10 Chuyên Lí Khánh Hòa 2008-2009

H

huutrang93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Bài 1:
Trong hình vẽ, xy là trục chính của 1 thấu kính, 1 là đường đi của 1 tia sáng qua thấu kính, tia sáng 2 chỉ có phần tia tới. Vẽ tia khúc xạ của tia sáng 2 và cho biết L là thấu kính gì

Bài 2: Có 2 thấu kính L1 và L2 được đặt đồng trục, cách nhau 1 đoạn 15cm. Chiếu 1 chùm sáng tới song song có bề rộng là 15cm. Sau khi đi qua hệ thấu kính, chùm sáng ló sau cùng cũng song song và có bề rộng 30cm. Xác định loại thấu kính và tiêu cự của 2 thấu kính

Bài 3:
Cho n điện trở mắc song song R1, R2, ..., Rn sao cho
[TEX]\frac{R_1}{2R_2}=\frac{2R_2}{3R_3}=...=\frac{(n-1)R_{n-1}}{nR_n}=\frac{nR_n}{R_1}[/TEX]
a) tính điện trở tương đương toàn mạch
b) tính n để điện trở tương đương nhỏ hơn điện trở n là 3 lần

Bài 4:
Có 3 điện trở R1(30ôm-15A); R2(10ôm-5A); R1(20ôm-20A). Mắc 3 điện trở theo sơ đồ R1//(R2ntR3) rồi mắc nối tiếp với 1 nhóm bóng đèn loại 30V-40W. Tìm cách mắc nhóm bóng đèn để chúng sáng bình thường mà mạch điện trở không bị hỏng khi toàn mạch được nối vào nguồn điện có U không đổi = 220V. Bỏ qua điện trở các dây nối

Bài 5: Cho mạch điện, 2 đèn Đ1, Đ2 có cùng hiệu điện thế định mức, đèn Đ1 có công suất định mức P1=60W. Điện trở Vôn kế là rất lớn. Điện trở của 2 khóa K1, K2 và dây nối không đáng kể. Khi K1, K2 mở, vôn kế chỉ 120V. Khi K1 đóng, K2 mở, vôn kế chỉ 110V. Khi K1, K2 đóng, vôn kế chỉ 90V. Tìm công suâts định mức đèn 2

Bài 6:
Có 2 bình cách nhiệt, bình 1 chứa 5 l nước ở 600 c, bình 2 chứa 1 l nước ở 200 C. Đầu tiên, rót 1 phần nước ở bình 1 sang bình 2. Sau khi bình 2 cân bằng nhiệt, người ta lại rót từ bình 2 sang bình 1 một lượng nước bằng với lần rót trước. Nhiệt độ sau cùng của nước trong bình 1 là 590 C. Tính lượng nước đã rót từ bình này sang bình kia, bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường
Hình bài 1,2,5
untitled-7.jpg
 
H

huutrang93

Đề tuyển sinh 10 Lí
Bài 1:
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1=230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3=450C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 100C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1=900 J/kg.K và c2=4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác

Bài 2:
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó hiệu điện thế U=10,8 V luôn không đổi, R1=12 ôm, đèn Đ có ghi 6V-6W, điện trở toàn phần của biến trở Rb=36 ôm. Coi điện trở của đèn không đổi và không phụ thuộc vào nhiệt độ.
a) Điều chỉnh con chạy C sao cho phần biến trở RAC=24 ôm. Hãy tìm
- Điện trở tương đương của đoạn mạch AB
- Cường độ dòng điện qua đèn và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong thời gian 10 phút.
b) Điều chỉnh con chạy C để đèn sáng bình thường, hỏi con chạy C đã chia biến trở thành hai phần có tỉ lệ như thế nào?

Bài 3:
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó U=24 V luôn không đổi, R1=12 ôm, R2=9 ôm, R3 là biến trở, R4=6 ôm. Điện trở của ampe kế và các dây dẫn không đáng kể.
a) Cho R3=6 ôm. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3 và số chỉ của ampe kế.
b) Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Tìm R3 để số chỉ vôn kế là 16V. Nếu di chuyển con chạy để R3 tăng lên thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào?

Bài 4:
Một vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1=f. Vật AB cách thấu kính một khoảng 2f.
a) Vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính L1
b) Sau thấu kính L1, người ta đặt một thấu kính phân kì L2 có tiêu cự f2=f/2. Thấu kính L2 cách thấu kính L1 một khoảng O1O2=f/2, trục chính của 2 thấu kính trùng nau (hình vẽ). Vẽ ảnh của vật AB qua hệ hai thấu kính trên và dùng hình học (không dùng công thức thấu kính), tìm khoảng cách từ ảnh cuối A2B2 đến thấu kính phân kì
c) Vẽ một tia sáng phát ra từ A sau khi đi qua cả hai thấu kính thì tia ló có phương đi qua B.
Hình bài 2,3,4
untitled-8.jpg
 
Top Bottom