khác 0) cũng là một dạng nguyên hàm thường gặp, nên chú ý.
C. tương tự. ĐS [tex] \frac{1}{3}ln \frac{i}{4} [/tex]
D. f(x) = 1 + [tex] \frac{Q'}{2Q} [/tex]. ĐS: 1 + [tex] \frac{1}{ln\frac{4}{3}} [/tex]
E. f(x) = [tex] \frac{1}{x+1} - \frac{1}{2} \cdot \frac{2x-1}{x^2-x+1} + \frac{3}{2} \cdot \frac{1}{x^2-x+1} [/tex]
ĐS: ln2+ [tex] \frac{\pi}{2 \sqrt{3}} [/tex]
F. f(x) = 1 + [tex] \frac{1}{4} \frac{1}{x-1} - \frac{1}{4} \frac{1}{x+1} - \frac{1}{2} \frac{1}{x^2+1} [/tex]
G. đặt t = [tex] x^2 [/tex]
Thêm mấy bài trích từ đề thi TS ĐH & CĐ mấy năm gần đây để các bạn làm quen
H = [tex] \int \frac{(x+3)^3}{(x-4)^7} dx [/tex]
I = [tex] \int_0^1 \frac{dx}{2x^2+5x+2} [/tex]
J = [tex] \int_0^1 \frac{x^3dx}{x^2+1} [/tex]
K = [tex] \int_2^3 \frac{x^7dx}{1+x^8-2x^4} [/tex]

2.Tích phân hàm lượng giác
Các dạng thường gặp
J.1 = [tex] \int cosxdx [/tex].
J.2 = [tex] \int sinxdx [/tex].
J.3 = [tex] \int \frac{dx}{cos^2x} = \int (1+tg^2x)dx [/tex]
J.4 = [tex] \int \frac{dx}{sin^2x} = \int (1+cotg^2x)dx [/tex]
Trên là 4 nguyên hàm lượng giác cơ bản đã học (có trong Bảng các nguyên hàm SGK).
Từ các nguyên hàm cơ bản này ta dễ dàng tính được [tex] \int cos(ax+b)dx [/tex], [tex] \int sin(ax+b)dx [/tex] …
Các nguyên hàm sau cũng khá thường gặp, hơn nữa cách tính chúng rất điển hình cho cách tính tích phân các hàm lượng giác, nên cần nắm vững:
J.5 = [tex] \int tgxdx [/tex]
J.6 = [tex] \int sin^2xdx [/tex]
J.7 = [tex] \int tg^2xdx [/tex]
J.8 = [tex] \int \frac{dx}{sinx} [/tex]
J.9 = [tex] \int sin^3xdx [/tex]
J.10 = [tex] \int tg^3xdx [/tex]
J.11 = [tex] \int \frac{dx}{sin^3x} [/tex]
Tính J.5: tgx = sinx/cosx. Đặt u = cosx, đưa về tính nguyên hàm hửu tỉ dạng u’/u.
Trình bày gọn: [tex] \int tgxdx = \int \frac{sinxdx}{cosx} = -\int \frac{d(cosx)}{cosx} [/tex] = -ln|cosx| + C.
Hoàn toàn tương tự với [tex] \int cotgxdx [/tex]
J.6: biến đổi [tex] sin^2x = \frac{1-cos2x}{2} [/tex], đưa về tính nguyên hàm dạng J.1
Tương tự với [tex] \int cos^2xdx [/tex].
( Nói chung, ta chỉ phát biểu bài toán với sin, tang. Bài toán với cos, cotg là tương tự, từ nay sẽ không nhắc lại
J.7: biến đổi [tex] tg^2x = (1+tg^2x) -1 [/tex], đưa về hai nguyên hàm cơ bản
J.8: [tex] \frac{1}{sinx} = \frac{sinx}{1-cos^2x} [/tex], đặt u = cosx, đưa về nguyên hàm hàm hửu tỉ.
Cũng có thể đặt t = tg(x/2), dẫn đến [tex] \int \frac{dx}{sinx} = \int \frac{dt}{t} [/tex] = ln|t| + C = ln|tg(x/2)| + C.
J.9: [tex] sin^3xdx = sinx.(1-cos^2x)dx = sinxdx-cos^2xd(cosx) [/tex], đưa về tính hai nguyên hàm cơ bản
Cũng có thể biến đổi: [tex] sin^3x = \frac{3sinx-sin3x}{4} [/tex], cũng đưa về hai nguyên hàm cơ bản
J.10: [tex] tg^3xdx = (1+tg^2x-1)tgxdx = tgx(1+tg^2x)dx - tgxdx = tgxd(tgx) - tgxdx [/tex], đựoc nguyên hàm cơ bản và I.5
J.11: đặt u = 1/sinx, dv = [tex] \frac{1}{sin^2x}dx [/tex], qui về tính
I = [tex] \int \frac{cos^2xdx}{sin^3x} = \int \frac{1-sin^2x}{sin^3x}dx = \int \frac{dx}{sin^3x}-\int \frac{dx}{sinx} [/tex] = J.11 + J.8

