- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Một số trích đoạn rút ra từ "Lịch sử thế giới cận đại" (sách dịch năm 1963 của A. Efimov và Khvoskhov) để các bạn tham khảo:
1. Cách mạng tháng Hai 1917:
Trong khi chiến tranh thế giới đang diễn ra, quân đội Sa hoàng Nga liên tục bị thất thế: năm 1915 quân Đức chọc thủng nhiều phòng tuyến của Nga; chiếm mất của Nga vùng Galicia và Bucovina, Lithuania... Quân lính Nga bị thua trận do thiếu vũ khí (thiếu đại bác, súng trường), thuốc men, giày dép, không có trọng pháo; trong khi vũ khí của Đức rất mạnh: bộ bính gấp đôi Nga, pháo binh gấp sáu và trọng pháo thì gấp 40 lần.
Đã thế bộ chỉ huy quân Nga bị tha hóa do Đức tung nhiều gián điệp vào tận đám quần thần Sa hoàng. Thông đồng với hoàng hậu Nga, một số quan lại cao cấp và các bộ trưởng đã giao cho quân thù những bí mật chiến tranh và những bí mật riêng lẻ với chúng nhằm ký kết hòa ước riêng rẽ. Về sau, người ta mới biết bọn gián điệp Đức vây quanh tên Bộ trưởng Chiến tranh Sukhomlinov để phá hoại tiếp tế và đánh cắp bí mật chiến tranh.
Trong khi quân Nga liên tiếp thất bại, Anh và Pháp từ chối không chịu cung cấp nguyên vật liệu chiến tranh cho Nga; đã thế còn không chi viện quân giúp Nga nhằm hút quân Đức ra khỏi mặt trận phía Đông
Ở trong nước Nga, nhiều tầng lớp xã hội rất bất mãn chính quyền Sa hoàng Nga: tư sản Nga đòi cách chức những bộ trưởng bất lực là những kẻ có đầy gián điệp Đức bao quanh, và nhanh chóng được Bộ chỉ huy tối cao ủng hộ. Chúng cùng nhau chuẩn bị đảo chính. Sách lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ghi: "giai cấp tư sản tưởng rằng có thể giai quyết được khủng hoảng bằng một cuộc cách mạng trong triều".
Quần chúng nhân dân Nga thấy rằng, lối thoát mình không phải là cuộc đảo chính quân sự mà là một cuộc cách mạng nhân dân, là việc lật đổ chế độ chuyên chế và chấm dứt chiến tranh
Nhưng chính quyền Sa hoàng thì âm mưu lợi dụng việc ký hòa ước riêng rẽ với Đức nhằm trấn áp một cuộc cách mạng mà nó cảm thấy sắp nổ đến nơi ở Nga.
Cách mạng chắc chắn sẽ diễn ra thôi và là tất yếu, vì chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đã lay chuyển và làm suy yếu toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa và làm cho cách mạng ở Nga, mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, có thể giành thắng lợi
Tháng 2/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân và binh lính đã lật đổ chế độ Sa hoàng và lập các xô-viết đại biểu công nhân và binh lính. Trong khi các xô-viết đang chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù thì bọn xã hội cách mạng và Men-sê-vích chiếm đa số trong các xô-viết; đã thế chúng còn bí mật bàn tính với các đảng tư sản và quý tộc để lập chính phủ lâm thời tư sản mà không cho các xô-viết biết. Hậu quả, hai chính quyền cùng song song tồn tại: chính phủ lâm thời của bọn đại địa chủ, tư sản tuyên bố "chiến tranh đến cùng"; Đảng Bôn-se-vích Nga tuyên bố chống lại bọn xã hội cách mạng và Men-sê-vích đang ủng hộ chính phủ lâm thời, buộc phải chấm dứt chiến tranh, tịch thu toàn bộ ruộng đất của đại địa chủ và giao tức khắc toàn bộ chính quyền cho các xô viết.
2. Cách mạng tháng Mười Nga
Sau cách mạng tháng Hai. Đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị cho quần chúng công nhân làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Họ nói cho công nhân và binh lính biết rõ phải làm cách mạng đến cùng, lật đổ chính quyền tư sản và giao tức khắc toàn bộ chính quyền cho các xô viết.
Ngày 25 tháng Mười (tức 7 tháng 11 theo lịch mới), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, giai cấp công nhân liên minh với nông dân nghèo, được binh lính và thủy binh ủng hộ, đã lật đổ chính quyền tư sản và lập chính quyền mới: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết
3. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga
- Cách mạng tháng Mười Nga tiêu diệt mọi hiện tượng người bóc lột người, tiêu diệt mọi giai cấp bóc lột. Điều này khác với các cuộc cách mạng tư sản thông thường là chỉ thay thế bọn bóc lột này bằng bọn bóc lột khác, nhưng "sự bóc lột vẫn còn" (câu của Stalin, Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin (sách dịch) 1959, Hà Nội); công xã Paris mới bước đầu tìm cách xóa bỏ bóc lột, nhưng chưa thành công.
