Sử 10 Ngoại thương thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

M

maiphutho

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mục đích bài viết nhằm khái quát lại diện mạo chung về tình hình ngoại thương nước ta dưới thời Nguyễn trước khi Pháp xâm lược. Trong một chừng mực nào đó, thông qua các số liệu sưu tầm được để giúp mọi người tự đánh giá các chính sách phát triển thương mại của các vua Gia Long và Minh Mạng hoặc tự rút ra và giải thích tại sao vào thời kì này nền ngoại thương Việt Nam còn chưa phát triển và nó có liên quan gì đến hành động xâm lược của tư bản Pháp năm 1858 hay không?
Ở thế kỉ XIX, nhiều đoàn thuyền buôn của các nước láng giềng như Xiêm, Ma-lai-xia và nhất là Trung Hoa (Nhà Thanh) thường xuyên sang mua bán hàng hóa ở Việt Nam. Cũng trong thời gian này, các vua nhà Nguyễn cũng nhiều lần phái quan lại sang Sing-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Xiêm, Ấn Độ chủ yếu là sang Trung Hoa bán gạo, đường, lâm thổ sản và mua về các loại len dạ, đồ sứ và vũ khí. Theo J. CRAWFURD, năm 1822, thuyền buôn Việt Nam ssang Trung Hoa có 30 chiếc xuất phát từ Gia Định với trọng tải 6500 tấn, 16 chiếc từ cửa Hội An, 12 chiếc từ Huế và 38 chiếc từ Bắc Kì.
Trong khoảng các năm 1835 - 1839, hàng năm đều có thuyền của nhà Nguyễn đi buôn bán ở Sing-ga-po, Maz Lai và In-đô-nê-xi-a. Hàng đem bán thường là đường cát, đồng, ngà voi, cánh kiến và hàng mua về là vũ khí, chì, kẽm, diêm tiêu và các loại vải của châu Âu.
Năm 1844, vua Thiệu Trị phái 5 thuyền sang Sing-ga-po bán nhiều mặt hàng như: tơ, trà, vải, vàng, quế, sừng tê, gạo, đường, ngà voi, da trâu, gỗ quý và mua về các loại vải, dạ, thiếc, khí giới.
Một số thương nhân giàu có cũng tham gia luồng buôn bán này nhưng không thường xuyên, thương nhân Việt Nam thường buôn bán nhỏ, lẻ và rất hiếm thương nhân giàu, trường vốn và kinh doanh quy mô, hầu như không thấy có ai có trên hai chiếc thuyền buôn.
NHiều tàu buôn của các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ cũng thuờng đến buôn bán ở các hải cảng của Việt Nam thời bấy giờ và họ cũng tuân theo các thể lệ hải quan như tàu thuyền các nước khác. Nhưng trái với nhà Thanh ở Trung Quốc, Nguyễn triều ở Việt Nam đều làn lượt khước từ yêu cầu lập các thương điếm hoặc kí kết các hiệp ước thương mại chính thức với các thương gia nước ngoài. THời Gia Long, thuyền của các nước phương Tây có thể vào buôn bán tấp nập ở nhiều hải cảng nhưng sang đến đời vua Minh Mạng, nhận thấy nguy cơ và mưu đồ chính trị thì ông đã cho hạn chế bớt hoạt động buôn bán của các thương gia phương Tây và theo đó họ chỉ được phép cập bến Đà Nẵng. Theo ghi chép của sử gia Lê Thành Kha vào những năm 1817, 1819, các đoàn thuyền buôn của PHáp mang tên: La Paix, Henri, La Rose đến Việt Nam đều được mua bán hàng hóa rất thuận lợi, bán được hết hàng và mua về được một số vật dụng cần thiết đem về nước. Đến năm 1825, một số đoàn thuyền buôn của PHáp mang lưu huỳnh, đá lửa, súng điểu thương đến Việt Nam thì riêng lưu huỳnh được nhà nước khấu trừ bằng đường cát, còn súng và đá lửa thì được thanh toán một nửa bằng bạc nén, một nửa bằng tiền. Theo G.Taboulet, tháng 7 - 1821, chính phủ PHáp cử chiến hạm Cleopatre sang Việt Nam và muốn được yết kiến vua Minh Mạng nhưng bị chối từ và họ đã phải quay trở về. Sau đó, thuyền trưởng tàu buôn khác mang tên BOUGAINVILLE của tàu Thétis có quay lại Việt Nam với ước mong yết kiến Minh Mạng nhưng họ chỉ được tiếp đãi tử tế mà khong được gặp mặt. BOUGAINVILLE trở về nước và viết cuốn hồi kí mang tên " Nhật kí hành trình vòng quanh thế giới của hai tàu Thétis và Espérance" có nêu rõ khả năng thuận lợi cho việc thiết lập một cơ sở thương mại thường trực ở Việt Nam.
Việc quản lí trực tiếp mọi hoạt động ngoại thương thời kì này do ti Hành nhân và ty Tào chính phụ trách. Nhiệm vụ của ty Hành nhân là quy định giá hàng hóa xuất nhập cảng, thông dịch tiếng nước ngoài và tham gia các phái bộ của nhà nước đi mua bán ở các nước trên thế giới. Ty Tào chính bao gồm Nam tào và Bắc tào thì chuyên lo ngạch thuế thuyền buôn, kiểm soat hành trình vận tải của thuyền bè. Riêng ở cửa biển Đà Nẵng có thêm Nha thương bạc thay mặt cho nhà nước thực hiện việc quan hệ buôn bán và thương mại với các đoàn thuyền buôn của phương Tây.
Thật là thiếu sót nếu đề cập đến vấn đề Ngoại thương triều Nguyễn hoặc ở bất kì ngạoi thương triều đại nào, quốc gia nào nếu không nêu lên các loại thuế bởi thuế đóng vai trò rất quan trọng cho một nền ngoại thương bền vững và hàng loạt các vấn đề khác nữa. THuế hải quan nhà Nguyễn bao gồm hai loại:
Thuế nhập cảng: căn cứ chiều ngang của tàu thuyền mà đánh thuế, mức thuế khác nhau đối với từng hải cảng. THời Gia Long, cùng một hạng thuyền bề ngang từ 14 đến 25 thước nếu vào kinh thành Huế hoặc của biển Đà Nẵng thì nộp thuế mỗi thước là 96 quan tiền nhưng nếu vào cảng Sài Gòn hay các cảng khác thì mỗi thước nộp 160 quan tiền. Từ thời Minh Mạng trở về sau, mức thuế này được giảm nhẹ hơn.
Thuế hóa hạng: đánh vào các mặt hàng xuất nhập cảng. Ví dụ, thuế xuất cảng lâm thổ sản là 5% giá hàng, ván gỗ đóng thuyền là 10%. Nhà nước cũng ban lệnh cấm xuất khẩu vàng, bạc, tiền đồng, gạo và một số hương liệu, lâm thổ sản quý khác. Thời Minh Mạng còn cấm xuất khẩu tơ sống vì thương nhân Trung Hoa đã lợi dụng mua về và đóng giả nhãn hiệu. Các hóa vật nhập khẩu liên quan đến quân sự và binh nghiệp như sắt, kẽm, đồng, diêm tiêu, lưu huỳnh....phải bán thẳng cho nhà nước. Nha phiến bị cấm nhập cảng vì tác hại khôn lường của nó.
Đến năm 1865, do hàng loạt những khó khăn về ngoại giao và tài chính, vua Tự Đức buộc phải cho phép nhập nha phiến, khởi trưng thuế đồng niên là 302.200 quan tiền. Điều này đã được sử gia Nguyễn Thế Anh viết trong tác phẩm của mình.
 