Từ các bài toán trên, ta thấy để tính tích phân hàm lượng giác các cách thường dùng là
1. Biến đổi đưa về tích phân cơ bản

Ví dụ ở I.6, I.7, I.9. Ta xét thêm vài thí dụ:
J.12 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} [/tex]
J.13 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{sin^5xdx}{1+cosx}dx [/tex]
J.14 [tex] \int_0^{\pi/4} \quad {\frac{tgx-1}{tgx+1}}^2dx [/tex]
J.15 Giải phương trinh f(t) = [tex] \int_0^t (4sin^4x - \frac{3}{2} )dx [/tex] = 0
2. Đổi biến đưa về tích phân cơ bản

Ví dụ ở J.5, J.8, J.10. Sau đây là một số ví dụ khác:

J.16 = [tex]\int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+sinx+cosx} [/tex]

J.17 = [tex]\int_0^{\pi/2} \quad \frac{sinx+7cosx+6}{4sinx+3cosx+5} dx[/tex]

J.18 = [tex]\int_{\pi/6}^{\pi/3} \quad \frac{dx}{sinx.sin(x+\pi/6)} [/tex]

J.19 = [tex]\int_{\pi/6}^{\pi/3} \quad \frac{dx}{sqrt{3}sinx+cosx} [/tex]

3. Phương pháp tích phân từng phần
ví dụ với J.11. Một số ví dụ khác:

J.20 = [tex] \int_0^1 \quad \frac{x}{cos^2x} dx [/tex]

J.21 = [tex] \int_0^1 \quad xtg^2xdx [/tex]

Hướng dẫn giải các ví dụ

J.12: Mẫu = 1+cosx = [tex] 2cos^2 \frac{x}{2} [/tex]

Chú ý dạng tổng quát cũng thường gặp:

[tex] \int \frac{dx}{1+cosax} = \frac{1}{a}.tg \frac{ax}{2} + C [/tex]

[tex] \int \frac{dx}{1-cosax} = - \frac{1}{a}.cotg \frac{ax}{2} + C [/tex]

J.13: f(x) = [tex] \frac{(1-cos^2x)sin^3x)}{1+cosx} = \sin^3{x}-\cos{x}\sin^3{x} = \frac{3sinx-sin3x-sin2x(1-cos2x)}{4} [/tex]

J.14: f(x) = [tex] {\frac{tgx-tg \frac{\pi}{4}}{1+tgxtg \frac{\pi}{4}}}^2 = tg^2(x-\frac{\pi}{4} [/tex]

J.15: biến đổi hàm dưới dấu tích phân g(x) = [tex] \frac{1}{2}cos4x [/tex] – 2cos2x.
Suy ra f(t) = sin2t [tex] \left( \frac{1}{4}cos2t-1 \right) [/tex] = 0.

J.16: đặt t = tg(x/2).
Tổng quát: nguyên hàm dạng [tex] \int \frac{dx}{asinx+bcosx+c} [/tex] có thể hửu tỉ hóa bằng cách đặt t = tg(x/2).
Tuy nhiên khi tính tích phân của f(x) trên đoạn [a;b] phải chú ý t = tg(x/2) có được xác định trên đoạn ấy? nếu không, phải tìm cách đổi biến khác.

J.17: Gọi M = mẫu thức, M’ = đạo hàm của M. Biến đổi:
f(x) = [tex] \frac{A.M+B.M'+C}{M} = A + B \frac{M'}{M} + C \frac{1}{M}[/tex]

Tổng quát: [tex] \int \frac{{a}sinx+{b}cosx+{c}}{{a'}sinx+{b'}cosx+{c'}} dx [/tex]: tính tương tự

J.18: f(x) = [tex] \frac{sin((x+\frac{\pi}{6})-x)}{sinx.sin(x+\frac{\pi}{6})}.\frac{1}{sin{\frac{\pi}{6}}} [/tex]

Tổng quát: với [tex] \int \frac{dx}{sin(x+a)sin(x+b)} [/tex]
ta làm tương tự để biến đổi, đưa về tính hai tích phân cơ bản:
f(x) = [tex] \frac{sin(x+a)-(x+b)}{sin(x+a)sin(x+b)} \frac{1}{sin(a-b)} [/tex] = [tex] \frac{1}{sin(a-b)} \cdot (\frac{cos(x+b)}{sin(x+b)}-\frac{cos(x+a)}{sin(x+a)} ) [/tex]


Tương tự với f(x) = 1/cos(x+a)cos(x+b), 1/sin(x+a)cos(x+b)...

