1 số câu trong đề thi thử

H

hattieupro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
Hoà tan a mol kim loại M cần 1,25 mol H2SO4 đậc nóng thoất ra khí X
Mật khác 19,5g M tác dụng với dd H2SO4 thoát ra 1,68l X
hỏi M là?
CÂU 2
0,1 mol este no đơn tác dụng 45g dd MOH 22,4% rồi đun cho tới khô được hỗn hợp rấn Y
Đốt cháy hoàn toàn Y được 12,42g muối cacbonat .hỏi M là?
Câu 3
trong bình kín chúa NH3 ở 0oc ,1 atm. Nung bình kín đó lên 546oc NH3 bị phân huỷ.khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng ,áp suất khí trong bình là 3,9atm.thể tích không đổi.Hỏi Kc ở 546oc là?
Câu 4
cho 1 lượng este đơn tác dụng với 150g dd NaOH 4% được 163,44g dd Y
đun nóng Y cho tới khi khô được mg chấnt rắn khan .Phần hơi bay ra nguung tụ lại được dd etanal .cho dd này tham gia hết phản ứng tráng bạc có 25,92g Ag.hỏi m=?
 
R

rocky1208

Sorry a bận bây h mới rep được :)

Câu 1
Hoà tan a mol kim loại M cần 1,25 mol H2SO4 đậc nóng thoất ra khí X
Mật khác 19,5g M tác dụng với dd H2SO4 thoát ra 1,68l X
hỏi M là?

Em chỉnh lại đề nhé. Nghe chừng có vẻ ko ổn.
Nếu đề thế này ta chỉ dùng được mỗi dữ kiện thứ 2:
Mật khác 19,5g M tác dụng với dd H2SO4 thoát ra 1,68l X
Khí là SO2: nSO2=0,075 -> ne nhận=0,15 mol

M- ne -> Mn+

[TEX]n_M=\frac{19,5}{M}[/TEX] -> n e nhường = [TEX]\frac{19,5n}{M}[/TEX]

Vậy [TEX]\frac{19,5}{M}=0,15 \Rightarrow M=130n[/TEX] -> ... :-??
CÂU 2
0,1 mol este no đơn tác dụng 45g dd MOH 22,4% rồi đun cho tới khô được hỗn hợp rấn Y
Đốt cháy hoàn toàn Y được 12,42g muối cacbonat .hỏi M là?
m MOH=(22,4 * 45)/100=10,08 gam ( nếu mà trắc nghiệm thì đến đây cheat luôn -> K :)) )
RCOOR' + MOH -> RCOOM + R'OH (1)
RCOOM + MOH -> M2CO3 + R-H (2) (RH là ankan bay lên)

Có muối cacbonat ở sản phẩm -> MOH đủ để p/ứ hết (1) và còn thêm 1 ít để tham gia (2). Và sp chỉ có muối cacbonat -> MOH có thể vừa đủ hoặc thiếu (ko dư) ở p/ứ (2)

Este đơn -> n MOH (1) = n este = 0,1 mol
Giả sử n MOH (2) = x -> tổng cộng có 0,1 + x mol M
Tòan bộ lượng M này chuyển hết vào M2CO3 -> [TEX]n_{M_2CO_3}=\frac{0,1+x}{2}[/TEX]
Vậy có: [TEX]\frac{0,1+x}{2}(2M+60)=12,42[/TEX] hay [TEX](0,1+x)(2M+60)=24,84[/TEX]

Dựa thêm vào đầu bài: mMOH = 10,08 ->[TEX] (0,1+x)(M+17)=10,08[/TEX]

Vậy có hệ:
[TEX](0,1+x)(2M+60)=24,84[/TEX]
[TEX] (0,1+x)(M+17)=10,08[/TEX]

Chia thằng trên cho thằng dưới:
[TEX]\frac{2M+60}{M+17}=\frac{24,84}{10,08}[/TEX]
Đến đây thì ngon rồi, ra M=39 -> K :)
Câu 3
trong bình kín chúa NH3 ở 0oc ,1 atm. Nung bình kín đó lên 546oc NH3 bị phân huỷ.khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng ,áp suất khí trong bình là 3,9atm.thể tích không đổi.Hỏi Kc ở 546oc là?
______[TEX]2NH_3 \rightleftharpoons N2 + 3H2[/TEX]
ban đầu : a _______ 0 _______ 0
p/ứ____ : 2x <------ x --------> 3x
Cân bằng: a-2x ____ x ______ 3x

[TEX]P_1=\frac{n_1RT_1}{V}[/TEX]
[TEX]P_2=\frac{n_1RT_2}{V}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \frac{P_2}{P_1}=\frac{n_2}{n_1}.\frac{T_2}{T_1}=\frac{n_2}{n_1}. \frac{546+273}{273}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 3,9 = 3.\frac{n_2}{n_1} \Rightarrow n_2=1,3 n_1 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow (a-2x + x+ 3x)= 1,3a \Rightarrow x=0,15a[/TEX]

Vậy khi cân bằng: nNH3=0,7a , nN2=0,15a, nH2=0,45a.
Gọi thể tích bình là V thì có:
[TEX][NH_3]=0,7\frac{a}{V}[/TEX]
[TEX][N_2]=0,15\frac{a}{V}[/TEX]
[TEX][H_2]=0,45\frac{a}{V}[/TEX]

Từ điều kiện ban đầu: [TEX]PV=nRT[/TEX] biết [TEX]P=1 atm[/TEX], [TEX]T=273K[/TEX], [TEX]n=a[/TEX] mol, [TEX]R=\frac{22,4}{273}[/TEX]. Ốp vào ra:
[TEX]1.V=a.\frac{22,4}{273}.273 \Rightarrow \frac{a}{V}=\frac{1}{22,4}[/TEX]

Vậy lắp vào (1), (2), (3) được:
[TEX][NH_3]=\frac{0,7}{22,4}[/TEX]
[TEX][N_2]=\frac{0,15}{22,4}[/TEX]
[TEX][H_2]=\frac{0,45}{22,4}[/TEX]

Bây giờ tống vào đây: [TEX]k_{cb}=\frac{[N_2].[H_2]^3}{[NH_3]^2}[/TEX]
Được: [TEX]K_{cb}=5,56 .0^{-5}[/TEX]

Câu 4
cho 1 lượng este đơn tác dụng với 150g dd NaOH 4% được 163,44g dd Y
đun nóng Y cho tới khi khô được mg chấnt rắn khan .Phần hơi bay ra nguung tụ lại được dd etanal .cho dd này tham gia hết phản ứng tráng bạc có 25,92g Ag.hỏi m=?


n etanal=1/2 nAg =0,12 mol
-> n Este=n etanal=0,12 mol (vì đơn chức)

m NaOH=6 gam -> nNaOH=0,15 mol. Vậy sau khi xà phòng hoá dư 0,03 mol NaOH.

p/ứ: RCOO-CH=CH2 + NaOH -> RCOONa + CH3-CHO

Nhìn vào p/ứ thì ko thấy thằng nào kết tủa hoặ bay hơi. Mà 163,44 gam Y thì có 150 gam dd NaOH ban đầu cho vào -> m este=163,44-150=13,44
n este=0,12 nên -> Meste=112

Este xà phòng hoá -> hơi là etanal -> rượu tạo thành ko bền biến thành andehyt. TH này là etanal nên este có công thức dạng: RCOO-CH=CH2

-> RCOO = 85 -> RCOONa = 108

Hỗn hợp rắn gồm RCOONa (0,12 mol) và NaOH dư (0,03 mol)
nên m=0,12*108 + 0,03*40 =14,16 gam
 
H

hattieupro

à vâng em chép nhầm a mol kim loại tác dụng với 1,25a mol axit...........................
thêm mấy câu này nữa a rocky giúp e nhá
câu 1
tinh thể NaCl kết tinh theo kiểu mạng lập phương tâm mặt.số ion clo tiếp giáp với mỗi ion là?
câu 2
cho cân bằng
3A......2B +D (phản ứng thuận nghịch đấy ạ,e không biết gõ cái này)
trong đó A,B là chất khí , D là chất rắn
khi tăng nhiệt độ của phản ứng thì tỉ khối hơi của hỡn hợp khí so với hidro tăng lên .hỏi phản ứng là thu hay toả nhiệt?
câu 3
cho các chất CH3CH2OH , C2H6 , CH3OH , CH3CHO ,C6H12O6 , C4H10 ,C2H5Cl
Số chất có thể điều chế trực tiếp ra CH3COOH (bằng 1 phản ứng)
câu này e ra là 4
có CH3CH2OH lên men , CH3OH tác dụng với CO ,oxi hoá CH3CHO , oxi hoá không hoàn toàn C4H10
nhưng đáp án là có 3 thôi ạ?
câu 4
hoà tan Fe3O4 trong lượnh dư dd H2SO4 loãng được dd X .hỏi dd tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau
Cu ,NaOH, Br2,AgNO3, KMnO4,MgSO4, Mg(NO3)2,Al?
câu này em thất có MgSo4 và Mg(NO3)2 là không được thôi nên tổng là 6. đáp án là 7 anh ạ?
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

thêm mấy câu này nữa a rocky giúp e nhá
câu 1
tinh thể NaCl kết tinh theo kiểu mạng lập phương tâm mặt.số ion clo tiếp giáp với mỗi ion là?
Là 4 nhé . Lập phương tâm mặt là có tâm ở mặt hình vuông. Mỗi thằng Na sẽ có 4 ion Clo tiếp giáp với nó (liên kết trực tiếp) Em nhìn hình vẽ :)
24.png


câu 2
cho cân bằng
3A......2B +D (phản ứng thuận nghịch đấy ạ,e không biết gõ cái này)
trong đó A,B là chất khí , D là chất rắn
khi tăng nhiệt độ của phản ứng thì tỉ khối hơi của hỡn hợp khí so với hidro tăng lên .hỏi phản ứng là thu hay toả nhiệt?

Em nhìn kỹ đoạn màu đỏ. Khi tăng nhiệt động thì tỷ khối hơi khí tăng lên -> số mol giảm đi -> tăng nhiệt làm phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận (vì làm mất bớt khí chuyển thành rắn) -> phản ứng này là phản ứng thu nhiệt (theo nguyên lý cân bằng thì CB sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi)

câu 3
cho các chất CH3CH2OH , C2H6 , CH3OH , CH3CHO ,C6H12O6 , C4H10 ,C2H5Cl
Số chất có thể điều chế trực tiếp ra CH3COOH (bằng 1 phản ứng)
câu này e ra là 4
có CH3CH2OH lên men , CH3OH tác dụng với CO ,oxi hoá CH3CHO , oxi hoá không hoàn toàn C4H10
nhưng đáp án là có 3 thôi ạ?
Các chất điều chế trực tiếp = 1 p/ứ ra CH3-COOH gồm:
1/ CH3CH2OH (td với O2/ hoặc lên men giấm)
2/ CH3CHO (td với O2)
3/ C2H5Cl (td với NaOH)

câu 4
hoà tan Fe3O4 trong lượnh dư dd H2SO4 loãng được dd X .hỏi dd tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau
Cu ,NaOH, Br2,AgNO3, KMnO4,MgSO4, Mg(NO3)2,Al?
câu này em thất có MgSo4 và Mg(NO3)2 là không được thôi nên tổng là 6. đáp án là 7 anh ạ?
Em chú ý cái anh tô màu đỏ ấy

Fe3O4 tác dụng với H2SO4 loãng dư cho Fe2+ và Fe3+. Dung dịch này có khả năng p/ứ với các chất sau:
1/ Cu (pứ khử Fe3+ về Fe2+)
2/ NaOH (kiềm kết tủa hidroxyt kim loại)
3/ Br2 (Br2 oxi hóa Fe2+ lên Fe3+, còn nó về Br-)
4/ AgNO3 ( Fe2+ + Ag+ ----> Ag+Fe3+)
5/ KMnO4 (p/ứ quen thuộc của thuốc tím với Fe2+. Fe2+ lên Fe3+, còn Mn+7 về MnSO4)
6/ Mg(NO3)2 ( NO3- và H+ trong axit có tác dụng tương tự HNO3 -> oxi hóa thằng Fe2+ lên 3+)
7/ Al (đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

Em chú ý cái anh tô màu đỏ ấy
 
H

hattieupro

a rocky ơi a xem lại câu 3 đi ạ
chất C2H5Cl làm sao tạo ra được CH3COOH còn chất CH4 e chắc là được đấy .
phản ứng oxi hoá không hoàn toàn ,bẻ mạch cacbon được mà?
còn câu 1 trên cùng e sửa đề rùi đấy ạ
thêm câu này nữa
cho Fe dư vào dd( CuCl2 và HCl) thấy khối lượng dd thu được không thay đổi so với dd HCl ban đầu.hỏi tỉ lệ số mol CuCl2 và HCl là bao nhiêu? đáp án 27:8
 
Last edited by a moderator:
T

tranvanlinh123

câu 3
cho các chất CH3CH2OH , C2H6 , CH3OH , CH3CHO ,C6H12O6 , C4H10 ,C2H5Cl
Số chất có thể điều chế trực tiếp ra CH3COOH (bằng 1 phản ứng)
câu này e ra là 4
có CH3CH2OH lên men , CH3OH tác dụng với CO ,oxi hoá CH3CHO , oxi hoá không hoàn toàn C4H10
nhưng đáp án là có 3 thôi ạ?

bạn bỏ cái oxi hoá không hoàn toàn C4H10 là chính xác rồi:)
còn C2H5Cl +NaOH---->C2H5Oh thôi:)
 
T

toi_yeu_viet_nam

cho Fe dư vào dd( CuCl2 x mol và HCl:y mol) thấy khối lượng dd thu được không thay đổi so với dd HCl ban đầu.hỏi tỉ lệ số mol CuCl2 và HCl là bao nhiêu? đáp án 27:8

Fe dư nên ta cóa

vpt pứ rồi có [TEX]m_{dd sau}=m_{HCL}+{m_{CuCl_2}}+m_{Fepu}-m_{Cu}-m_{H_2}[/TEX]
đặt vào là ra đc
 
R

rocky1208

a rocky ơi a xem lại câu 3 đi ạ
chất C2H5Cl làm sao tạo ra được CH3COOH còn chất CH4 e chắc là được đấy .
phản ứng oxi hoá không hoàn toàn ,bẻ mạch cacbon được mà?
còn câu 1 trên cùng e sửa đề rùi đấy ạ
thêm câu này nữa
cho Fe dư vào dd( CuCl2 và HCl) thấy khối lượng dd thu được không thay đổi so với dd HCl ban đầu.hỏi tỉ lệ số mol CuCl2 và HCl là bao nhiêu? đáp án 27:8

1/ Câu 3 nhầm, lúc gặp thằng dx halogen tự dưng sao lại nghĩ là điều chế etylic :(

2/ Như em nói ở trên ấy, nhưng loại thằng C4H10 đi, cracking nó khác, mà oxi hoá khác. Cái vừa bẻ vừa oxi hoá cho hidrocacbon như thế này a chưa thấy, ngoại trừ chất oxi hóa mạnh như KMnO4 nó ngắt được mấy cái râu ria của đồng đẳng benzen.

3/ Câu 1 a ko để ý, bây h chữa bù :p
Giả sử hoá trị cao nhất của thằng M là n. phản ứng với H2SO4 đặc nóng muối là M2(SO4)n

a/ sử dụng dữ kiện "a mol M cần 1,25a mol H2SO4"
a mol M -> 0,5a mol M2(SO4)n -> 0,5na mol S trong muối -> lượng S trong khí X (SO2) là: [TEX]1,25a-0,5na[/TEX]

-> tỷ lệ : [TEX]\frac{n_X}{n_M}=\frac{1,25a-0,5na}{a}=1,25-0,5n[/TEX] (1)

b/ sử dụng dữ kiện "19,5 g M tác dụng với dd H2SO4 thoát ra 1,68l X"
[TEX]n_X=0,075[/TEX]
[TEX]n_M=\frac{19,5}{M}[/TEX]

-> Tỷ lệ: [TEX]\frac{n_X}{n_M}=\frac{0,075M}{19,5}[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) rút ra: [TEX]\frac{0,075M}{19,5}=1,25-0,5n[/TEX]

Đáp án thoả mãn là Zn với n=2, M=65

4/ Giải nốt

thêm câu này nữa
cho Fe dư vào dd( CuCl2 và HCl) thấy khối lượng dd thu được không thay đổi so với dd HCl ban đầu.hỏi tỉ lệ số mol CuCl2 và HCl là bao nhiêu? đáp án 27:8

Dung dịch được Fe và mất H2 và Cu (vì Cu kết tủa tách ra khỏi dung dịch). khối lượng ko thay đổi -> klg được = klg mất
Gọi x là phần Fe p/ứ với HCl, y là phần p/ứ với Cu2+

Vậy
m được = m Fe =56(x+y)
m mất =mCu+mH2=2x+64y

Hai thằng này bằng nhau: [TEX]56(x+y)=2x+64y \Rightarrow 54x=8y \Rightarrow \frac{y}{x}=\frac{27}{4}[/TEX]

Số mol HCl = 2nH2=2x, số mol Cu=y

Vậy tỷ lệ chúng là [TEX]\frac{y}{2x}=\frac{27}{8}[/TEX]

Xong :)
 
H

hattieupro

thêm nữa anh nè
câu 1
kiểu mạnh tinh thể nào thường có nhiệt đọ nóng chảy tháp nhất
A.mạng tinh thể kim loại
B......................phân tử
C.......................nguyên tử
D.......................ion
còn cái câu C4H10 em chắc chắn có oxihoá ra axit ấy mà .các bạn cho ý kiến ?
mà còn cả CH3OH cũng được mà a
 
Y

yuyuvn

thêm nữa anh nè
câu 1
kiểu mạnh tinh thể nào thường có nhiệt đọ nóng chảy tháp nhất
A.mạng tinh thể kim loại
B......................phân tử
C.......................nguyên tử
D.......................ion

Mình nghĩ là mạng tinh thể phân tử, như mình biết là thằng Iot và nước đá có cấu trúc tinh thể dạng này.

còn cái câu C4H10 em chắc chắn có oxihoá ra axit ấy mà .các bạn cho ý kiến ?
mà còn cả CH3OH cũng được mà a

Ừ, mình đã từng làm 1 bài kiểu này và đáp án có tính C4H10, oxi hóa cắt mạch thì phải :-?.
CH3OH thì chắc chắn là điều chế được CH3COOH ~.~.




 
Top Bottom