Văn [Văn 12] Tiếp nhận văn học

C

conu

Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rung động với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
---> Đây chính là câu trích nguyên văn trong sgk, dù nó ko phải là phần chữ in nghiêng nhưng có thể xem như 1 định nghĩa về tiếp nhận văn học.
Một tác phẩm văn học có thể có sự tiếp nhận khác nhau từ phía độc giả, tùy theo trình đô, gu thẩm mĩ, quan niệm, sở thích của người đọc, tác phẩm văn học là 1 hệ mở, người đọc là chủ thể tiếp nhận khi tiếp cận tác phẩm đã đánh thức từ trong tác phẩm những con chữ bẹp dí biết "lồm cồm bò dậy", chính thế giới tâm hồn và sự tưởng tượng của độc giả đã thổi linh hồn vào ngôn từ trong tác phẩm. Cho nên, dù những gì viết trong tác phẩm là do nhà văn sáng tạo và gửi trao tư tưởng, suy ngẫm của mình vào đó thì cái cách hấp thụ văn chương của mỗi loại độc giả là khác nhau (thế nên người ta mới phân tầng ra 4 cách cảm thụ văn học cao dần lên theo từng nấc), cũng cần lưu ý, người đọc phải là người có trình độ, có văn hóa mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm văn học đích thực (khá kén độc giả), những truyện kiểu như Thuốc, AQ chính truyện của Lỗ Tấn tính trí tuệ, tính ẩn dụ rất cao mà ko hiểu được thì ko thể thấy cái ý nghĩa sâu sắc và bút pháp thần tình của tác giả. Tác phẩm văn học được tiếp nhận thế nào cũng ko chỉ phụ thuộc vào tâm lý tính cách trình độ cá nhân mà còn phụ thuộc vào môi trường, xã hội, văn hóa trong thời kỳ mà nó sinh ra, những nhân tố khách quan ấy cũng tác động đến tiến trình văn học, đồng thời biểu hiện cách tiếp nhận văn học ở mỗi 1 giai đoạn khác nhau. Cứ thế hệ sau lại đắp thêm cho tác phẩm 1 tấm áo mới, 1 lớp nghĩa mới cho dù chính nhà văn cũng ko nghĩ tới khi cầm bút viết...
Đây là 1 cuộc đối thoại giữa nhà văn và độc giả, mà phương tiện trung gian giữa mối liên hệ tương hỗ ấy chính là tác phẩm.
Có gì chúng ta trao đổi thêm nhé. ;)
 
F

faustvn01

Bài viết của Conu chứng tỏ em có một vốn kiến thức lí luận văn học khá rộng và chắc.
Nhân việc Conu đề cập đến tính chủ động của người đọc trong quá trình tiếp nhận văn bản, cũng như về bản chất mở (chưa hoàn tất) của tác phẩm, mình muốn nêu hai vấn đề trong thực tiễn hoạt động học tập và phân tích văn học của chúng ta.

Đúng như Conu nói, tác phẩm văn học là một hệ thống mở và người đọc (ở những bối cảnh không gian, thời gian khác nhau) có thể cảm nhận và lí giải không giống nhau. Vậy có hay không một giới hạn của sự tiếp nhận và lí giải tác phẩm? Nếu có thì đâu là giới hạn cho sự cảm nhận ấy?

Vấn đề thứ hai, vì người đọc cũng là người "đồng sáng tạo" với tác giả, cho nên, việc chúng ta phân tích, bình luận một tác phẩm nào đó (trong hoặc ngoài nhà trường) thực ra là việc chúng ta trình bày cách hiểu và cảm nhận của chúng ta về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay là trên cơ sở phân tích tác phẩm để tìm ra dụng ý nghệ thuật của tác giả được gửi gắm vào tác phẩm đó?

Mong nhận được ý kiến chia sẻ của mọi người.
 