Với [tex] \int \frac{dx}{sin(x+a)+sin(x+b)} [/tex]: biến đổi mẫu có dạng tổng thành tích, đưa về dạng trên.

J.19: mẫu = sin(x+pi/6), được dạng tích phân cơ bản.

Tổng quát: [tex] \int \frac{dx}{asinx+bcosx} = \int \frac{1}{sqrt{a^2+b^2} \frac{dx}{sin(x+\alpha)} [/tex].
Cách khác: đặt t = tg(x/2) đưa về tích phân hữu tỉ.

J.20: đặt u = x, dv = dx/cos^2x.

J21: [tex] xtg^2x = x\left( \frac{1}{cos^2x}-1 \right) [/tex]
----------------------------------------------------------------------------

Một số đề thi TS ĐH&CĐ những năm gần đây để các bạn thực tập

D1 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{4sin^3x}{1+cosx}dx [/tex]

D2 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{sinx}{1+3cosx}dx [/tex]

D3 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{sin2x}{1+cosx}dx [/tex]

D4 = [tex] \int_0^{\pi} \quad \frac{xsinx}{1+cos^2x}dx [/tex]

D5 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad cos^5xdx [/tex]

D6 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad cos2x(sin^4x+cos^4x)dx [/tex]

D7 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad sinx.sin2x.sin3xdx [/tex]

D8 = [tex] \int_0^{\pi/4} \quad \frac{1-2sin^2x}{1+sin2x}dx [/tex]

D9 = [tex] \int_0^{\pi/4} \quad x.tg^2xdx [/tex]

D10 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{sin^{2004}x}{sin^{2004}x+cos^{2004}x}dx [/tex]

@: tiện thẻ đánh dấu màu đỏ là những bài đã có ngưòi làm cho các bạn có thể biết
 
Last edited by a moderator:
Y

yenngocthu

làm bài dễ trước

I = [tex] \int_0^1 \frac{dx}{2x^2+5x+2} [/tex]
có [TEX]\frac{1}{2x^2+5x+2}=\frac{1}{(2x+1)(x+2)}=\frac{a}{2x+1}+\frac{b}{x+2}[/TEX]
[tex]\Leftrightarrow a(x+2)+b(2x+1)=1 [/TEX]
[tex]\Leftrightarrow \left{a+2b=0\\2a+b=1 [/TEX]
[tex]\Leftrightarrow \left{b=-\frac13\\a=\frac23[/TEX]
vậy[TEX] I=\int_{1}^{0}({\frac{2}{3(2x+1)} -\frac{1}{3(x+2)} )dx[/TEX]
đến đây là dễ rùi
 
Last edited by a moderator:
H

hoatrongmatbao

d1=[TEX]\int_{}^{}\frac{4(1-cos2(x))}{1+cosx}d(cosx)[/TEX]=4[TEX]\int_{}^{}(1-cosx)[/TEX]dcosx
đến đây thì về dạng dơn giản rùi mọi người cùng giải nhé:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Tính [TEX]I=\int \frac{x}{x^2+1}dx[/TEX]

Xét với x\geq0.

Đặt [TEX]\sqrt{x^2+1}=t \Leftrightarrow x=\sqrt{t^2-1} [/TEX][TEX]\Leftrightarrow dx=\frac{t}{\sqrt{t^2-1}}dt[/TEX]

[TEX]I=\int \frac{dt}{t}=ln\left|t \right| +C=ln\left|\sqrt{x^2+1} \right|+C[/TEX]

Do đó tính được [TEX]J=\int\frac{x^3}{x^2+1}dx[/TEX]

[TEX]= \int x dx-\int \frac{x}{x^2+1}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{x^2}{2}-ln\left|\sqrt{x^2+1} \right|+C[/TEX]

[TEX]K= \int \frac{x^7}{1+x^8-2x^4}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}\int\frac{x^4}{(x^4-1)^2}d(x^4-1)[/TEX]

Đặt [TEX]x^4-1=t. K=\frac{1}{4}\int\frac{t+1}{t^2}dt[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}ln\left|t \right|-\frac{1}{4t}[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}ln\left|x^4-1 \right|-\frac{1}{4x^4-4}[/TEX]

Dùng công thức Newton-Lebnit để tính tích phân xác đinh.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

Tính [TEX]I=\int \frac{x}{x^2+1}dx[/TEX]

Xét với x\geq0.