M

maiphutho

Trong chủ đề trước, đã đề cập đến tình hình ngoại thương nước ta nửa đầu thế kỉ XIX và sẽ thật là thiếu sót nếu khái quát về kinh tế thương nghiệp thời Nguyễn mà không đề cập đến tình hình nội thương.
Hoạt động kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh ở các thế kỉ XVII, XVIII, giao lưu kinh tế giữa các địa phương đã hình thành từ thời Lí, Trần, Hâu lê thì đến đầu thế kỉ XIX, giao lưu kinh tế trong nước đã trở nên liền mạch, thông suốt và ngày càng mở rộng. Điểm đặc biệt là, trong giai đoạn này khi mà đất nuớc không còn tình trạng chia cắt, điều kiện quốc gia dân tộc thống nhất thì xu thế phát triển kinh tế thị trường ngày càng rõ nét.
Dưới triều vua Gia Long, nhiều kênh nòi được khai đào, những tuyến đường bộ quan trọng được sửa chữa và đắp mới, nhất là những tuyến đường "quan lộ" từ Huế ra Hà Nội và vào Gia Định. Hệ thống các kênh đào nối liền các sông lớn cũng được hoàn thiện nhằm giao thông liền mạch từ Huế ra HN. Việc tu chỉnh mạng lưới giao thông thủy bộ vừa phục vụ đắc lực nhu cầu hành chính và quân sự, vừa thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng. Ngoài ra, dọc theo ven biển, thuyền bè có thể dễ dàng ra Nam vào Bắc, gạo Gia Định chở ra bán ở miền ngoài, hàng thủ công Bắc hà được đưa vào tận Gia Định.
J.CRAWFURD - đại diện toàn quyền Anh ở Ấn Độ đến Việt Nam năm 1822 nhận xét " Những con đường lớn và sông ngòi được đào đắp dưới triều vua Gia Long góp phần hữu hiệu vào sự phát triển công nghiệp và thương nghiệp. NHờ vậy, sự giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc được thuận lợi và thường xuyên không phụ thuộc vào gió mùa.
Giao lưu kinh tế phát triển lại có tác dụng củng cố quốc gia thống nhất. Tiếc rằng chính sách phát triển nội thương của nhà Nguyễn chưa thực sự tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa. Việc nhà nước độc quyền mua bán nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng, thu mua lâm thổ sản quý với lệ thuế phiền phức đã ảnh huởng đến hoạt động bình thường của nội thương, mặc dầu nhiều đô thị nổi tiếng một thời như Thăng Long - Kẻ Chợ, Gia Định, Thanh Hà, Hội Anh, Đà Nẵng ...vẫn là những đầu mối thương mại trong cả nước.
Theo lời của thuyền trưởng Pháp là REY mô tả Hội An năm 1819 thì nó có tầm voc tương tự như một "bazar" ở Ấn Độ, dân số lên tới 60000 người mà 1/3 là Hoa kiều. Hàng hóa vận chuyển đến đây rất thuận lợi nhờ có nhiều kênh đào.
Nhiều thị trấn, đô thị mới cũng xuất hiện rải rác ở lục tỉnh Gia Định mà theo Trịnh Hoài Đức thì "chợ phố Mĩ Tho nhà ngói cột chạm, ghe thuyền tấp nập, phồn hoa huyên náo, thực sự là một nơi đại đô hội...".
Việc nhà Nguyễn thống nhất các đơn vị đo lường và tiền tệ cũng có ý nghĩa đối với hoạt động nội thương, cách thức đo lường ở từng khu vực trong nước cũng có sự khác biệt đôi chút.
Ví dụ: Các đơn vị đo chiều dài bao gồm: TRượng, Ngũ, Thước, Tấc, Lí, Bộ.
Các đơn vị đo diện tích: Mẫu, Sào, Thước, Tấc.
KHối Lượng: Tạ, Yến, cân, Lạng
Đo dung lượng: Phương, Thùng, đấu, Bát, Hộc, Thăng.
Đợn vị đo tiền tệ: Đối với vàng bạc thì có: Nén, lạng, Tiền, Phân, Ly
Đối với đồng có: Quan, Tiền, Đồng...
Như vậy, trên đây là những nét khái quát về nội thương Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Cùng với ngoại thương, nội thương là 1 trong 2mặt cấu thành nên nền kinh tế thương nghiệp nước ta thời kì này.
Nhìn vào diện mạo đó, mọi người hãy tự tìm cho mình nhận xét chung về kinh tế thương nghiệp - một nền kinh tế mà trước đây vẫn thường được nhận xét là "trọng nông ức thương". Liệu rằng, nhà Nguyễn có thực sự "ức thương" hay không? hay là các chính sách thương nghiệp còn chưa đúng đắn, hoặc nhà Nguyễn chỉ hạn chế một phần nền kinh tế này vv..Điều có có liên quan gì đến diện mạo chung của nền kinh tế cũng như các biến động về sau của đất nước hay không?
 
M

maiphutho

Bài viết này nhằm khái lược về cách tổ chức bộ máy nhà nước thwoif Nguyễn nhất là từ thời vua Minh Mạng trở đi. Trong một chừng mực nào đó có sự phân tích nhằm làm rõ tính chất quân chủ chuyên chế điển hình của vương triều Nguyễn.
Sự thất bại của vương triều Tây Sơn và sự lên ngôi của Gia Long - Nguyễn Ánh năm 1802 đã đánh dấu sự khôi phục nền thống trị của dòng họ Nguyễn trên một quốc gia thống nhất và lãnh thổ kéo dài từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan.

Gia Long và các vị vua tiếp sau ông đều xây dựng nhà nước theo thiết chế quân chủ chuyên chế, tập trung tối đa mọi quyền lực vào trong tay nhà vua nhưng thực chất là tiếp tục thể chế quân chủ đã định hình từ thời Lê sơ đồng thời có sự thay đỏi cho phù hợp với thời thế nhất là trong thời kì có nhiều biến loạn trong nước cũng như tình hình khu vực ngày càng phức tạp.

Cũng như thời Lê, triều Nguyễn gồm có 6 bộ: Bộ Hộ (phụ trách tài chính, kho tàng, vật giá...); Bộ Lại (phụ trách vấn đề tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo chiếu chỉ của nhà vua...); Bộ Lễ (phụ trách việc thi cử, tế tự, phong thần...); Bộ Binh (phụ trách việc tuyển lính, các ngạch võ quan, điều động quân đội và an ninh xã hội..); Bộ Hình (chuyên lo việc soạn luật, thi hành hình phạt và xét duyệt tố tụng...); Bộ Công ( lo việc xây dựng cung điện, đền đài , lăng tẩm, thành lũy, đóng tàu, đắp đường sá...).

Đứng đầu mỗi Bộ là một quan Thượng thư, hai tả hữu tham tri và hai tả hữu thị lang. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn như đô sát viện, hàn lâm viện, thái ý viện, quốc tử giám, khâm thiên giám, phủ nội vụ...

Nhận thấy tình hình và đề phòng phản ứng tiêu cực của các quan lại địa phương nên lúc đầu Gia Long chưa có ý định tập trung cao độ vương quyền trong tay mình nên đã cho duy trì những khu vực hành chính lớn như Bắc Thành gồm 13 trấn, Gia Định Thành gồm 5 trấn do các tổng trấn nắm mọi quyền hành chính, tư pháp, quân sự...Miền đất còn lại từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chia làm Hữu trực kì ở phía Bắc và Tả trực kì ở phía Nam cùng với dinh Quảng Đức (kinh đô Huế) thì đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của triểu đình.

Đến khi Minh Mạng lên cầm quyền, tính chất chuyên chế phát triển cao cùng với việc hạn chế quyền hành của các cấp địa phương. Theo đó, ông cho tiến hành cuộc Cải cách Hành chính trên cả nước với rất nhiều đổi thay. Nhà nước cho đặt thêm Cơ mạt viện lấy 4 đại thần ở các bộ sung vào để cùng nhà vua bàn bạc các việc quân cơ trọng yếu. Đặt thêm phủ Tôn nhân là cơ quan quản lí công việc của hoàng tộc. Các đơn vị Bắc Thành và Gia Định thành bị bãi bỏ, cả nước chia làm 29 tỉnh đứng đầu mõi tỉnh là các Tổng đốc, dưới tổng đốc là Bố chánh, án sát. Ở phủ có tri phủ, huyện có tri huyện, châu có tri châu.

Ở khu vực thượng du, nhà nước vẫn phải dựa vào các tù trưởng nhưng thường đặt thêm viên quan của triều đình gọi là Chiêu thảo sứ, lại có thêm chức " Lưu quan" nhằm trực tiếp kiềm chế nhân dân, giảm dần quyền hạn của tù trưởng, kiểm soát chặt chẽ nguồn sản vật địa phương.

Về võ ban: trên hết có 5 phủ đô đốc, chir huy 5 quân là trung quân, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân. Đứng đầu mỗi phủ đô đốc có chức đô thống chưởng phủ sự rồi đến các chức thống chế và chưởng vệ. 5 phủ đô đốc đặt dưới quyền chỉ huy của nhà vua. Vua nắm quyền tối hậu về việc đièu động và di chuyển quân đội.

Như vậy, hệ thống chính trị của vương triều Nguyễn là một thiết chế nhà nước quân chủ nhà nước phương Đông mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua mà rõ nét nhất là từ thời vua Minh Mạng. Sử triều Nguyễn chép " Vua sáng suốt về mặt chính trị; những tờ sớ dâng lên, vua đều xem xét và trực tiếp chỉ bảo cho. Hễ có gì quan trọng tâu lên thì phần nhiều vua tự nghị soạn lấy, hoặc thảo ra rồi giao phó cho, hoặc châu phê vào. Bản châu phê bắt đầu từ đấy mới có".
 
M

maiphutho

Bài viết này nằm trong loạt bài về kinh tế Việt nam nửa đầu thế kỉ XIX thời Nguyễn. Thông qua đó để các bạn có thể hình dung về diện mạo kinh tế Việt nam thời này và trong một chừng mực nào đó là cái nhìn toàn diện hơn về xã hội Việt nam trước khi Pháp xâm lược.
Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái...
Trong các nghề thủ công lúc bấy giờ thì nghề dệt, nghề gốm và nghề làm đường là phát triển hơn cả. Năm 1843, riêng số đường nhà nước thu mua ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là 180 vạn cân và tăng lên 200 vạn cân vào năm 1848.
Nhìn chung, hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán, chịu nhiều ràng buộc về quy cách sản xuất và thể lệ đống thuế cho nên các làng thủ công và các phường thủ công chưa phát huy hết các tiềm năng và thế mạnh vốn có cua mình để có thể thúc đẩy sự phát triển cuỉa nền kinh tế hàng hoá đương thời.
Ví dụ, theo quy định cuả nhà nước, mỗi người thợ thủ công vừa phải đóng thuế đinh lại Tổ chứci nộp thuế sản phẩm. Có khi nhà nước cần loại sản phẩm nào lại cho lập hộ khai thác để đóng thuế. Ở Nghê Anh có 24 xã chuyên nộp thuế gỗ lim, mỗi người mỗi năm phải nộp một phiến gỗ lim dài 12 mét. Các phường làm giấy Yên Thái, Hồ Khẩu ở Hà Nội mỗi người mỗi năm phải nộp hơn 5000 tờ giấy, người già và người tàn tật nộp một nửa số lượng. Làng gốm Bát Tràng hàng năm mỗi người nộp 300 viên gạch vuông lớn. Làng La Khê dệt sa ở Ha Đông hàng năm cả làng nộp 600 tấn sa các màu, đến đời Thiệu Trị thì triều đình trực tiếp kiểm soát việc sản xuất ở các làng này, chuyên dệt các loại sa nộp cho nhà nước.
Tổ chức phường thủ công ở nước ta cho đến thế kỉ XIX chịu sự chi phối nặng nề kinh tế tự nhiên kiểu phương Đông, do vậy ít tính năng động. Những tục lệ phường, quan hệ gò bó giữa thợ cả và thợ bạn, giữ bí quyết làng nghề, không truyền nghề, kiểu mẫu không thay đổi...đã cản trở không ít sự phát huy sáng tạo, cải tiến kĩ thuật của người thợ thủ công.
Triều đình còn quy định sự phân biệt những đồ dùng và cách làm nhà cửa của vua quan và của dân. Dân thường không được dùng theo quy cách nhà quan, không được làm nhà kiểu chữ công, chữ môn, không được trạm trổ kiểu long, li, quy, phượng, không được dùng các loại gỗ lim, trai và các loại gỗ quý khác.
Tuy nhiên, ở các đô thì thì theo quy định của triều đính, các đô thi cũng có một số cơ sở thủ công nghiệp có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm do đòi hỏi của thị trường, đã thuê mướn thêm nhiều nhân công, vượt ra ngoài khuôn khổ của nghề thủ công gia đình hay các phường thủ công cổ truyền.
Nhằm đảm bảo việc thu thuế hoặc cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, nhà Nguyễn đã định rõ quy chế thành lập một số phường thủ công gọi là "ty" hay "cục" có nhiệm vụ sản xuất những vật phẩm cần thiết do nhà nước giao đặt. Mỗi cục có cục trưởng đại diện, làm trung gian giữa cục thợ và chính quyền, thu thuế, nhận đơn đặt hàng của nhà nước. Ở các tỉnh lớn thì đặt thêm một chức quan võ hàm bát phẩm gọi là "chư cục trưởng" hay "chính ty sứ" nhằm quản lí các cục thủ công trong tỉnh, trực tiếp đặt hàng của nhà nước cho các cục trưởng.
 
Top Bottom