C

conu

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Bài viết của Conu chứng tỏ em có một vốn kiến thức lí luận văn học khá rộng và chắc.
Nhân việc Conu đề cập đến tính chủ động của người đọc trong quá trình tiếp nhận văn bản, cũng như về bản chất mở (chưa hoàn tất) của tác phẩm, mình muốn nêu hai vấn đề trong thực tiễn hoạt động học tập và phân tích văn học của chúng ta.

Đúng như Conu nói, tác phẩm văn học là một hệ thống mở và người đọc (ở những bối cảnh không gian, thời gian khác nhau) có thể cảm nhận và lí giải không giống nhau. Vậy có hay không một giới hạn của sự tiếp nhận và lí giải tác phẩm? Nếu có thì đâu là giới hạn cho sự cảm nhận ấy?

Vấn đề thứ hai, vì người đọc cũng là người "đồng sáng tạo" với tác giả, cho nên, việc chúng ta phân tích, bình luận một tác phẩm nào đó (trong hoặc ngoài nhà trường) thực ra là việc chúng ta trình bày cách hiểu và cảm nhận của chúng ta về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay là trên cơ sở phân tích tác phẩm để tìm ra dụng ý nghệ thuật của tác giả được gửi gắm vào tác phẩm đó?

Mong nhận được ý kiến chia sẻ của mọi người.
Kiến thức của em thực ra cũng lỗ mỗ nhiều lắm.
Vấn đề thứ nhất, theo em sẽ ko có giới hạn, bởi việc tiếp nhận sẽ bị giới hạn nếu tiếp nhận theo cách thứ nhất, thứ 2 và 3, nhưng khi ta tiếp nhận bằng cách thứ tư, tức là cách tiếp nhận sáng tạo của những người có trình độ - cách đọc nghệ sĩ , cách đọc ko lấy hiểu làm chính mà để đối thoại với tác giả và độc thoại với bản thân thì ko bao giờ có giới hạn. Văn học luôn biến thiên, tùy cách thẩm văn của từng người mà định dạng cho nó những cách hiện hình khác nhau.
Vấn đề thứ 2, em nghĩ rằng bình luận văn chương là thể hiện cách cảm và hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm, như thế mới sâu sắc. Nhưng dù là như thế thì mục đích cuối cùng của ta vẫn là để tìm ra cái cốt lõi nhất: tư tưởng của tác phẩm, những điều tác giả băn khoăn trăn trở đã phản ánh vào nội dung tác phẩm và bằng phương tiện nghệ thuật là gì.
 
L

lethanh87

Thấy các bạn nói chuyện khá thú vị về lý luận văn học, mình cũng mong góp "vài trống canh".
Tiếp nhận văn học có thể nói là cuộc đối thoại giữa người đọc với tác giả thông qua tác phẩm, sau đó là của người đọc với người đọc về và từ tác phẩm đó. Ở đó, thể hiện nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, trao đổi, giãi bày giữa người với người. Dù sợi dây liên hệ là gián tiếp, nhưng nó lại mang tính giao diện rất cao, thể hiện 1 phần chức năng văn học. Một tác phẩm lúc này chỉ còn là phương tiện giao tiếp giứa nhà văn với nhiều loại độc giả khác nhau, mà với mỗi loại độc giả là 1 cuộc nói chuyện cũng rất khác nhau. Đó là cuộc giao tiếp đa chiều và đa dạng: người đọc giao tiếp với tác giả, với nhân vật và hình tượng trong tác phẩm và với nhau. Đó là cuộc giao tiếp trong ko gian: giữa các dân tộc và nền văn hóa, và thời gian: giữa các thế hệ và thời đại khác nhau.
Nhân nói về vấn đề tiếp nhận văn học, một vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa nhà văn - độc giả, mình cũng muốn đề cập đến 1 vấn đề lý luận sâu hơn trong mối quan hệ đó, đó là mối quan hệ giữa 4 thành tố: tác giả, độc giả, đời sống, tác phẩm. "Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khác h quan", bạn hiểu câu đó như thế nào?
Khi ta bàn về những điều này, ta sẽ hiểu sâu hơn về văn học. Mong các bạn chia sẻ ý kiến.
 
