Địa 10 vết thương của Trái đất mà khả năng cao là bạn cóc biết

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giám đốc cơ quan môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE) phân tích những nỗi đau của Trái Đất và đề ra một toa thuốc nghiêm ngặt để đề phòng và chữa trị trong thế kỉ này.

Theo Klaus Topfer, hiện có 10 vết thương lớn về môi trường đang đe dọa nhân loại . Sin năm 1938, nhà kinh tế học, môi trường học này đã lên làm Bộ trưởng bộ Môi trường của Đức từ năm 1987-1994. Với những đạo luật về tái chế, ông đã tạo điều kiện cho sự phát triển một nền "công nghiệp xanh". Tháng 2 năm 1997, ông được Liên Hợp Quốc cử giữ chức Giám đốc cơ quan môi trường, điều hành và phối hợp phần lớn những công ước quốc tế, biến tổ chức này thành ý thức thực sự toàn cầu về môi trường.

Nhá hàng thế đủ rồi, giờ thì chúng ta sẽ xem con người vô-cùng-uy-tín xác định 10 vết thương của Trái Đất là gì.
 

Attachments

  • Flickr_-_boellstiftung_-_Conference,_Countdown_to_Copenhagen_Klaus_Töpfer.jpg
    Flickr_-_boellstiftung_-_Conference,_Countdown_to_Copenhagen_Klaus_Töpfer.jpg
    39.6 KB · Đọc: 1
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
1. Sự thoái hóa của đất đai

Người ta ít nói đến vấn đề này hơn là sự nóng lên của Trái Đất hoặc sự ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy rằng tính màu mỡ của đất trong trong 110 quốc gia với dân số 1 tỷ người ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh đã bị xói mòn mạnh do sự giảm sút của lớp phủ thực vật, do sự khai thác đất đai, do sự tận dụng quá mức đồng cỏ chăn nuôi. Bị bóc trần, đất đai không chống đỡ nổi sự xói mòn lâu dài của gió, mưa đưa đến hậu nặng nề là sự tổn thất lớn về sản lượng lương thực. Với liều lượng quá cao về phân bón và thuốc trừ sâu, với những trận mưa có chứa hóa chất và chất thải nguy hiểm, đã làm đất đai bị ô nhiễm một cách khó đảo ngược nổi.

Giải pháp là gì? Không, không phải thứ lý thuyết suông về giải pháp mà học sinh vẫn thường viết trong bài kiểm tra và hầu như chẳng bao giờ thực hiện đâu. Mà phải bắt đầu bằng việc mọi người thấy được hậu quả của tình trạng đất đai bị thoái hóa trước đã.
 

Attachments

  • tải xuống.jpg
    tải xuống.jpg
    11.6 KB · Đọc: 1
  • suy-thoai-dat-1-4f3db3ec.jpeg
    suy-thoai-dat-1-4f3db3ec.jpeg
    92.1 KB · Đọc: 1
  • tải xuống (1).jpg
    tải xuống (1).jpg
    10.5 KB · Đọc: 1

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
2. Sự thay đổi về khí hậu và sự lãng phí năng lượng

Hiệu ứng nhà kính tạo ra một mối đe dọa đối với toàn thể nhân loại. Việc mực nước biển dâng cao được 2.500 nhà khoa học hội thảo, dự đoán sẽ làm chìm ngập nhiều vùng đông dân cư như Bangladesh, duyên hải Trung Quốc, phần lớn các đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Việc nhiệt độ tăng cao cũng tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với nông nghiệp và những hệ thống sinh thái. Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp ở Rio de Janeiro năm 1992 đã hầu như thất bại. Hội nghị Kyoto 12 năm 1997 được cam kết giảm lượng khí thải 5% so với năm 1990, nhưng việc này chưa đủ vì việc tiêu thụ năng lượng đang tiếp tục tăng lên trong các nước đang phát triển: tăng gấp đôi ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương từ 1990-2010 và tăng từ 50 đến 70% ở châu Mỹ Latinh.

Yêu cầu tối thiểu để đủ khả năng giải quyết vấn đề trên là cần phải chuyển giao những kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng giữa các nước phát triển và đang phát triển. Nhất là phải dùng đòn bẩy kinh tế kích thích sự phát triển những kỹ thuật mới với năng lượng ít. Hiệu suất sử dụng của năng lượng ít nhất phải nâng 10 lần từ nay đến 2030.
 

Attachments

  • climate.jpg
    climate.jpg
    57.9 KB · Đọc: 0
  • pollution.jpg
    pollution.jpg
    26 KB · Đọc: 0

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
3. Tính đa dạng về sinh học bị giảm sút

Diện tích những vùng tự nhiên bị thu hẹp lại do việc đô thị hóa và phát triển nông nghiệp, nạn phá rừng và ô nhiễm kéo theo sự tiêu diệt hàng nghìn giống loài. Một công trình nghiên cứu đã khẳng định được rằng: nhịp độ của sự diệt vong tăng lên 100 lần từ năm 1960 đến nay. Điều đáng lo ngại là nó kéo theo sự biến mất nhiều phân tử có thể dùng để chế tạo ra những loại thuốc mới và mất đi nhiều gen có thể giúp những cây trồng vượt qua được những biến động của khí hậu hoặc những nạn dịch mới.

Nếu bạn chưa biết thì ngày đa dạng sinh học quốc tế là ngày 22/5.
 

Attachments

  • bio diversity.jpg
    bio diversity.jpg
    129 KB · Đọc: 0
  • ex.jpg
    ex.jpg
    159.4 KB · Đọc: 0
  • Extinction.jpg
    Extinction.jpg
    183.3 KB · Đọc: 0
  • Like
Reactions: kaede-kun

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
4. Việc phá rừng

Trong vài thế kỷ qua các nước vùng ôn đới đã mất đi phần lớn các khu rừng của họ. Trong vài chục năm qua, đến lượt các khu rừng nhiệt đới bị giảm đi một cách báo động. Từ năm 1980 đến 1990, 150 triệu hecta đã bị đốt, chặt phá, tất cả số đó bằng 12% tổng diện tích rừng trên thế giới. Với nhịp độ hiện nay, ở một số nước Đông Nam Á sẽ không còn một cây rừng nào trong 40 năm tới, trong khi đó rừng nhiệt đới bao phủ 7% đất nổi, chứa một nửa giống loài động thực vật trên thế giới. Không còn rừng, tương lai của loài người chắc chắn đến 80% là còn đúng cái nịt (nếu vẫn với tốc độ tiến của khoa học như hiện nay).

Nói ra theo đúng thực tế thì thật máy móc và nhàm chán, nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc xem một số phim như Avatar, Wall-E.... để vừa giải trí vừa suy nghĩ về điều nói trên.
 

Attachments

  • _123229949_tv070100970.jpg
    _123229949_tv070100970.jpg
    115.4 KB · Đọc: 0
  • desolateearth.jpg
    desolateearth.jpg
    38.7 KB · Đọc: 0
  • forest.jpg
    forest.jpg
    7 KB · Đọc: 0
Top Bottom