Đặt [TEX]\sqrt{x^2+1}=t \Leftrightarrow x=\sqrt{t^2-1} [/TEX][TEX]\Leftrightarrow dx=\frac{t}{\sqrt{t^2-1}}dt[/TEX]

[TEX]I=\int \frac{dt}{t}=ln\left|t \right| +C=ln\left|\sqrt{x^2+1} \right|+C[/TEX]

Do đó tính được [TEX]J=\int\frac{x^3}{x^2+1}dx[/TEX]

[TEX]= \int x dx-\int \frac{x}{x^2+1}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{x^2}{2}-ln\left|\sqrt{x^2+1} \right|+C[/TEX]

[TEX]K= \int \frac{x^7}{1+x^8-2x^4}dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}\int\frac{x^4}{(x^4-1)^2}d(x^4-1)[/TEX]

Đặt [TEX]x^4-1=t. K=\frac{1}{4}\int\frac{t-1}{t^2}dt[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}ln\left|t \right|+\frac{1}{4t}[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}ln\left|x^4-1 \right|+\frac{1}{4x^4-4}[/TEX]

Dùng công thức Newton-Lebnit để tính tích phân xác đinh.

Làm thế này hơi cầu kì. Cho x vào trong d thành [TEX]\frac{1}{2}d(x^2+1)[/TEX] sẽ nhanh hơn nhiều

Câu x^7 cũng tương tự cho x^4 vào d
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Mọi người viết đầy đủ hộ mình bài này,mình chỉ biết kết quả chứ chưa thử chứng minh
có lẽ là dùng số phức chăng?
Tính tích phân
[TEX]\int \frac{dx}{x^2+1}[/TEX]
 
G

giangln.thanglong11a6

[TEX]I= \int \frac{dx}{x^2+1}[/TEX]

Đặt [TEX]x=tant \Leftrightarrow dx=\frac{dt}{cos^2t}[/TEX]

Do [TEX]\frac{1}{tan^2t+1}=cos^2t[/TEX] nên[TEX] I=\int dt = t+C =arctanx+C[/TEX]
 
Y

yenngocthu

Ví dụ ở I.6, I.7, I.9. Ta xét thêm vài thí dụ:
J.12 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} [/tex]

]

J.12 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} [/tex]
có [TEX]\frac{1}{cosx}=\frac{acosx}{1-sinx}+\frac{bcosx}{1+sinx}\Leftrightarrow(a-b)sinx+a+b=1\Leftrightarrow\left{a-b=0\\a+b=1 [/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \left{a=\frac12\\b=\frac12[/tex]
[tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} =\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{cosxdx}{1-sinx}+\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{cosxdx}{1+sinx}=-\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{d(1-sinx)}{1-sinx}+\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{d(1+sinx)}{1+sinx}[/tex]
Kq [TEX]=ln(1+\sqrt2)[/TEX](cái này tính ra nháp thui chứ gõ latex mệt lắm ^^)
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

D9. [TEX]I=\int xtan^2x dx = \int x(\frac{1}{cos^x}-1)dx[/TEX]

[TEX]=\int \frac{x}{cos^2x}dx - \int xdx =\int xd(tanx) - \frac{x^2}{2} [/TEX]

[TEX]=xtanx-\int tanxdx - \frac{x^2}{2}[/TEX]

[TEX]=xtanx +ln \left|cosx\right| -\frac{x^2}{2} +C[/TEX]

Nhân đây tớ cũng có 1 đề:

Tính [TEX]I= \int \frac{dx}{(x^2-1)^2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
K

kachia_17

J.12 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} [/tex]
có [TEX]\frac{1}{cosx}=\frac{acosx}{1-sinx}+\frac{bcosx}{1+sinx}\Leftrightarrow(a-b)sinx+a+b=1\Leftrightarrow\left{a-b=0\\a+b=1 [/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \left{a=\frac12\\b=\frac12[/tex]
[tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} =\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{cosxdx}{1-sinx}+\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{cosxdx}{1+sinx}=-\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{d(1-sinx)}{1-sinx}+\frac12 \int_{0}^{\pi/2}\frac{d(1+sinx)}{1+sinx}[/tex]
Kq [TEX]=ln(1+\sqrt2)[/TEX](cái này tính ra nháp thui chứ gõ latex mệt lắm ^^)