- Nhờ cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên giai cấp công nhân (bị đày đọa, bị bóc lột, đàn áp) vươn lên thành giai cấp thống trị; mở ra thời đại cách mạng vộ sản trong các nước đế quốc chủ nghĩa
- Cách mạng tháng Mười làm lay chuyển toàn bộ hệ thống các đế quốc chủ nghĩa ở cả "chính quốc" và các trung tâm thống trị của nó; đánh vào hậu phương của đế quốc; đồng thời đập tan sự thống trị của đế quốc với các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Cách mạng tháng Mười đã giải phóng các dân tộc bị áp bức ở Nga ra khỏi ách áp bức thuộc địa và ách áp bức dân tộc. Stalin viết: "các dân tộc bị nô dịch, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đã vươn lên địa vị của các dân tộc thật sự tự do và thật sự bình đẳng, và với tấm gương của mình, đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Có nghĩa là cách mạng tháng Mười đã mở đầu thời đại mới, thời đại những cuộc cách mạng thuộc địa trong các nước bị áp bức trên thế giới, liên minh với giai cấp vô sản, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản" (theo Stalin, Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin (sách dịch) 1959, Hà Nội).
- Trong khi chủ nghĩa đế quốc bị lung lay cực độ, cách mạng tháng Mười làm cho "sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản thế giới thành vấn đề" (trích sách của Stalin). Cách mạng đã giáng cho chủ nghĩa tư bản thế giới một vết tử thương và "với vết tử thương đó, chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ hồi phục lại được nữa" (trích sách của Stalin)
- Cách mạng tháng Mười Nga thể hiện sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Ăng-ghen với chủ nghĩa cải lương và xét lại. Stalin tổng kết: "chủ nghĩa Mác, lý luận cách mạng đúng đắn nhất, phải trải qua sự khảo nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu với nghị lực chưa từng có, một nửa thế kỷ trải qua những kinh nghiệm thực tiễn, những thất vọng, so sánh với kinh nghiệm của châu Âu, mới có được những lý luận đó". Nó chỉ rõ cho những người lao động tất cả các nước thấy rằng giai cấp vô sản chỉ giành thắng lợi khi cuộc đấu tranh của họ được sự lãnh đạo của một đảng kiểu mới có học thuyết cách mạng Mác - Lenin soi đường.
1. Cách mạng tháng Hai 1917:
Trong khi chiến tranh thế giới đang diễn ra, quân đội Sa hoàng Nga liên tục bị thất thế: năm 1915 quân Đức chọc thủng nhiều phòng tuyến của Nga; chiếm mất của Nga vùng Galicia và Bucovina, Lithuania... Quân lính Nga bị thua trận do thiếu vũ khí (thiếu đại bác, súng trường), thuốc men, giày dép, không có trọng pháo; trong khi vũ khí của Đức rất mạnh: bộ bính gấp đôi Nga, pháo binh gấp sáu và trọng pháo thì gấp 40 lần.
Đã thế bộ chỉ huy quân Nga bị tha hóa do Đức tung nhiều gián điệp vào tận đám quần thần Sa hoàng. Thông đồng với hoàng hậu Nga, một số quan lại cao cấp và các bộ trưởng đã giao cho quân thù những bí mật chiến tranh và những bí mật riêng lẻ với chúng nhằm ký kết hòa ước riêng rẽ. Về sau, người ta mới biết bọn gián điệp Đức vây quanh tên Bộ trưởng Chiến tranh Sukhomlinov để phá hoại tiếp tế và đánh cắp bí mật chiến tranh.
Trong khi quân Nga liên tiếp thất bại, Anh và Pháp từ chối không chịu cung cấp nguyên vật liệu chiến tranh cho Nga; đã thế còn không chi viện quân giúp Nga nhằm hút quân Đức ra khỏi mặt trận phía Đông
Ở trong nước Nga, nhiều tầng lớp xã hội rất bất mãn chính quyền Sa hoàng Nga: tư sản Nga đòi cách chức những bộ trưởng bất lực là những kẻ có đầy gián điệp Đức bao quanh, và nhanh chóng được Bộ chỉ huy tối cao ủng hộ. Chúng cùng nhau chuẩn bị đảo chính. Sách lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ghi: "giai cấp tư sản tưởng rằng có thể giai quyết được khủng hoảng bằng một cuộc cách mạng trong triều".
Quần chúng nhân dân Nga thấy rằng, lối thoát mình không phải là cuộc đảo chính quân sự mà là một cuộc cách mạng nhân dân, là việc lật đổ chế độ chuyên chế và chấm dứt chiến tranh
Nhưng chính quyền Sa hoàng thì âm mưu lợi dụng việc ký hòa ước riêng rẽ với Đức nhằm trấn áp một cuộc cách mạng mà nó cảm thấy sắp nổ đến nơi ở Nga.
