2/ Khác với bạn trên, mình khuyên bạn nên vẽ các đoạn-khoảng ra các trục số khác nhau để dóng hàng cho dễ nhé. Lưu ý đầu tiên là: giao là lấy phần chung, còn hợp là lấy hết

Để
A∪B là một khoảng thì khi dóng hàng xuống, sẽ không tạo ra một khoảng trống nào ở giữa hết. Chẳng hạn như nếu đầu
b của
B thấp hơn đầu
a của
A:
Như bạn thấy đó, nếu đầu
b thấp hơn đầu
a thì khi dóng xuống sẽ tạo ra một khoảng trống ở giữa, lúc này
A∪B bị "hổng" ở giữa nên không thể là một khoảng được. Lúc này
A∪B=(b−3;b)∪(a;a+2) (giữa hai cái là một khoảng trống)
Như vậy thì đầu
b phải cao hơn đầu
a, nhưng lỡ cao quá thì sao?
Lúc này nếu đầu
b lên cao quá thì lại kéo theo đầu
b−3 cao theo, đến nỗi nó cao hơn đầu
a+2 luôn nên vẫn tạo ra một khoảng trống ở giữa. Lúc này
A∪B=(a;a+2)∪(b−3;b) (giữa hai cái vẫn là khoảng trống)
Vậy cuối cùng ta cần cái gì?
- Đầu b của B cao hơn đầu a của A, tạm viết là b>a
- Nhưng đừng cao quá, cao vừa vừa, đừng cho đầu b−3 cao hơn đầu a+2 là được, tạm viết lại là b−3<a+2
- Dùng dấu bé hơn hay bé hơn hoặc bằng? Tùy trường hợp bạn nhé, nhưng do ở đây là hai ngoặc nhọn nên phải dùng dấu bé hơn thôi, hai đầu bằng nhau tức vừa "chạm" nhau thì vẫn bị hổng ở ngay điểm đó (bạn tưởng tượng nhé)
Vị trí như hình đầu tiên là bơ-phẹt, vì khi hợp lại thì
A∪B=(b−2;a+2) đúng một khoảng luôn. Mình gửi lại cái hình
Ngoài ra còn một vị trí khác mà
A∪B=(a;b) như thế này:
Tóm lại: Điều kiện bạn cần là
{b>ab−2<a+2 hay
−4<a−b<0. Trình bày vậy thôi là đủ rồi, ngoài ra bạn có thể vẽ thêm một cái hình để minh họa cho đẹp