Em nhầm thì phải.
[tex]I=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{dx}{1+Cosx} \\ =\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{dx}{1+2Cos^2{\frac x2}-1} \\ =\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{d(\frac x2)}{Cos^2{\frac x2}} \\ =\large tg{\frac x2} \mid_{0}^{\frac{\pi}{2}} \\ =1[/tex]
 
Last edited by a moderator:
K

kachia_17

Hix, em đã làm trước anh roài mà.
Thôi đỡ hộ em câu này vậy.
Xét sự hội tụ .
[tex]\int_{0}^{1}\frac{dx}{e^{\sqrt[3]{x}}-1}[/tex]
Nghĩ mãi chưa ra.
 
N

nguyenminh44

Hix, em đã làm trước anh roài mà.
Thôi đỡ hộ em câu này vậy.
Xét sự hội tụ .
[tex]\int_{0}^{1}\frac{dx}{e^{\sqrt[3]{x}}-1}[/tex]
Nghĩ mãi chưa ra.

Hix, kiến thức 12 thì nhớ còn kiến thức năm nhất thì mơ hồ quá...:(
Làm thế này không biết có đúng không:

Đặt [TEX]x=t^3 \Rightarrow dx=3t^2dt[/TEX]

Thu được [TEX]\int_{0}^{1}\frac{3t^2dt}{e^t-1}[/TEX]

Điểm bất thường t=0

Ta có [TEX]\lim_{t \to 0}[(\frac{3t^2}{e^t-1}):3t]=1[/TEX]

Mặt khác [TEX]\int_{0}^{1}3tdt[/TEX] hội tụ nên tích phân hội tụ.

(Chẳng biết lí thuyết có nhớ đúng không nữa :( ). Sang kì sau học chỗi cũng tương tự thế này đấy :D

hic, anh không biết có đúng không thì pó chiếu !Nhưng câu này trong cuốn TCC tập II mà.Sách anh đang học ấy :(.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

D10 = [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{sin^{2004}x}{sin^{2004}x+cos^{2004}x}dx [/tex][/COLOR]


Đổi biến [TEX]t=\frac{\pi}{2}-x\Rightarrow dt=-dx ; sinx=cost ; cosx=sint[/TEX]


Thay vào ta có [TEX]D10=\int_{\frac{\pi}{2}}^{0} \frac{cos^{2004}t(-dt)}{sin^{2004}t+cos^{2004}t}=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}} \frac{cos^{2004}t(dt)}{sin^{2004}t+cos^{2004}t[/TEX]

[TEX]=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}} \frac{cos^{2004}x}{sin^{2004}x+cos^{2004}x}dx[/TEX]

[TEX]\Rightarrow 2D_{10}=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}dx = \frac{\pi}{2} \Rightarrow D_{10}=\frac{\pi}{4}[/TEX]
 
Y

yenngocthu

Em nhầm thì phải.
[tex]I=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{dx}{1+Cos^2x} \\ =\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{dx}{1+2Cos^2{\frac x2}-1} \\ =\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{d(\frac x2)}{Cos^2{\frac x2}} \\ =\large tg{\frac x2} \mid_{0}^{\frac{\pi}{2}} \\ =1[/tex]

dạ em o có nhầm đâu ạ anh thử coi lại xem[TEX]\frac{1}{cosx}=\frac{cosx[a(1+sinx)+b(1-sinx)]}{cos^2x}[/TEX] rút gọn là quy về dạng đó mà anh:)
 
G

giangln.thanglong11a6

[tex]I=\int\frac{(x-1)^2-(x+1)^2+4x}{(x-1)^2(x+1)^2}dx \\ = \int \frac{dx}{(x+1)^2} -\int \frac{dx}{(x-1)^2} + 2\int \frac{dx^2}{(x^2-1)^2} \\ =\frac{-1}{x+1}+\frac{1}{x-1}-\frac{2}{x^2-1}+C[/tex]
Rút gọn đáp số nhé !

Ấy anh nhầm rồi, [TEX](x-1)^2-(x+1)^2+4x=0[/TEX] chứ có bằng 1 đâu.

[TEX]I=\frac{1}{4} \int ( \frac{(x+1)-(x-1)}{(x-1).(x+1)} )^2 dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4} \int (\frac{1}{x-1}-\frac{1}{x+1})^2 dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4} \int( \frac{1}{(x-1)^2}+\frac{1}{(x+1)^2}-\frac{2}{x^2-1} ) dx[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{4}(\frac{1}{1-x}-\frac{1}{x+1}-ln\left|\frac{x-1}{x+1} \right|)+C[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

J.12 [tex] \int_0^{\pi/2} \quad \frac{dx}{1+cosx} [/tex]
có [TEX]\frac{1}{cosx}=\frac{acosx}{1-sinx}+\frac{bcosx}{1+sinx}\Leftrightarrow(a-b)sinx+a+b=1\Leftrightarrow\left{a-b=0\\a+b=1 [/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \left{a=\frac12\\b=\frac12[/tex]

Kq [TEX]=ln(1+\sqrt2)[/TEX](cái này tính ra nháp thui chứ gõ latex mệt lắm ^^)


Cậu nhầm ở chỗ này đây. Mẫu số của tích phân là [TEX]1+cosx[/TEX] chứ có phải [TEX]cosx[/TEX] đâu. Do đó phép biến đổi bắt đầu sai từ đây.

Nếu mình không bấm máy tính để biết trước đáp số chắc cũng không để ý cái lỗi này=))
 
G

giangln.thanglong11a6

[TEX]D_2=\int_0^{\frac{\pi}{2}} \frac{sinx}{1+3cosx} dx[/TEX][TEX]= -\frac{1}{3}\int_0^{\frac{\pi}{2}} \frac{d(1+3cosx)}{1+3cosx}[/TEX]

[TEX]=-\frac{1}{3} ln\left|1+3cosx \right| |_0^{\frac{\pi}{2}}[/TEX][TEX]=\frac{1}{3} ln4 [/TEX]

[TEX]D_3=\int_0^{\frac{\pi}{2}} \frac{sin2x}{1+cosx} dx = -2\int_0^{\frac{\pi}{2}} \frac{cosx}{1+cosx} d(cosx)[/TEX]

[TEX]=(2ln(1+cosx)-2cosx) |_0^{\frac{\pi}{2}}=2-2ln2[/TEX]
 
G

giangln.thanglong11a6

[TEX]D_5=\int_0^{\frac{\pi}{2}} cos^5x dx =\int_0^{\frac{\pi}{2}} cos^4x d(sinx)[/TEX]

[TEX]=\int_0^{\frac{\pi}{2}} (1-sin^2x)^2 d(sinx) =(\frac{sin^5x}{5}-\frac{2sin^3x}{3}+sinx) |_0^{\frac{\pi}{2}}=\frac{8}{15}[/TEX]

[TEX]D_6=\int_0^{\frac{\pi}{2}} cos2x(sin^4x+cos^4x)dx=\frac{1}{2} \int_0^{\frac{\pi}{2}} (sin^4x+cos^4x)d(sin2x) [/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2} \int_0^{\frac{\pi}{2}} ((sin^2x+cos^2x)^2-2sin^2x.cos^2x) d(sin2x)=\frac{1}{2} \int_0^{\frac{\pi}{2}} (1-\frac{1}{2}sin^22x)d(sin2x)[/TEX]

[TEX]=(\frac{sin2x}{2}-\frac{sin^32x}{6}) |_0^{\frac{\pi}{2}}=0[/TEX]

[TEX]D_8=\int_0^{\frac{\pi}{4}} \frac{1-2sin^2x}{1+sin2x}dx=\int_0^{\frac{\pi}{4}} \frac{cos2x}{1+sin2x}dx=\frac{1}{2} \int_0^{\frac{\pi}{4}} \frac{d(sin2x)}{1+sin2x}[/TEX]

[TEX]=\frac{1}{2} ln (1+sin2x) |_0^{\frac{\pi}{4}}=ln\sqrt{2}[/TEX]
 
H

hoatrongmatbao

D2 =1/3[TEX]\int_{0}^{\prod_{}^{}/2}{d(3cosx)}/({1+3cosx})[/TEX]
như vậy là rõ ràng rồi nhỉ thông cảm nha mình ko thể làm đến cuối được
 
Last edited by a moderator:
H

hoatrongmatbao

D3 sẽ dùng tích phân từng phần nhưng mình ko bít gõ công thức

Ở mục thông báo có nói cách gõ công thức toán mà. Bạn xem lại nhé.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom