11/4 giup e dl bao toan kl

L

leminhaj

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 16:Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có
không khí. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng chất rắn thu được là
A. 61,5 gam. B. 56,1 gam. C. 65,1 gam. D. 51,6 gam.
Câu 18:Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí
(đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là
A. 6,25%. B. 8,62%. C. 50,2%. D. 62,5%.
Câu 18:Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dd HCl dư thu được 4,48 lít
H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là
A. 11 gam; Li và Na. B. 18,6 gam; Li và Na.
C. 18,6 gam; Na và K. D. 12,7 gam; Na và K.
Câu 20:Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Khối
lượng muối tạo thành là
A. 57,40 gam. B. 56,35 gam. C. 59,17 gam. D.58,35 gam.
Câu 21:Hòa tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 16,8 lít khí X (đktc) gồm hai
khí không màu hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17,8.
a) Kim loại đó là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al.
b) Nếu dùng dung dịch HNO3 2M và lấy dư 25% thì thể tích dung dịch cần lấy là
A. 3,15 lít. B. 3,00 lít. C. 3,35 lít. D. 3,45 lít.
Câu 22:Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít
khí NO và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là
A. 77,1 gam. B. 71,7 gam. C. 17,7 gam. D. 53,1 gam.
Câu 23:Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau
phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 24:Cho 180g hỗn hợp 3 muối XCO3, YCO3 và M2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc), dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A ta thu được 20g muối khan.
Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì có 11,2 lít khí CO2 (đktc) bay ra và chất rắn B1. Khối lượng B và B1 là
A. 167,2g và 145g B. 167,2g và 145,2g
C. 145,2g và 167,2g D. 150g và 172,1g
Câu 25:A, B là 2 kim loại thuộc nhóm IIA. Hoà tan hoàn toàn 10,94g hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của A và B vào
nước được 100g dung dịch Y. Để kết tủa hết ion Cl

có trong 50g dung dịch Y phải dùng dung dịch có chứa 10,2
gam AgNO3. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 dư, thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 12,44g B. 13,44g C. 14,33g D. 13,23g
Câu 26:Cho 17,5g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 5,6 lít
khí H2 ở 0o
C, 2 atm. Khối lượng muối khan thu được là
A. 65,5 g B. 55,5 g C. 56,5 g D. 55,6g
 
N

note1996

câu 16

Theo ĐLBTKL: m Al + m Fe2O3 = m chất rắn (m Al2O3 + m Fe)
8,1 + 48 = 56,1 (g)
Vậy chọn B.

câu 18

CaCO3-----> CaO + CO2
nCO2=0,1 mol
fai chăng chất rắn gồm CaO và Na2CO3
===> m = 0,1.100 + (11,6-0,1.56) =16 g
%CaCO3= 62,5 %

câu 18

nH2=0,2 mol => số mol hốn hợp kim loại là 0,4 mol
=> Mtb=11 => Li và Na

câu 20

Khối lượng muối tạo thành là
4FeS2+11O2 --->2Fe2O3+8SO2
số mol FeS2 =0,15 mol
=> số mol SO2=0,3 mol
số mol Ba(OH)2 =0,25 mol
x:SO3^2-
y: HSO3-
ta có x+y=0,25 và x+2y=0,3 =>x=0,2 và y=0,05 mol
khối lượng muối = 0,2 .217+0,05.299=58,35 g


Các bài còn lại dùng DlBT khối lượng hết , ví dụ cho 1 vài bài thôi :mad:
 
Top Bottom