F

faustvn01

conu said:
Vấn đề thứ nhất, theo em sẽ ko có giới hạn, bởi việc tiếp nhận sẽ bị giới hạn nếu tiếp nhận theo cách thứ nhất, thứ 2 và 3, nhưng khi ta tiếp nhận bằng cách thứ tư, tức là cách tiếp nhận sáng tạo của những người có trình độ - cách đọc nghệ sĩ , cách đọc ko lấy hiểu làm chính mà để đối thoại với tác giả và độc thoại với bản thân thì ko bao giờ có giới hạn. Văn học luôn biến thiên, tùy cách thẩm văn của từng người mà định dạng cho nó những cách hiện hình khác nhau.
Vấn đề thứ 2, em nghĩ rằng bình luận văn chương là thể hiện cách cảm và hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm, như thế mới sâu sắc. Nhưng dù là như thế thì mục đích cuối cùng của ta vẫn là để tìm ra cái cốt lõi nhất: tư tưởng của tác phẩm, những điều tác giả băn khoăn trăn trở đã phản ánh vào nội dung tác phẩm và bằng phương tiện nghệ thuật là gì.

Anh hiểu ý của Conu muốn nói. Nhưng thực ra dù quá tiếp nhận văn học có một biên độ rất rộng cho sự sáng tạo của người đọc (nhất là trong thời hiện đại, trong không khí dân chủ, lúc mà "quyền lực" của nhà văn dần được chuyển giao cho độc giả) nhưng nó vẫn luôn luôn có một giới hạn nhất định. Giới hạn đó chính là VĂN BẢN TÁC PHẨM. Bạn có thể suy tưởng , chiêm nghiệm, sáng tạo tự do khi tiếp nhận tác phẩm, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở văn bản của nó. Nếu ngoài ra, bạn đã chuyển sang tiếp nhận một tác phẩm khác chứ không còn là tác phẩm mà tác giả sáng tạo ra. Đó chính là lý do vì sao các thầy cô giáo trên lớp vẫn khuyến khích các em có những suy nghĩ riêng, cách lý giải, phân tích riêng cho mỗi tác phẩm văn học nhưng vẫn phải hợp lý. Sự hợp lý ở đây chính là phải dựa chủ yếu trên văn bản và một số đặc điểm ngoài văn bản như phong cách tác giả, thời đại...

Nếu sự tiếp nhận và sáng tạo của người đọc đã vượt xa khỏi văn bản tác phẩm, lúc đó người đọc đã thực sự sáng tạo ra một tác phẩm mới, CỦA MÌNH. Ví như, khi nhà viết kịch Lưu Quang Vũ viết kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ông đã dựa trên cốt truyện cổ của một câu chuyện cổ tích dân gian. Nhưng từ đó, ông đã sáng tạo nên tác phẩm của riêng mình, mang dấu ấn cá nhân và phản ánh những vấn đề thời sự bức xúc của thời đại. Cũng vậy, khi các em "dựa vào" câu chuyện "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" để viết tiếp đoạn kết, tưởng tượng lúc gặp gỡ giữa hai người nơi thủy phủ thì đó chính là sự sáng tạo của các em, mang tính riêng biệt.

Đó là một số ý kiến của mình, có thể còn nhiều sai lầm, thiếu sót, mong các bạn góp ý.
 
5

5939122

nếu nói như anh thì sáng tạo tức là mình tưởng tượng ra cốt chuyện sao cho kết thúc có hậu.nhưng khi đi thi hội đòng chấm thi sẽ không hiểu ý của mình như vậy.lúc đó họ sẽ không chấm bài của mình thì sao?
 
2

21th

sao không nói đơn giản hơn : tiếp nhận văn học là tìm sự "đồng điệu "với chính tác giả.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom