Sinh 12 ôn tập

tranphuongdinh080@gmail.com

Học sinh
Thành viên
17 Tháng mười 2021
123
94
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 12: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa đỏ ở F2 là
A. 4/9. B. 2/9. C. 1/9. D. 8/9.
Câu 13: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể dị hợp về 1 cặp gen thu được ở F1 là
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 3/8.
Câu 14: Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là: A. 9/16 B. 6/16 C. 6/16 D. 3/16
Câu 15: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 16: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 17: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 6 B. 4 C. 10 D. 9
Câu 18: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. ¼
Câu 19: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 1/8. B. 3/16. C. 1/3. D. 2/3.
Câu 20: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.
C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.
Câu 21: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen. C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen.
Câu 22: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).
C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).
Câu 23: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là
A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.
Câu 24: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
A. AAbb x aaBb B. Aabb x aaBb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aaBB
Câu 25: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb
Câu 26: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
Câu 27: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ:A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16
Câu 28: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F1 là: A. 3/8 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/8
Câu 29: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất.
D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.
Câu 30: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau: A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen
C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen
 
  • Like
Reactions: Haanh250123

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Chúc chị buổi sáng khỏe mạnh:>>

Từ câu 14- 21 và câu 23, 28, 30 chị có thể dựa vào phần lí thuyết này để giải vì nó khá đơn giản thôi ạ. Có gì thì chị có thể đăng đáp án lên đây em check giúp^^

Câu 22:
Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Ta có F1 3:1= (3:1). 100%
+ Xét (3:1)-> P dị hợp Aa x Aa
+ Xét 100% lặn-> P bb xbb

A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).
C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).
Câu 24: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
Ta có F1 1:1= (1:1). 100%
+ Xét (1:1)-> P Aa x aa (lai phân tích)
+ Xét 100% trội-> 1 trong 2 P là BB

A. AAbb x aaBb B. Aabb x aaBb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aaBB
Câu 25: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB (Ta thấy P bb x BB chỉ cho F1 Bb mà không có bb) C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb
Câu 26: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
(Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do-> các loại giao tử khác nguồn-> tổ hợp gen khác nhau-> biến dị tổ hợp)
Câu 27: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ [tex]\frac{1}{2}[/tex]. [tex]\frac{1}{2}[/tex]. 1. [tex]\frac{1}{2}[/tex]= :A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16
Câu 29: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?
A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất. (= tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó)
D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.

Còn khúc mắc thì chị cứ trao đổi ạ.
Chúc chị học tốt~
 
Top Bottom