Cách mạng chắc chắn sẽ diễn ra thôi và là tất yếu, vì chiến tranh đế quốc chủ nghĩa đã lay chuyển và làm suy yếu toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa và làm cho cách mạng ở Nga, mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, có thể giành thắng lợi
Tháng 2/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân và binh lính đã lật đổ chế độ Sa hoàng và lập các xô-viết đại biểu công nhân và binh lính. Trong khi các xô-viết đang chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù thì bọn xã hội cách mạng và Men-sê-vích chiếm đa số trong các xô-viết; đã thế chúng còn bí mật bàn tính với các đảng tư sản và quý tộc để lập chính phủ lâm thời tư sản mà không cho các xô-viết biết. Hậu quả, hai chính quyền cùng song song tồn tại: chính phủ lâm thời của bọn đại địa chủ, tư sản tuyên bố "chiến tranh đến cùng"; Đảng Bôn-se-vích Nga tuyên bố chống lại bọn xã hội cách mạng và Men-sê-vích đang ủng hộ chính phủ lâm thời, buộc phải chấm dứt chiến tranh, tịch thu toàn bộ ruộng đất của đại địa chủ và giao tức khắc toàn bộ chính quyền cho các xô viết.
2. Cách mạng tháng Mười Nga
Sau cách mạng tháng Hai. Đảng Bôn-sê-vích chuẩn bị cho quần chúng công nhân làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Họ nói cho công nhân và binh lính biết rõ phải làm cách mạng đến cùng, lật đổ chính quyền tư sản và giao tức khắc toàn bộ chính quyền cho các xô viết.
Ngày 25 tháng Mười (tức 7 tháng 11 theo lịch mới), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, giai cấp công nhân liên minh với nông dân nghèo, được binh lính và thủy binh ủng hộ, đã lật đổ chính quyền tư sản và lập chính quyền mới: Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết
3. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga
- Cách mạng tháng Mười Nga tiêu diệt mọi hiện tượng người bóc lột người, tiêu diệt mọi giai cấp bóc lột. Điều này khác với các cuộc cách mạng tư sản thông thường là chỉ thay thế bọn bóc lột này bằng bọn bóc lột khác, nhưng "sự bóc lột vẫn còn" (câu của Stalin, Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin (sách dịch) 1959, Hà Nội); công xã Paris mới bước đầu tìm cách xóa bỏ bóc lột, nhưng chưa thành công.
- Nhờ cách mạng tháng Mười, lần đầu tiên giai cấp công nhân (bị đày đọa, bị bóc lột, đàn áp) vươn lên thành giai cấp thống trị; mở ra thời đại cách mạng vộ sản trong các nước đế quốc chủ nghĩa
- Cách mạng tháng Mười làm lay chuyển toàn bộ hệ thống các đế quốc chủ nghĩa ở cả "chính quốc" và các trung tâm thống trị của nó; đánh vào hậu phương của đế quốc; đồng thời đập tan sự thống trị của đế quốc với các nước thuộc địa và phụ thuộc
- Cách mạng tháng Mười đã giải phóng các dân tộc bị áp bức ở Nga ra khỏi ách áp bức thuộc địa và ách áp bức dân tộc. Stalin viết: "các dân tộc bị nô dịch, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đã vươn lên địa vị của các dân tộc thật sự tự do và thật sự bình đẳng, và với tấm gương của mình, đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Có nghĩa là cách mạng tháng Mười đã mở đầu thời đại mới, thời đại những cuộc cách mạng thuộc địa trong các nước bị áp bức trên thế giới, liên minh với giai cấp vô sản, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản" (theo Stalin, Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin (sách dịch) 1959, Hà Nội).
- Trong khi chủ nghĩa đế quốc bị lung lay cực độ, cách mạng tháng Mười làm cho "sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản thế giới thành vấn đề" (trích sách của Stalin). Cách mạng đã giáng cho chủ nghĩa tư bản thế giới một vết tử thương và "với vết tử thương đó, chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ hồi phục lại được nữa" (trích sách của Stalin)
- Cách mạng tháng Mười Nga thể hiện sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Ăng-ghen với chủ nghĩa cải lương và xét lại. Stalin tổng kết: "chủ nghĩa Mác, lý luận cách mạng đúng đắn nhất, phải trải qua sự khảo nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu với nghị lực chưa từng có, một nửa thế kỷ trải qua những kinh nghiệm thực tiễn, những thất vọng, so sánh với kinh nghiệm của châu Âu, mới có được những lý luận đó". Nó chỉ rõ cho những người lao động tất cả các nước thấy rằng giai cấp vô sản chỉ giành thắng lợi khi cuộc đấu tranh của họ được sự lãnh đạo của một đảng kiểu mới có học thuyết cách mạng Mác - Lenin soi đường.